Wednesday, August 31, 2011

Chú TT Obama bị bắt vì say rượu lái xe

image
Onyango Obama, 67 tuổi

FRAMINGHAM (AP) - Chú của Tổng Thống Barack Obama bị chận lại vì tình nghi say rượu lái xe, và nói với cảnh sát ở Massachusetts rằng ông dự tính để Tòa Bạch Ốc lo chuyện tiền tại ngoại, ngược lại ông bị giới chức di trú liên bang ra lệnh giam mà không được đóng tiền bail.


image
Hình hồ sơ cảnh sát cho thấy ông Onyango Obama sau khi bị bắt về tội say rượu lái xe. (Nguồn: AP/Framingham Police Department)

Onyango Obama, 67 tuổi, từ Kenya sang Mỹ và là anh em cùng cha khác mẹ với ông bố của Tổng Thống Obama. Ông này bị bắt hồi tuần trước ở Framingham, cách Boston 20 dặm về hướng Tây, sau khi ông không dừng hẳn ở một bảng STOP và suýt làm một xe khác đụng phải. 
Sau khi bị đưa về trạm cảnh sát, ông Obama được hỏi liệu có muốn gọi điện thoại để dàn xếp về tiền thế chân không, thì ông trả lời “Tôi sẽ gọi cho Tòa Bạch Ốc,” theo báo cáo của cảnh sát nộp tại tòa án Framingham District Court.


image

Ông Onyango không nhận tội hôm Thứ Sáu và đang bị giữ mà không được đóng tiền tại ngoại, dựa theo giấy tống giam của cơ quan di trú và quan thuế Hoa Kỳ, ICE. Theo một tài liệu tòa án, ICE nêu rằng ông Onyango Obama đã có án lệnh trục xuất từ trước.
Tình trạng di trú của ông này chưa được kiểm chứng, tuy nhiên lệnh như thế thường áp dụng đối với người sống ở Mỹ bất hợp pháp. Cả ICE lẫn Tòa Bạch Ốc đều từ chối bình luận về vụ này.
Trong tháng này, chính phủ Obama công bố quyết định cho phép nhiều di dân bất hợp pháp đang chờ bị trục xuất, được có cơ hội ở lại và nộp đơn xin phép đi làm; trong khi chính phủ chỉ nhắm đến việc đuổi về nước những thành phần tội phạm đã bị kết án, cùng những người có thể gây nguy hại đến an ninh quốc gia hoặc đe dọa an toàn cho công chúng. (TP)


Obama's Uncle Charged With Drunken Driving, Held by Immigration Officials

image
This Aug. 24, 2011 black-and-white book ing photo provided Monday, Aug. 29, 2011 by the Framingham Police Department shows Onyango Obama, arrested in Framingham, Mass., for several infractions, including operating a motor vehicle under the influence of alcohol. He is the uncle of President Barack Obama.

FRAMINGHAM, Mass.  President Obama's uncle -- arrested on suspicion of drunken driving and held without bail on an immigration detainer, reportedly has had a Social Security card for the last 19 years.
The Boston Herald reported Tuesday that Oyango Obama, whose sister Zeituni Oyango was also held last year for being illegal in the United States, is being represented by the same lawyer who won Zeituni Oyango's asylum.
A spokesman for Cleveland immigration attorney Margaret Wong told the Herald that he "wouldn't know how" Onyango obtained a Social Security number.
Onyango Obama was arrested last week in Framingham, about 20 miles west of Boston, after police said he made a rolling stop through a stop sign and nearly caused a cruiser to strike his sport utility vehicle.
Police said that after being booked at the police station, Obama was asked whether he wanted to make a telephone call to arrange for bail.
"I think I will call the White House," he stated, according to a police report filed in Framingham District Court.
Police said Obama, who's originally from Kenya and is the half-brother of the president's late father, pleaded not guilty Friday and was being held without bail on a detainer from U.S. Immigration and Customs Enforcement. In a court document, ICE said he had an earlier deportation or removal order.
An immigration detainer, used by ICE to identify people in jail or prison who could be deported, is a request to another law enforcement agency to notify ICE before releasing the person from custody so ICE can arrange to take over custody.
A spokesman for ICE declined to comment on Obama's immigration case, and the White House had no comment.
The president refers in his memoir "Dreams from My Father," about retracing his roots and his 1988 trip to Kenya, to an Uncle Omar, who matches Obama's background and has the same date of birth.
Obama, 67, was charged with operating under the influence of alcohol, negligent operation of a motor vehicle and failure to yield the right of way.
Zeituni Oyango came to the U.S. from Kenya in 2000 and was denied asylum by an immigration judge in 2004. She stayed in the country illegally and was granted asylum last year by a judge who found she could be a target in Kenya not only for those who oppose the U.S. and the president but also for members of the Kenyan government.
Reached at her apartment in a South Boston public housing complex, Zeituni Onyango hung up on a Boston Herald reporter on Monday after saying: "Why don't you go to
1600 Pennsylvania Ave.
in Washington, D.C., and ask your president? Not me."
The president's administration announced this month that it would allow many illegal immigrants facing deportation the chance to stay in the U.S. and apply for work permits and would focus on removing convicted criminals and people who might be national security or public safety threats.


The Associated Press contributed to this report.

Trẻ bị bỏ rơi về VN trong vai Trung tá Mỹ

image

Trung tá Kimberly Mitchell vừa có chuyến thăm một tuần tới Việt Nam

image
Cô Kimberly Mitchell vừa có chuyến về thăm lại quê hương trong vai Trung tá Hải quân Hoa Kỳ, gần 40 năm sau khi được một trung sĩ kỹ thuật thuộc Không lực Hoa Kỳ và vợ ông nhận làm con nuôi hồi năm 1972.
Đại sứ quán Hoa Kỳ nói cô từng được biết đến như em bé số 899, một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi tại trại trẻ mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng.

Trung tá Mitchell, hiện là Phó Giám đốc Văn phòng Trợ giúp Quân nhân và Thân nhân tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, được dẫn lời nói với các quan chức tại cuộc gặp ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội:
"Tôi muốn cố gắng kết nối lại với quá khứ còn chưa biết của mình."
"Tôi đã nói về việc quay trở lại đây từ nhiều năm, nhưng việc đó giống như một quả bóng bầu dục mà tôi cứ đá giật lùi trong sân."

Thông báo từ Đại sứ quán Hoa Kỳ nói ngoài Hà Nội, Trung tá Mitchell đã tới thăm thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong một tuần ở Việt Nam.
Chuyến thăm trại trẻ mồ côi Thánh Tâm (hiện là một tu viện) được coi là "phần xúc động nhất trong chuyến thăm quê hương".
Tại tu viện, cô Mitchell đã gặp sơ Mary, người làm việc cho trại trẻ mồ côi Thánh Tâm vào thời điểm em bé số 899 được nhận nuôi.
Trung tá Mitchell được dẫn lời nói: "Sơ Mary đã cho tôi biết về cái tên họ đặt cho tôi, Trần Thị Ngọc Bích, và nó có nghĩa là một viên ngọc quý."
"Đây là chuyến thăm của một đời người. Tôi chắc chắn sẽ không chờ đợi 40 năm nữa để quay trở lại."

