Friday, February 28, 2025

Việt Nam 'sẽ tiếp nhận người bị Mỹ trục xuất'?

 BMBM

Ông Phạm Chí Cường và ông Bùi Thanh Hưng, bị Mỹ trục xuất cuối năm 2017, nay không nhà, không việc làm, không người thân ở Việt Nam. Họ đang trao đổi với luật sư Tín Nguyễn ngày 19/4 tại TP_HCM


Việt Nam đã cam kết hỗ trợ việc hồi hương của hàng chục công dân bị giam giữ tại Hoa Kỳ và nhanh chóng xử lý các yêu cầu trục xuất mới sau khi chính quyền ông Trump đe dọa áp thuế thương mại và trừng phạt thị thực, một luật sư nói với Reuters.


Động thái này là một trong hàng loạt các nhượng bộ mà Việt Nam đang cân nhắc để tránh các khoản thuế có thể làm tê liệt nền kinh tế vốn phụ thuộc lớn nhất vào xuất khẩu sang Hoa Kỳ.


BM

Việt Nam đã đồng ý phản hồi các yêu cầu trục xuất của Hoa Kỳ trong vòng 30 ngày, "nhanh hơn nhiều so với trước đây", một luật sư di trú tại Hoa Kỳ, ông Nguyễn Thành Tín, cho biết.


Luật sư Tín nói rằng thông tin mà ông có được từ một quan chức Việt Nam là Hà Nội đã đồng ý, trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Trump, sẽ cấp giấy tờ thông hành cho 30 công dân Việt Nam bị giam giữ, mở đường cho việc trục xuất họ.


Ông cho biết điều đó là bất thường vì Việt Nam "trước đây thường từ chối cấp giấy tờ và kéo dài quá trình này," qua đó ngăn chặn hiệu quả nhiều vụ trục xuất.


unnamed (2).gif

Khi được hỏi về Việt Nam, Brian Hughes, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, nói: "Chúng tôi mong đợi tất cả các quốc gia nhận lại công dân của mình hiện đang ở Mỹ bất hợp pháp, nếu không sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt như hạn chế thị thực hoặc áp thuế."


Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi đầu tháng Hai đã nói rằng Việt Nam sẽ "tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ về việc hồi hương công dân theo các thỏa thuận đã ký".


Rủi ro thương mại


BM
Trong tháng đầu tiên của chính quyền Trump lần thứ hai, 37.660 người đã bị trục xuất, chủ yếu là đến các nước Mỹ Latinh.


Không rõ có bao nhiêu người Việt Nam đã bị trục xuất nhưng một số người đã bị đưa đến Panama.


Tuần trước, tổng cộng có 9 người Việt Nam trong số 299 người từ nhiều nước bị chính quyền Trump trục xuất khỏi Mỹ và đưa lên một chiếc máy bay bay tới Panama - nước đóng vai trò trung gian cho những người bị trục xuất.


Một số người trong nhóm bị trục xuất nói trên đã xuất hiện sau các cửa sổ một khách sạn ở Panama, giơ lên các mảnh giấy viết tay, kêu gọi cứu giúp.


Một quan chức Việt Nam nói với luật sư Tín rằng Việt Nam đã thay đổi chiến thuật sau khi chính quyền Hoa Kỳ đe dọa áp thuế thương mại và lệnh trừng phạt thị thực không xác định nếu Hà Nội không tiếp nhận lại những người di cư bất hợp pháp.


BM

Cho đến nay, ông Trump vẫn chưa nêu đích danh Việt Nam trong loạt thông báo về thuế quan của mình, nhưng các trợ lý của ông đã đánh tiếng về điều này và Việt Nam được coi là có nguy cơ bị áp thuế vì thặng dư thương mại lớn và dựng nhiều rào cản thương mại.


Việt Nam cũng sẽ phải chịu rủi ro cao trước các mức thuế toàn cầu đối với chất bán dẫn, vì là quốc gia này là một trong những nước xuất khẩu chip hàng đầu sang Hoa Kỳ.


