Rau củ màu vàng chẳng hạn như bí ngô, đậu, cà rốt chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cá và chất xơ đều giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.
Chế độ ăn uống đóng một vai trò quan trọng trong các triệu chứng viêm – và là phương thức bổ dưỡng để chống lại nó.
Những chế độ ăn kiêng hiện nay đã được chứng minh là làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể chúng ta, điều này tạo tiền đề cho các bệnh lý tim mạch và đột quỵ sau này. Tuy nhiên, cũng có những chế độ ăn giúp tiết kiệm thời gian trong ngày, bao gồm những chế độ ăn giàu rau quả có màu vàng, rượu vang đỏ và cà phê, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2020.
Chứng viêm mãn tính đã được chứng minh là có vai trò trong sự tiến triển của bệnh tim mạch và đột quỵ cũng như kháng insulin và bệnh tiểu đường Loại 2. Không giống chứng viêm cấp tính giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và giúp tăng tốc độ chữa bệnh, viêm mãn tính kích hoạt hệ thống miễn dịch bơm các tế bào bạch cầu và hóa chất trung gian vào máu khiến cơ thể biết rằng nó đang bị tấn công.
Viêm có thể là phản ứng đối với tình trạng căng thẳng, ô nhiễm và phơi nhiễm với các môi trường khác, thậm chí tích tụ chất béo hoặc tình trạng xơ vữa động mạch, dẫn đến hình thành các cục máu đông nội mạch có hại.
Chế độ ăn uống có khả năng gây viêm
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi nam giới và phụ nữ từ Nghiên cứu Sức khỏe của Y tá phần I và II, bắt đầu từ năm 1986 với thời gian theo dõi lên đến 32 năm. Hơn 210.000 người tham gia được đưa vào phân tích sau khi loại trừ những người tham gia thiếu thông tin về chế độ ăn uống hoặc những những người trước đây đã được chẩn đoán mắc bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc ung thư.
Các đối tượng nghiên cứu hoàn thành bảng câu hỏi về tần suất sử dụng thực phẩm mỗi bốn năm một lần và nhóm nghiên cứu đã đánh giá khả năng gây viêm của chế độ ăn uống thông qua thang điểm mô hình gây viêm dựa trên thực phẩm (EDIP), được xác định trước dựa theo mức độ của ba dấu ấn sinh học gây viêm toàn thân. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy 15.837 trường hợp mắc bệnh tim mạch, bao gồm 9.794 trường hợp bệnh mạch vành và 6.174 trường hợp đột quỵ.
Sử dụng một chỉ số chế độ ăn theo kinh nghiệm dựa trên thực phẩm, nghiên cứu kết luận rằng các chế độ ăn uống có điểm số gây viêm cao hơn có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Tiến sĩ Jun Li, tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khoa học nghiên cứu dinh dưỡng tại trường đại học Sức khỏe công cộng Harvard T.H Chan cho biết trong một bản tin: “Nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu đầu tiên liên kết chỉ số viêm trong chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm với nguy cơ mắc bệnh tim mạch lâu dài.”
Chỉ số đánh giá chế độ ăn uống gây viêm dựa trên 18 nhóm thực phẩm được xác định trước cho thấy mối liên hệ lớn nhất với các dấu hiệu viêm. Nó cho thấy rằng những người tham gia sử dụng chế độ ăn gây viêm có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn 46% cũng như nguy cơ đột quỵ cao hơn 28%, so với những người tiêu thụ chế độ ăn uống kháng viêm.
Người chiến thắng, người thua cuộc trong công cuộc chống viêm
Một số loại thực phẩm đóng vai trò chính trong chỉ số chế độ ăn uống gây viêm. Các nhà nghiên cứu đề nghị hạn chế ăn những loại thực phẩm này, bao gồm đường, các loại hạt, đồ chiên, nước soda, thịt đỏ và nội tạng đã qua chế biến.
Mặt khác, họ khuyến nghị nên tiêu thụ thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và chất xơ cao, có khả năng kháng viêm. Chúng bao gồm những loại sau:
· Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bắp cải và xà lách arugula
· Các loại rau củ màu vàng như bí đỏ, ớt chuông vàng, đậu và cà rốt
· Các loại ngũ cốc nguyên hạt
· Cà phê, trà và rượu
Bằng chứng bổ sung từ các nghiên cứu đoàn hệ của Hoa Kỳ và Châu Âu và các phân tích tổng hợp chỉ ra rằng việc ăn nhiều thịt đỏ trong thời gian dài, đặc biệt là thịt đã qua chế biến, có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong, bệnh tim mạch, ung thư đại trực tràng và bệnh tiểu đường loại 2. Nguy cơ này gặp ở cả nam và nữ.
Các loại thực phẩm khác có tác dụng kháng viêm cũng có thể hữu ích để chống lại bệnh tim mạch. Điều này bao gồm dầu cá, có lợi trong việc chống lại bệnh suy tim mãn tính. Tác dụng kháng viêm cũng có thể là yếu tố chính trong việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính do liên quan đến việc hấp thụ nhiều anthocyanins và flavonoids, các chất dinh dưỡng được tìm thấy rất nhiều trong trái cây và rau.
Bên cạnh đó, chiết xuất tỏi cũng có thể có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính liên quan đến chứng viêm mức độ nhẹ ở người lớn mắc bệnh béo phì. Ngoài ra sử dụng sữa chua trong 12 tuần với một chủng lợi khuẩn nhất định (OLL2712) được phát hiện có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm mãn tính trầm trọng hơn và kháng insulin ở người lớn tiền đái tháo đường.
Thực phẩm này làm được nhiều điều hơn là tăng thêm hương vị cho bữa ăn của bạn.
Tìm hiểu thêm về chứng viêm và mối liên hệ của nó với các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch và đột quỵ thông qua gần 3.000 bản tóm tắt y tế trên cơ sở dữ liệu GreenMedInfo.com.
Nhóm Nghiên cứu GMI dành riêng để điều tra các vấn đề sức khỏe và môi trường quan trọng nhất trong ngày. Đặc biệt chú trọng đến sức khỏe môi trường. Nghiên cứu chuyên sâu và tập trung của chúng tôi sẽ khám phá các cách mà tình trạng cơ thể người hiện tại phản ánh trực tiếp trạng thái thực của môi trường xung quanh. Tác phẩm này được chép lại và phân phối với sự cho phép của GreenMedInfo LLC.
GreenMedInfo _ Thu Ngân
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.