'Đấy là đâu?'

Cây viết Richard Curry của Hội Cựu Chiến binh Hoa Kỳ nói không ai biết về cha mẹ cô bé bị bỏ rơi nhưng người ta cho rằng cô là con của một người Mỹ và một phụ nữ Việt Nam.
Cô Mitchell phát biểu tại New York hồi tháng Ba năm nay trong lễ ghi nhớ Ngày Cựu binh Việt Nam mà cô là khách mời:

"Cái may đầu tiên của tôi là được tìm thấy và mang tới trại trẻ mồ côi."
Kimberly Mitchell

"Cái may thứ hai là khi trung sĩ kỹ thuật Không quân có tên James Mitchell bước vào trại trẻ mồ côi và nói với các sơ rằng ông và vợ muốn nhận một trong các em bé làm con nuôi."
Vị Trung tá cũng nói nhận trẻ lai làm con nuôi vào thời điểm đó không phải là điều phổ biến. Cha nuôi của cô, Trung sĩ Mitchell ra khỏi lực lược không quân và trở lại Hoa Kỳ hồi năm 1972.
Ông quyết tâm mang con gái nuôi đi cùng, theo lời kể của cô Mitchell:
"Có một số thủ tục giấy tờ cần làm. Cũng mất một thời gian nhưng khi Bố rời Việt Nam hồi tháng Sáu năm 1972, tôi đi cùng ông. Khi đó tôi sáu tháng tuổi."
Kimberly Mitchell nói cô lớn lên tại một trang trại ở Solon Springs tại bang Wisconsin, Hoa Kỳ.

Cô nói với nhà báo Richard Currey: "Đó là cuộc sống thường thấy ở các thị trấn nhỏ của Hoa Kỳ. Tôi chơi và rồi làm việc trong trang trại. Chúng tôi nuôi bò và làm phó mát.
"Tôi đi học, chơi thể thao và vào hội thanh niên. Nếu có ai nói gì về Việt Nam tôi hay nghĩ 'Đấy là đâu nhỉ'"

'Từng ngày một'

Trung tá Kimberly cũng kể với phóng viên của Hội Cựu Chiến binh về lý do cô vào Hải quân cho dù cha của cô muốn cô vào Không quân Hoa Kỳ từ khi cô mới học lớp ba.
Vài năm sau cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh cấp ba xuất sắc.

image

Cô Mitchell nói khi còn là học sinh cô chịu ảnh hưởng của những hình ảnh đẹp đẽ về hải quân mà người ta gửi tới nhà.
Cô nói: "Tôi tới hơi muộn một chút và mọi người đề nghị tôi giới thiệu về bản thân với người nói chuyện."
Người nói chuyện đó chính là Đề Đốc Hải quân Ray Winkel, người sau đó vận động cô vào Học viện Hải quân và gửi cho cô một số tài liệu giới thiệu về học viện ngay cả khi cô đã kể cho ông về truyền thống Không quân trong gia đình.
"Tôi nghĩ Học viện Hải quân marketing tốt hơn. Những quyển giới thiệu họ gửi tới được tin bằng màu. Các sinh viên tươi cười. Họ đang ở trên tàu và trên đầu họ là bầu trời xanh đẹp đẽ. Và có cả phụ nữ trong các ảnh đó."

image
LCDR Kim Mitchell (left) and MAJ Ed Kennedy (right) accept a giclee of the painting "Wounded Warrior" from Academy President, Dr. Thomas P. Rosandich, during their visit on 2 September. The original five foot by seven foot painting, by 2002 Sport Artist of the Year Mina Papatheodorou-Valyraki, was later presented to the guests who will display it at the Pentagon.


Nhà báo Richard Currey nói từ đó cô đã quyết định sẽ học lên Học viện Hải quân và đăng ký vào trường dự bị cho học viện này hồi năm 1990, nhưng đã phải nghỉ học một năm để trông nom gia đình sau khi bố cô bị tai nạn ở trang trại và qua đời hồi mùa hè năm 1991.
Sau đó cô trở lại học và tốt nghiệp ngành Cơ khí Hàng hải vào năm 1996.
Khi được hỏi Hải quân có phải là cuộc sống của cô không, cô nói: "Tôi trải nghiệm từng ngày một thôi. Rồi xem mọi chuyện sẽ đi tới đâu."


Những Mảnh Đời Bất Hạnh

image

Trí thức hải ngoại kiến nghị với chính phủ

image

VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC

Kính gửi:

Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam

Thưa quý vị,

Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài, gửi đến quý vị lá thư ngỏ này để phát biểu những suy nghĩ thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay.

Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ bản “Tuyên cáo” ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi đồng thời hưởng ứng bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.

Cả hai bản Tuyên cáo và Kiến nghị đại diện những tiếng nói can đảm, trung thực của giới trí thức yêu nước mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, trực tiếp hay gián tiếp, trong nhiều năm qua. Dù xa quê hương đã lâu, dù còn mang quốc tịch Việt Nam hay đã trở thành công dân nước ngoài, chúng tôi vẫn luôn quan tâm đến các khó khăn và thuận lợi của đất nước. Do đó chúng tôi ủng hộ những ý kiến chính đáng của nhân sĩ, trí thức trong nước và chỉ trình bày ngắn gọn một số nhận định bổ túc sau đây.

Hiểm hoạ ngoại bang

Sau chiến tranh biên giới cực Bắc năm 1979, nguồn tư liệu do Nhà nước bạch hoá về quan hệ Việt-Trung cho thấy mối quan hệ giữa hai nước không tốt đẹp như nhiều người lầm tưởng. Do hơn 30% dân số Việt Nam hiện sử dụng internet, thông tin ngày nay không còn là độc quyền của riêng ai. Kết hợp các nguồn tư liệu khác nhau cũng cho thấy rằng đối với Trung Quốc, “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính” (“Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”, nxb Sự thật, 1979, trang 8).

Quan điểm trên được thể hiện rõ nét qua một chiến lược nhất quán của Trung Quốc trong gần 60 năm nay tuy chiến thuật tùy lúc, tùy thời có khác nhau: phản bội Việt Nam ở Hội nghị Geneva năm 1954, ngăn cản Việt Nam thương lượng với Mỹ năm 1968, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động chiến tranh biên giới năm 1979, dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988; và sau khi quan hệ giữa hai nước đã bình thường hoá năm 1991, từng bước lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên, thực hiện mưu đồ đồng hoá, xâm phạm chủ quyền và đối xử tàn bạo đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.