Tương lai nào ở Việt Nam cho người bị trục xuất?


BM
Trong nhiều năm qua, luật sư Nguyễn Thành Tín đã trợ giúp pháp lý cho những người Việt đã bị trục xuất hoặc có nguy cơ bị trục xuất khỏi Mỹ.


Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2018, ông nói rằng đã có khoảng 8.600 người gốc Việt đã có lệnh trục xuất, chủ yếu là những người di cư trước năm 1995, sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.


Với những thay đổi trong chính sách nhập cư của ông Trump, họ có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào nếu Việt Nam đồng ý tiếp nhận.


Theo luật sư Tín Nguyễn, trong số những người bị trục xuất không ít người từng phạm các trọng tội như buôn bán ma túy, cần sa.


"Ngoài ra, phần đông trong số họ chỉ có thẻ xanh, không phải là công dân Mỹ. Nguyên nhân là do trước đây họ chủ quan, không đăng ký nhập quốc tịch vì nghĩ rằng sinh sống hợp pháp và có công việc ở Mỹ là đủ. Tuy nhiên nay dưới thời ông Trump, mọi chính sách đều thay đổi," luật sư Tín Nguyễn nói.


BM

Đầu năm 2008, sau gần 10 năm thương thảo, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Biên bản Ghi nhớ (Memorandum of Understanding) đồng ý trao trả người Việt về lại Việt Nam.


Theo thỏa thuận này, Việt Nam chỉ đồng ý nhận lại người Việt đã vào Mỹ sau ngày 12/7/1995, là ngày Hoa Kỳ và Việt Nam chính thức nối lại bang giao. Người Việt đến Mỹ trước thời hạn đó không nằm trong diện bị trao trả.


Trong suốt một thập niên qua, có rất ít người Việt bị Mỹ trục xuất đã được Việt Nam tiếp nhận.


Cuộc sống của những người Mỹ gốc Việt bị trục xuất và đã được Việt Nam tiếp nhận rất khó khăn.


Ông Phạm Chí Cường, một trong ba người Việt bị Mỹ trục xuất cuối năm 2017, nói với Reuters rằng ông không thể xin được việc, không có nhà và không có tiền khi quay về sống ở Việt Nam.


Cùng đợt trở về cuối năm ngoái với ông Cường còn có hai người khác là ông Bùi Thanh Hưng và ông Nguyễn.


Ông Nguyễn nói với Reuters hôm 20/4 rằng công an địa phương hỏi ông rằng có phải ông làm việc cho CIA không.


Còn ông Bùi Thanh Hưng thì nói ông phải sống nhờ nhà người quen.


unnamed (1).gif
Chiến tranh thương mại: Quá khứ và hiện tại
Chấm dứt thỏa thuận dầu mỏ của Chevron tại Venezuela
Những nước nào thiệt thòi nhất khi Mỹ ngừng viện trợ?
Nạn nhân được giải cứu khỏi ổ lừa đảo ở Myanmar
Hải quân: "không suy giảm và không bị gián đoạn"
Cuộc chiến chống lại sự thức tỉnh
Bùng phát dịch bệnh sởi
Thỏa thuận về tài nguyên khoáng sản của Ukraine
Hôn nhân đồng giới: 'Chắc chắn là không'
Nhân viên NSA: 'vi phạm lòng tin nghiêm trọng'
Zelenskyy giữa Nga, Mỹ và Âu châu
Moscow ‘yếu đuối’ nên đàm phán khi bị dồn vào chân tường
Trung cộng tập trận bắn đạn thật ở Vịnh Bắc Bộ
Lời hứa 'khoan dầu' tác động tới Việt Nam và các nước khác ra sao?
Bông Hồng Cô Đơn
Đức Giáo hoàng Francis vẫn trong tình trạng nguy kịch
Các nhà hoạt động chống ICE phá hoại hoạt động của LA
Lý do Trump muốn khoáng sản của Ukraine
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn…
Hegseth bênh vực Trump trong việc sa thải các lãnh đạo Lầu Năm Góc

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.