Sức mạnh dân tộc

Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm, phần lớn là từ phương Bắc, trong nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với non 20 triệu héc-ta rừng, và hơn 3.200km đường biển. Trong dân số gần 90 triệu, hơn 3 triệu người có trình độ đại học trở lên. Do biến chuyển thời cuộc, hiện có hơn 3 triệu người gốc Việt sinh sống tại nước ngoài, trong đó có hơn 300.000 người có trình độ đại học trở lên và nhiều người là chuyên gia, giáo sư ở những công ty, trường đại học hàng đầu của thế giới.

Vị thế chính quyền

Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam. Nhưng trong thời gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.

Những việc cần làm

Khác với các cuộc xâm lăng trong quá khứ, Trung Quốc trong thế kỷ XXI có nhiều lý do cần thiết hơn và nhiều điều kiện thuận lợi hơn để “khuất phục và thôn tính” Việt Nam mà không cần sử dụng vũ khí hay tổn thất nhân mạng. Mặc dù yếu kém hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Việt Nam có một lợi thế lớn chưa từng có trong lịch sử: không một nước tự do, dân chủ nào muốn thấy một nước độc tài chuyên chế như Trung Quốc xâm phạm quyền lợi hay quyền tự quyết của một nước khác, đe dọa tình trạng ổn định trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, cũng sẽ không có quốc gia hay liên minh nào có thể hỗ trợ Việt Nam nếu, trước hết, chính phủ Việt Nam không chứng tỏ là có ý chí và khả năng bảo vệ dân tộc và đất nước của mình.

Một lần nữa, chúng tôi khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ các ý kiến chính đáng vừa qua của nhân sĩ, trí thức trong nước. Chúng tôi hi vọng quý vị lãnh đạo tiếp thu đóng góp quan trọng ấy và sớm thiết lập một lộ trình cải cách cụ thể để được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Chúng tôi đề nghị những điểm chính dưới đây cần được chú trọng khi quyết định lộ trình:

1- Đối với Trung Quốc: Cần xác định công khai và rõ ràng lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa-Biển Đông: mọi tranh chấp phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần xét lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung và chỉnh sửa những quyết định sai lầm trước đây khiến Việt Nam mất cân bằng, lệ thuộc vào mối quan hệ này trên các lãnh vực khác nhau. Cần nhấn mạnh truyền thống hiếu hòa của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là trí thức tiến bộ, để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc cùng tranh đấu cho công bằng và quan hệ bình đẳng giữa hai nước.

2- Đối với ASEAN và các nước khác: Cần tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với thành viên ASEAN cũng như những nước then chốt khác. Cần đồng thuận trong việc bác bỏ đòi hỏi trên 80% chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc và trong lập trường đàm phán đa phương với Trung Quốc về Trường Sa. Cần tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN và quốc tế cho một giải pháp về Hoàng Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN trong việc đổi tên Biển Đông thành Biển Đông Nam Á để góp phần vô hiệu hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, và để tránh ngộ nhận về các tên gọi khác nhau cho một vùng biển chung.

3. Đối với nhân dân trong nước: Cần sửa đổi Hiến pháp để đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá với ba cơ chế hoàn toàn độc lập: Quốc hội và cơ chế đại diện ở cấp thấp hơn, cơ chế toà án và cơ chế chính quyền. Cần thực hiện tự do bầu cử và ứng cử. Cần tôn trọng các quyền tự do công dân quy định bởi Hiến pháp Việt Nam và những công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cụ thể như quyền tự do biểu tình và tự do phát biểu nhằm phản đối hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông. Cần trả lại tự do cho những công dân bị giam giữ vì tranh đấu ôn hòa cho tự do, dân chủ, cho chủ quyền quốc gia, để đoàn kết toàn dân. Cần cải tổ hệ thống luật pháp, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, v.v. để đẩy lùi tham nhũng, giảm thiểu bất công, gia tăng năng lực, bảo vệ tài nguyên. Cần tham khảo với những nhóm nghiên cứu độc lập (như Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã phải tự giải thể năm 2009) trong quá trình hình thành các chính sách có tầm vóc quốc gia và quốc tế.

4. Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Cần tạo bước đột phá để cải thiện sự hợp tác của cộng đồng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Cần cho tái thiết Nghĩa trang Biên Hoà vô điều kiện, giúp đỡ chương trình tìm kiếm hài cốt những người đã bỏ mình trong trại tù cải tạo, không can thiệp vào việc xây dựng bia tưởng niệm thuyền nhân ở các nước Đông Nam Á. Đây là bước cần thiết bắt đầu một quá trình nghiêm túc thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc.
Mặc dù chính quyền kêu gọi trong nhiều năm, sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước “chuyển giao công nghệ” chỉ trong vòng 500 lượt người trên con số hơn 300.000 trí thức.
Có hai nguyên nhân chính: (1) cơ chế chính quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do chính Nhà nước đề ra;  (2) sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn có điều kiện nghiên cứu và vận động tìm kiếm những giải pháp thuận lợi cho Việt Nam, như tranh thủ sự ủng hộ của các chính phủ và dư luận quốc tế cho quan điểm của Việt Nam. Thực tế là một số chuyên gia trong và ngoài nước từng hợp tác với nhau trong các hoạt động theo chiều hướng này và công cuộc vận động đã đạt được một số kết quả tích cực về vấn đề Biển Đông và sông Mekong.
Trước chiến lược trước sau như một của Trung Quốc đối với Việt Nam và trước tham vọng bành trướng, bá quyền ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, đất nước và nhân dân đòi hỏi quý vị phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy cho Việt Nam. Chúng tôi mong quý vị dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, nhằm đưa Việt Nam lên vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới.

Trân trọng kính chào,
Ngày 21 tháng 8 năm 2011

Đồng ký tên:

image
image
image
image
image
image
image


Ý kiến về Thư Ngỏ của 36 nhà trí thức hải ngoại
Trần Bình Nam

Bức thư ngỏ của 36 nhà trí thức Việt Nam sống tại hải ngoại gởi nhà cầm quyền Hà Nội hôm 21 tháng 8 liên quan đến nguy cơ của đất nước đã tạo được sự chú ý của dư luận.
Nhưng đồng thời cũng bị một số nhà trí thức khác phê bình một cách nghiêm khắc. Đa số nặng lời với người chủ trương là giáo sư Lê Xuân Khoa và một số người khác nhắm vào giáo sư Vũ Quốc Thúc chỉ trích ông sao lại ký tên trong Thư Ngỏ.
Lập luận chỉ trích chung chung cho rằng khi gởi Thư Ngỏ cho chính quyền Hà Nội, 36 nhà trí thức ký tên:
(1) đã chấp nhận tính chính danh của các người cầm quyền tại Hà Nội.
(2) và chính quyền Hà Nội sẽ không thèm đếm xỉa đến ý kiến của chúng ta nên gởi thư cho họ là một hành động ngây thơ.
Tranh luận và bày tỏ khác biệt ý kiến là một sinh hoạt dân chủ. Rất tiếc có nhiều nhà trí thức đã bày tỏ ý kiến với 36 vị ký tên bằng một số lời lẽ nặng nề một cách không được trí thức lắm. Đặc biệt tôi thấy một thư thật dài của một cựu quân nhân phê bình giáo sư Vũ Quốc Thúc lời lẽ thật hùng biện, nhưng đặt vấn đề không đúng chỗ, nhạt như một bát phở nhiều nước không có thịt, chỉ để chứng minh rằng giáo sư Thúc đã không hiểu thế nào là chính danh! Trong khi viết cho đã và nói cho thỏa thích, chúng ta đã không thấy ý nghĩa chính trị của sự việc và vô tình đập phá luôn những giá trị Việt Nam. Tôi muốn nói giáo sư Vũ Quốc Thúc với những gì ông đã đóng góp cho đất nước là một giá trị Việt Nam.
Bàn về Thư Ngỏ, trước hết tôi thấy giáo sư Lê Xuân Khoa (tôi không là đồng nghiệp và chưa có hân hạnh quen biết giáo sư Lê Xuân Khoa) có sáng kiến viết Thư Ngỏ và 35 vị trí thức còn lại đồng ý ký tên là một hành động can đảm. Can đảm vì, như một thông lệ, ở hải ngoại này 36 năm qua không có một việc làm gì của một nhóm người mà không bị nhóm khác chỉ trích. Chỉ trích xây dựng thì ít, chỉ trích để có tiếng nói thì nhiều. Thói quen này làm cho những người có suy nghĩ dè dặt không muốn đóng góp ý kiến về bất cứ vấn đề gì, và đó là một thiệt thòi lớn cho cuộc đấu tranh vãn hồi tự do dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Về hai điểm bị chỉ trích tôi nêu trên thì qua giải thích của giáo sư Vũ Quốc Thúc và đặc biệt qua thư của giáo sư Lê Xuân Khoa trả lời ý kiến của nhà báo Trần Phong Vũ đã quá chặt chẽ, đầy đủ và thuyết phục.
Nói về tính chính thống của chính quyền tại Hà Nội thì dứt khoát đa số người Việt tại hải ngọai không công nhận sự cai trị của đảng cộng sản Việt Nam vì sự cai trị đó được áp đặt bằng vũ lực và sau đó bằng những cuộc bầu cử gian trá, nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng chính quyền Hà Nội là một chính quyền được thừa nhận theo công pháp quốc tế.
Chúng ta đang thấy gì trước mắt? Ông Kadafi từng bị nhân dân Libya oán ghét, và đang bị phe nổi dậy với sự trợ lực của khối NATO (trong đó có Hoa Kỳ và Anh quốc) lùng bắt để đưa ra tòa. Nhưng khi ông ta đang còn cầm quyền thì bà ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice đã đến gặp ông ta tại Tripoli, và bản thân ông Kadafi đã được thủ tướng Anh Tony Blair đón tiếp một cách đúng nghi lễ tại dinh thủ tướng tại số 10 Downing, London.
Hơn nữa lá Thư Ngỏ của 36 vị trí thức Việt Nam hải ngoại gởi đi như gởi cho một thực thể, chứ không minh danh công nhận hay không công nhận gì tính chính danh của nó. Ngoại trừ chúng ta cùng với nhân dân lật nó xuống rồi xử lý công việc quốc gia theo chương trình của mình. Còn nếu chưa, và chúng ta sốt ruột muốn cứu nước thì chúng ta phải góp ý với cái chính quyền chúng ta không công nhận đó thôi.
Thư Ngỏ yêu cầu chính quyền Hà Nội cần làm điều này điều khác khi đất nước đang trong cảnh “chỉ mành treo chuông” không có tính “hòa hợp hòa giải”. Nói đến hòa hợp hòa giải còn phải có một số điều kiện tiên quyết, tối thiểu đảng cộng sản Việt Nam phải bỏ Điều 4 Hiến Pháp tạo một cái khung pháp lý để dần dân chủ hóa đất nước qua sự trọng tài của dân. Các nhà trí thức ký Thư Ngỏ biết rõ rằng chưa thể nói chuyện hòa hợp hòa gỉải với những người cộng sản trong lúc này. Nhưng chuyện cứu nước như cứu hỏa không thể trì hoãn được .
Còn cho rằng nói với người cộng sản như “nói với kẻ điếc” thì nếu đảng cộng sản Việt Nam bịt tai bịt mắt không thèm nghe, thì còn đồng bào hải ngoại, còn nhân dân trong nước, còn cộng đồng thế giới nghe và tạo áp lực ngược lại lên đảng cộng sản việt Nam.
Tóm lại lá Thư Ngỏ của 36 vị trí thức hải ngọai nếu không làm thay đổi thái độ của người cầm quyền cộng sản Việt Nam, nó cũng không làm gì thiệt hại cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ nhân quyền của nhân dân trong và ngoài nước nếu không muốn nói (cho đến giờ này) nó có một tác dụng tích cực.
Tôi ước mong rằng những sự chỉ trích phê bình nặng nề có, nhẹ nhàng có đối với Thư Ngỏ ngày 21/8/2011 sẽ không làm chùn lòng thành phần trầm lặng trong và ngòai nước .
Chúng ta hãy mường tượng, nếu một bức Thư Ngỏ 36 người ký không đáng gì, nhưng một Thư Ngỏ có 3600 người hay lạc quan hơn có 36 ngàn người trong và ngoài nước ký thì sức mạnh của nó sẽ như thế nào? Nó có thể làm bật dậy sức phản kháng của nhân dân làm cho người cộng sản không thể ù lì bịt tai che mắt mãi được.
Họ phải đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hay họ phải ra đi.

Nữ minh tinh giữ hồn Việt trên đất Mỹ

image


Đằng sau cánh cổng gỗ lớn của ngôi nhà tại California là một ốc đảo, nơi nữ diễn viên nổi tiếng một thời Kiều Chinh lưu giữ kỷ niệm về Việt Nam.

image
Nữ diễn viên Kiều Chinh.

Đối với bà Kiều Chinh, 73 tuổi, căn nhà này gợi nhớ lại những hồi ức thời nhỏ khi bà sống cùng cha mẹ ở miền bắc Việt Nam . Ở mỗi góc của căn nhà là một loại đồ đạc đặc biệt, một bức họa, trống cổ, tấm áo choàng thêu hình công, phượng, hay sách về châm cứu.
Phía sau nhà là một bàn uống trà bằng tre. Hai bên lối đi dẫn tới gian thờ là hàng cây lựu và bồ đề. Bên trong gian thờ là báu vật mà bà Chinh quý nhất - một chiếc chuông đồng, một cái trống và bức tượng Phật ngồi trên đài sen. Trên mỗi cánh sen, hình đức Phật được khắc tinh xảo. "Mọi thứ trong nhà đều gợi cho tôi thời xưa cũ", bà nói. "Chúng là hình ảnh, mùi hương và âm thanh Việt Nam ".
Đây không chỉ là một ngôi nhà, mà nó là bảo tàng ký ức. Bà Chinh là chủ sở hữu của nó, là người trông giữ và người hâm mộ nhiệt tình nhất. Thế nhưng, bà đang phải đối diện với việc mất nhà và phải bán từng món đồ quý. "Tôi đau đớn khi phải bán những thứ đó", bà nói. "Nhưng đấy là việc cần làm".
Khi còn nhỏ, cô bé Chinh sống cùng cha mẹ ở Hà Nội. Nhà của họ từng là nơi các họa sĩ, nhà thơ và nhạc sĩ tụ họp. Họ phải chuy sang một căn nhà bé hơn ở gần vườn bách thú Hà Nội năm 1943.
Chinh kết hôn năm 18 tuổi. Sau đó, bà được nhà làm phim Mỹ Joseph Mankiewicz phát hiện và khởi nghiệp diễn viên tại Sài Gòn. Năm 1975, nữ diễn viên Kiều Chinh rời Việt Nam tới Toronto, Canada, sau đó, tìm đường tới Hollywood, Mỹ, nhờ quan hệ với một ngôi sao ở đây và trở lại nghiệp diễn. Bà từng đóng những vai chính như trong show truyền hình M.A.S.H và phim The Joy Luck Club.

image
Nữ diễn viên Kiều Chinh thời trẻ.

Năm 2005, bà mua một mảnh đất ở thành phố Garden Grove . Một năm sau, bà xây nhà. Ngôi nhà là nơi con cháu bà đoàn tụ. "Chúng tìm thấy nguồn cội ở đây", bà cười và nói.
Tình hình tài chính của Chinh vẫn bình thường cho tới hai năm trước. Bà thường xuyên phát biểu tại các hội thảo và có hợp đồng với các công ty truyền thông. Bà từng hy vọng được trút hơi thở cuối cùng tại căn nhà này, xung quanh là con cháu và những ký ức.
Tuy nhiên, giấc mơ của bà tan thành mây khói. Bà nhận được ít vai đóng phim và trong khoảng một năm nay, bà tìm cách bán nhà. Bà không muốn ngân hàng tịch thu nó. "Họ đâu có quan tâm tới bảo tàng của tôi cơ chứ", bà nói.
Tuy nhiên, chỉ trong năm ngoái, giá nhà của bà giảm một phần ba, còn 1,3 triệu USD. Bà bắt đầu rao bán nhà từ hồi tháng 5 và bán dần đồ quý. "Tôi rất khổ sở khi phải bán chúng", bà nói, cố ngăn nước mắt.
Kiều Chinh cho rằng bà sẽ phải chuyển nhà một lần nữa, và cho rằng đó là một phần trong cuộc sống của bà. Tuy nhiên dù đi đâu, bà sẽ vẫn giữ ký ức của quê nhà. "Tôi sẽ chuyển từ một bảo tàng lớn tới bảo tàng nhỏ", bà nói và mỉm cười.

Trong nhà nữ diễn viên Kiều Chinh

image
Nữ diễn viên Kiều Chinh ngồi trước bức ảnh ghép ghi lại sự nghiệp diễn viên của bà.

image
Trống đồng, một trong những thứ mà Kiều Chinh phải bán.

image
Bức tượng Phật trong điện thờ trong nhà bà Kiều Chinh.

image
Khu vườn trong nhà của nữ diễn viên nổi tiếng một thời.

image
Thư phòng trong nhà của Kiều Chinh.

image
Vườn tre sau căn nhà của cựu minh tinh.

image
Từng ngóc ngách trong khu nhà đều gợi nhớ cho Kiều Chinh về thời quá khứ ở Việt Nam .

image

Kiều Chinh mang họ Nguyễn, sinh năm 1937 là con út trong một gia đình có 3 người con. Mẹ chị mất sớm trong một trận oanh tạc bom của quân đội Đồng Minh xuống quân Nhật chiếm đóng Việt Nam vào năm 1945. Chị ở với bố và người anh cả trong khi người chị gái đã lập gia đình trước năm 1954 và theo chồng sang Pháp. Trước ngày di cư vào Nam, người anh Kiều Chinh bỏ nhà theo kháng chiến nên chỉ còn lại chị ở một mình với bố.

Đến ngày ra phi trường di cư vào Sài Gòn, sau khi chờ đợi cả ngày mới đến lượt lên máy bay thì thân phụ chị quyết định ở lại tìm người anh rồi sẽ vào Nam sau. Do đó ông đã đẩy người con gái út vào lòng phi cơ trong khi chị muốn nhào ra ở lại cùng người bố thân yêu. Nhưng trước làn sóng người xô đẩy, chị đã lọt vào trong. Đó cũng là lần cuối cùng chị nhìn thấy bố. Và đó cũng là một sự đưa đẩy Kiều Chinh, một cô nữ sinh Saint Paul ở Hà Nội, một thân một mình bước vào cuộc hành trình  của cuộc đời khi mới chỉ là cô thiếu nữ 16, 17.

Cảm thông cho tình trạng bơ vơ của Kiều Chinh, một gia đình quen thân phụ chị có mặt trên chuyến phi cơ định mệnh đã đưa chị về sống chung để chờ ngày đoàn tụ với bố và anh. Nhưng thời hạn 300 ngày qui định cho những người di cư từ cảng Hải Phòng đã qua mà không nhận được một tin tức gì về những người thân, nên chị đã ở lại luôn trong gia đình này. Và cũng do định mệnh đẩy đưa, Kiều Chinh trở thành con dâu trong nhà sau khi chính thức lập gia đình với người con trai thứ trong gia đình là Nguyễn Năng Tế vào năm 1956.

Tại Sài Gòn trong thời gian này Kiều Chinh học trường Nguyễn Huệ phần lớn về sinh ngữ. Nhưng sau đó đã phải bỏ học dở dang vì có con. Kiều Chinh và Nguyễn Năng Tế có với nhau 3 người con, 1 gái, 2 trai mà Tuấn Cường là con trai út và cũng là một người say mê nghệ thuật như ca nhạc và điện ảnh như mẹ.  Cuộc hôn nhân giữa Kiều Chinh và Nguyễn Năng Tế đi đến đổ vỡ 25 năm sau.

Vào năm 1957, Kiều Chinh trong bước đầu đến với điện ảnh đã không được suôn sẻ khi đạo diễn Joseph Mankiewics đến Sài Gòn thực hiện phim “The Quiet American”. Một hôm từ Nhà Thờ Đức Bà đi ra, khi đi ngang qua nhà hàng Givral, có một người Mỹ ngồi với một nhóm bạn trong nhà hàng của khách sạn Continental bên kia đường Tự Do chạy ra vỗ vai chị hỏi có biết nói tiếng Anh không.

Kiều Chinh hơi sững sờ và tỏ ra ngại ngùng sợ bị hiểu lầm nên không trả lời. Người Mỹ đó hiểu ý nên tự giới thiệu là người trong một đoàn làm phim, nhận thấy chị có dáng vóc rất thích hợp với một vai trò trong cuốn phim sắp quay nên muốn  mời giữ một vai quan trọng. Đó là vai Phượng, trong phim “The Quiet American”.

Khi ngỏ ý xin phép được nhận lời đóng phim, nhất là đóng phim với người Mỹ, Kiều Chinh đã gây không ít ngỡ ngàng cho toàn thể gia đình để rồi bị ngăn cản. Vai Phượng sau đó được giao cho nữ tài tử Ý Georgia Moll. Đúng vào thời gian này, phim “Hồi Chuông Thiên Mụ” đang được ông Bùi Diễm và đạo diễn Lê Dân sửa soạn thực hiện. Hai người đã đến tận nhà Kiều Chinh  xin phép bố mẹ chồng chị để chị được đóng vai chính trong cuốn phim này.

Sau khi được biết người con dâu trong gia đình sẽ thủ vai một ni cô nên gia đình chị – một gia đình theo Phật Giáo -  đã đồng ý một cách dễ dàng, hơn là để chị nhận lời cộng tác với nhóm phim người Mỹ vào thời kỳ sự liên hệ giữa phụ nữ Việt Nam với người Mỹ dễ đưa đến nhiều ngộ nhận.  Cuộc hành trình vào lãnh vực điện ảnh của Kiều  Chinh chính thức bắt đầu từ đây…

Thật sự cuộc hành trình vào điện ảnh của Kiều Chinh đã manh nha từ thời niên thiếu khi thường được bố thường xuyên đi xem chiếu bóng ở những rạp mà ông là một khán giả thường trực, đặc biệt là một rạp trên đường Cầu Gỗ. Sự say mê điện ảnh đến với chị khi được bố giảng nghĩa về những cuốn phim Pháp thịnh hành vào thời kỳ này. Tuy nhiên chị chưa hề mong ước sau này sẽ thành tài tử  vì nền điện ảnh Việt Nam còn trong thời kỳ phôi thai, chưa được quần chúng biết tới.

Tuy nhiên chắc chắn trong tiềm thức người nữ tài tử tương lai đã ghi lại những hình ảnh lôi cuốn qua nghệ thuật diễn xuất của những diễn  viên trong những cuốn phim đã xem qua. Nhưng Kiều Chinh lại tỏ ra say mê âm nhạc nên được bố cho theo học piano trong nhiều năm để nuôi niềm mơ ước trở thành một danh cầm. Nhưng tình trạng đất nước chia đôi đã khiến chị phải dở dang việc học nhạc sau khi đặt chân vào miền Nam. Cho đến nay âm nhạc vẫn là một thú tiêu khiển thích thú nhất của người diễn viên điện ảnh này.

Sau “Hồi Chuông Thiên Mụ”, Kiều Chinh cộng tác với Alpha Films của đạo diễn Thái Thúc Nha trong phim “Mưa Rừng”, đồng diễn với Kim Cương, Xuân Phát và  Ngọc Phu. Qua đến phim thứ ba là “Ngàn Năm Mây Bay”,  phỏng theo tiểu thuyết của Văn Quang, chị đóng với Thanh Nga và Lê Quỳnh. Sau đó chị liên tiếp được mời đóng những phim như  “Năm Dần” (“Year Of The Tiger”), do một công ty  Mỹ sản xuất với nam tài tử  Marshall Thompson cùng một số tài tử Phi Luật Tân và Việt Nam như Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Long, Năm Châu, Kiều Hạnh, vv...

Thêm vào đó là một cuốn phim Mỹ được thực hiện tại Việt Nam nữa là “Operation CIA” với nam tài tử Burt Reynolds. Đó là chưa kể đến nhiều phim ngoại quốc khác được thực hiện tại vùng Á Đông như  “Destination Vietnam” với tài tử lừng danh Phi Luật Tân Leopoldo Salcedo và hai tài tử Việt Nam  Nguyễn Long và Đoàn Châu Mậu. Phim này do công ty Paramount sản xuất vào năm 1968 và được ra mắt tại thủ đô Manila của Phi với những nghi thức trang trọng dành cho Kiều Chinh, là người cắt băng khánh thành tại rạp The New Frontier Cinema, lớn nhất thành phố.

Vào năm 1971, Kiều Chinh còn được mời thủ diễn một vai quan trọng bên cạnh ngôi sao màn bạc Ấn Độ là nam tài tử Dev Avnam trong phim “Devil Within” do hãng 20th Century Fox sản xuất. Với những phim hoàn toàn do người Việt Nam thực hiện, Kiều Chinh đã xuất hiện trong nhiều cuốn phim khác như   “Từ Sài Gòn Đến Điện Biên Phủ” của hãng phim Mỹ Vân với Thẩm Thúy Hằng, Đoàn Châu Mậu và Lê Quỳnh. Với phim này chị đã đoạt giải thưởng của Tổng Thống về “Nữ Diễn Viên Xuất Sắc Nhất” năm 69. Phim “Chờ Sáng” với Lê Quỳnh và Tâm Phan, “Hồng Yến” với Trần Quang và Tâm Phan, “Bão Tình” với Ôn Văn Tài, “Chiếc Bóng Bên Đường”  với Kim Cương và Thành Được.

Ngoài vai trò diễn viên, Kiều Chinh còn đứng ra thành ;lập hãnh phim “Giao Chỉ” vào năm 1972 sau khi cùng với đạo diễn Hoàng Vĩnh Lộc thực hiện một số truyện phim nhưng không được sự hưởng ứng của những nhà sản xuất,  chỉ chủ trương làm phim với giá vốn thấp và có nội dung bình dân trong tình trạng khó khăn vào thời kỳ chiến tranh. Vả lại những phim vào thời đó không được phổ biến rộng rãi tại các tỉnh xa ngoài những thành phố lớn. Do đó hai người muốn tự đứng ra thành lập riêng một  công ty điện ảnh để sản xuất theo ý muốn với sự chấp nhận một số sở phí cao cho các phim thực hiện, điển hình như “Người Tình Không Chân Dung”, thực hiện vào năm 1972 với các tài tử Kiều Chinh, Vũ Xuân Thông và Minh Trường Sơn. Cuốn phim đầu tay của Giao Chỉ Phi, đã đoạt giải Phim Chiến Tranh Hay Nhất và Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc Nhất  tại Đại Hội Điện Anh Á Châu vào năm 1973.

Cũng trong năm 73, Kiều Chinh còn đoạt Giải Thưởng “Nữ Diễn Viên Chính Xuất Sắc” về bi kịch tại Điện Ảnh Á Châu tại Đài Loan với “Outstanding War Story”. Và cũng trong năm đó, chị thủ vai chính trong phim  “Hè Muộn” với Như Loan , Nguyễn Tất Đạt, Bội Toàn  và Nguyễn Năng Tế, được coi là cuốn phim cuối cùng chị đóng tại Việt Nam. Đó là không kể còn cộng tác với 2 cuốn phim khác được quay tại Thái Lan và 2 thực hiện tại Singapore mà “Full House” là phim cuối cùng quay tại Singapore trước khi chị trở lại quê hương vào ngày 15 tháng 4 trong lúc Sài Gòn đang trong tình trạng hấp hối.

Nhờ có được nhiều liên hệ với những viên chức trong ngành ngoại giao, Kiều Chinh được cho biết trước những trường hợp không hay sẽ xẩy ra cho Sài Gòn, nên đã quyết định ra đi một mình với thông hành ngoại giao. Thông hành này đã được Bộ Ngoại Giao Việt Nam Công Hoà cấp đặc biệt cho chị sau khi chị nhận tước hiệu “Good Will Ambassador” trong lần tham dự Đại Hội Điện Ảnh New Delhi tại Ấn Độ vào năm 1972.

Kiều Chinh quay trở lại Singapore khoảng 10 ngày sau đó với ý định sẽ tìm cách cư ở một quốc gia khác – đặc biệt là Hoa Kỳ - và sẽ bảo lãnh chồng sang sau, trong khi cả 3 người con chị đã sang Canada du học từ trước. Tuy nhiên sở di trú Singapore cho biết giấy thông hành của chị đã hết hiệu lực nên Kiều Chinh đã bị giam giữ vài ngày, trước khi được trả tự do vời điều kiện phải rời khỏi quốc gia này trong vòng 48 tiếng.

Cuộc hành trình ngoài đời sống tưởng như đi đến chỗ bế tắc sau khi Kiều Chinh bị toà đại sứ của nhiều quốc gia từ chối cấp chiếu khán do sự mất hiệu lực  của giấy thông hành.  Một số viên chức ngoại giao quen biết đã cho chị ý kiến nên mua một vé máy bay đi nhiều nơi trên thế giới. Theo những viên chức này, hành khách nào ở trên một chuyến bay có thể đến bất cứ nơi nào mình muốn trong khi tình trạng quốc gia gốc của đương sự đang gặp biến loạn mà sự trở về có thể nguy hiểm sẽ đương nhiên được hưởng quyền tỵ nạn.

Từ Singapore Kiều Chinh  lại bắt đầu một cuộc hành trình tưởng như bất tận. Chị một mình đã bay sang Bangkok, rồi Hồng Kông, tới Đài Loan, Đại Hàn,  Nhật. Rồi từ Nhật sang Pháp,  qua Luân Đôn. Lại từ  LuânĐôn sang New York.  Và cuối cùng Kiều Chinh đặt chân xuống Toronto đúng vào đêm 30 tháng 4 năm 75!


image
Kiều Chinh và tài tử Tiffi Hedren

Tại đây chị được nữ tài tử Tippi Hedren (tài tử chính trong phim The Birds của Alfred Hitcock) bảo lãnh sang Mỹ vào tháng 6 năm 75. Lý do quen biết với Hedren đước Kiều Chinh cho biết vào giữa thập niên 60, đài truyền hình Mỹ ở Sài Gòn mời chị điều khiển chương trình cho một show gồm những tài tử điện ảnh nổi tiếng đến từ Hollywood, trong số có Tiffy Hedren, Danny Kaye, Glenn Ford, vv...

Vì chỉ gặp gỡ một lần qua show đó vào năm 1965  nên chị không nghĩ rằng 10 năm sau Tippi Hedren còn nhớ đến mình.  Nhưng vì quá thất vọng trong việc tìm người bảo trợ sang Mỹ, mà nơi chị nhắm là Hollywood, nên đã gọi điện thoại đề nghị với nữ tài tử quốc tế này. Trước đó chị đã không liên lạc được với những người đầu tiên là tài tử  Burt Reynolds, Glenn Ford và William Holden.

Chị đã không ngờ khi vừa nghe nhắc đến tên mình qua điện thoại, Tippi Hedren đã òa khóc và cho biết khi Sài Gòn thất thủ, bà có nghĩ nhiều đến tình trạng của chị nên rất mừng khi nhận được điện thoại. Chỉ hai ngày sau người nữ tài tử giầu tình cảm này đã gửi vé máy bay cho Kiều Chinh sang Mỹ.

Trong vai trò phó chủ tịch một cơ quan từ thiện tên “Food For The Hungry” đảm trách bảo lãnh cho 500 gia đình tỵ nạn Việt Nam ở Sacramento, Tippi Hedrfen đã gửi  điện tín mời chị sang cắt băng khánh thành trại tiếp nhận người tỵ nạn và chị đã dùng điện tín này để chứng minh với sở di trú Hoa Kỳ trong khi chị không thuộc diện tỵ nạn như những trường hợp khác.

Thế là Kiều Chinh lại thực hiện một chuyến hành trình sang Sacramento, California, khởi đầu cho con đường dẫn tới kinh đô điện ảnh sau này. Tại Sacramenro chị phụ giúp bà Tippi trong việc giúp đỡ những đồng bào tỵ nạn “Hope Village” một thời gian ngắn và sau đó được mời về ở chung với người con gái của nữ tài tử này. Sự có mặt của chị trên đất Mỹ đã được các cơ quan truyền thông quốc tế như đài phát thanh, truyền hình ABC, NBC, CBS, KTTV, vv... và báo chí như Los Angeles Time, People Magazine, New York Time, vv... chú ý để thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn. Vì đối với họ chị đã là một khuôn mặt quen thuộc từng xuất hiện bên cạnh những ngôi sao màn ảnh nổi tiếng Hoa Kỳ trước khi đặt chân đến xứ sở này.

Qua những lần phỏng vấn đó, Kiều Chinh cho biết đang muốn tìm một công việc làm, ý muốn nói được tiếp tục đóng phim. Nhưng Giám Mục Chủ Tịch cơ quan Từ  Thiện Công Giáo USCC đã gửi lời nhắn đến một đài truyền hình đã phỏng vấn chị, cho biết ngài sẵn sàng nhận chị làm thông dịch viên.  Lúc đó cơ quan này cũng đang đảm trách công tác bảo trợ cho hàng ngàn người tỵ nạn Việt Nam. Kiều Chinh nhận lời và đến nhận việc, lúc đó tại đây đã có mặt những nghệ sĩ như Jo Marcel, Nam Lộc, vv... và kế đó còn có nam tài tử từng đồng diễn với chị trong nhiều phim ở Việt Nam là Lê Quỳnh.

image

Chỉ một thời gian ngắn sau Kiều Chinh gặp được nhiều cơ hội để tiếp tục cuộc hành trình trong lãnh vực điện ảnh, khởi đầu với những bộ  phim truyền hình của Mỹ. Đặc biệt chị đã được mời thủ vai chính trong loạt phim M*A*S*H nổi tiếng vào năm 1977 bên cạnh nam tài tử Alan Alda, kế đó là những phim truyện thực hiện riêng cho truyền hình  (“mini series”) khác như Bureau (1980), Lou Grant (1982), Call To Glory (1984 – 1985), vv... kế đó có Vietnam War Stories (1989), Message From Nam (1993), Cybill (1996), vv...

Gần đây hơn cả là Touched By An Angel (1999 – 2000), Chicago Hope (2000), vv... Đó là chưa kể những cuốn phim TV khác như  The Chikldren Of Anlac (1980), Fly Away Home (1980), và gần đây nhất là “Temptation”, thực hiện vào năm 2003. Riêng trong lãnh vực thuần túy điện ảnh, Kiều Chinh đã có mặt trong những cuốn phim quốc tế, khởi đầu với một vai trong Hamburger Hill vào năm 1987.

Kế đó cuộc hành trình trên con đường điện ảnh đối với chị có phần tốt đẹp hơn với Gleaming The Cube (1988), Vietnam-Texas (1989), Welcome Home (1989).

Sau khi cuốn phim The Joy Luck Club được trình chiếu tại khắp nơi trên thế giới thì cuộc hành trình đó càng thêm phần khởi sắc qua khả năng diễn xuất của chị trong vai một người mẹ người Trung Hoa. Kiều Chinh tỏ ra rất hài lòng với cuốn phim này. Sau đó chị còn tiếp tục xuất hiện trong những cuốn phim khác là Catfish In Black Bean Sauce (1999), What’s Cooking  (2000), Face (2001)

image
Kiều Chinh với đạo diễn Trần Hàm trong thời gian thực hiện phim “Journey From The Fall”, cuốn phim mới nhất của chị thực hiện tại Thái Lan cuối năm 2004

Và gần đây nhất chị đã thủ vai một lão bà tỵ nạn trong phim “Journey From The Fall” với Diễm Liên và một nam tài tử trẻ tên Nguyễn Long, đề cập về cuộc hành trình của người tỵ nạn sau ngày Sài Gòn sụp đổ vào tháng 4 năm 75. Phim do Trần Hàm đạo diễn, sẽ được trình chiếu vào tháng 4 năm nay để đánh dấu 30 năm xa rời quê hương.

Ngoài việc diễn xuất trong trên 70 cuốn phim các loại, Kiều Chinh còn giữ vai trò cố vấn cho  những phim  hay chương trình truyền hình có đề tài liên quan đến Việt Nam. Hoạt động của Kiều Chinh không ngừng ở đó để chị còn có nhiều hoạt động khác. Đặc biệt từ năm 1994 đến nay  chị còn giữ vai trò thuyết trình viên của tổ chức GTN (Greater Talent New Rork) trụ sở đặt tại New York,  cho nhiều cơ quan và tổ chức khắp nơi tại những hội nghị cũng như những buổi hội thảo.

image

Nhưng hoạt động có tính cách xã hội có nhiều ý nghĩa nhất của Kiều Chinh là đã giữ vai trò đồng chủ tịch sáng lập tổ chức từ thiện bất vụ lợi The Vietnam Children’s Fund với ký giả Terry Anderson. Tổ chức này đã thiết lập được một loạt 61 trường tiểu học tại Việt Nam.

Vào năm 1995, Kiều Chinh trở lại quê hương để cắt băng khánh thành ngôi trường đầu tiên tại Quảng Trị. Và đây cũng là lần đầu chị trở về Hà Nội sau 41 năm xa cách để gặp lại người anh duy nhất, trong khi thân phụ chị đã qua đời. Cuộc hành trình trở về quê hương của Kiều Chinh đã được thực hiện thành phim bởi đài truyền hình KTTV thuộc hệ thống Fox Television dưới tên “Kieu Chinh: A Journey Home”, đã chiếm giải Emmy Awards dành cho phim tài liệu vào năm 1996.

Nếu liệt kê đầy đủ những giải thưởng chị đã đoạt được cùng với hoạt động xã hội chị đã dấn thân thực hiện thì phạm vi một bài viết không cho phép vì giới hạn của nó. Nhất là những điều đó đã từng được nhắc nhở nhiều lần bởi các cơ quan truyền thông cũng như trong cuốn sách “Kiều Chinh-Hà Nội-Sài Gòn-Hollywood” của Nhã Ca, thực hiện năm 1992 tại Hoa Kỳ với bài viết của 29 tác giả Việt-Mỹ. Chỉ cần biết rằng Kiều Chinh đã thành công trong cả hai cuộc hành trình: đời sống và điện ảnh.

Mặc dù cuộc hành trình nào chị cũng đã phải trả một cái giá tương xứng. Có lúc gục ngã, nhưng Kiều Chinh đã vươn lên. Có lúc lên tới đỉnh cao, nhưng Kiều Chinh vẫn luôn khiêm nhượng do bản chất khả ái và lối cư xử nhẹ nhàng của mình.

image
Kiều Chinh nhận hoa chúc mừng kỷ niệm 70 cuộc đời, 50 năm điện ảnh tại Stafford Performing Theater, Houston, Texas ngày 23.9.2007.

Hiện nay chị sống ở Garden Grove, hàng ngày tập thiền để giữ cho tinh thần được luôn thanh thản. Để rồi từ đó Kiều Chinh vẫn sẽ tiếp tục những cuộc hành trình khác. Cuộc hành trình sắp tới của chị sẽ diễn ra tại thành phố Montreal, Canada vào ngày Chúa Nhật 20 tháng 3 năm 2005 tới đây trong chương trình  “Kiều Chinh: Con Người Và Điện  Ảnh” do Trung Tâm Văn Hoá Giáo Dục Hồng Đức tổ chức.

Trong khi đó những thân hữu của Kiều Chinh đã bắt đầu xúc tiến thực hiện một chương trình thật trang trọng dành cho chị vào năm 2007 để đánh dấu 50 năm điện ảnh của người nữ minh tinh sống trọn đời mình cho nghệ thuật thứ bảy.


Trường Kỳ