Trước khi gặp lại một
người bạn người nước ngoài mới trở về từ Việt Nam, nó háo hức ơi là háo hức.
Anh bạn này là con trai một người lính Mỹ đã từng sang tham chiến ở quê hương
VN trong những năm 60. Anh lớn lên và được kể cho nghe về những đau khổ do chiến
tranh gây ra cho người dân quê hương mình. Sau khi tốt nghiệp đại học, vì muốn
bù đắp lại chút nào đó cho con người Việt Nam, anh quyết định gác lại sự nghiệp
riêng để sang Việt Nam.
Nhưng sau khi gặp
anh bạn nước ngoài này, sự háo hức của nó bỗng trở thành nỗi buồn vời vợi. Buồn
lắm vì nó là một nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết. Làm sao không buồn được khi anh
bạn nước ngoài, sau một thời gian cống hiến ở Việt Nam, nói rằng anh không tính
sẽ quay lại sống ở Việt Nam nữa, lý do chính nằm gọn trong câu nói của
anh: “Dân trí ở đây thấp quá. Rất khó sống.”
Mới đầu nó tự ái lắm
khi nghe câu nói ấy. Nó phản ứng ngay: “Việt Nam là một nước có nhiều người
đi học, nhiều sinh viên đại học, nhiều người có bằng cấp. Làm sao bạn lại có thể
kết luận cẩu thả như thế?
Nhưng người phương
tây thường nói có sách mách có chứng đàng hoàng. Bởi thế, nó chỉ còn biết im lặng
mà nghe. Ngậm ngùi. Đau! Anh bạn nước ngoài kể dài lắm nhưng một cách vắn tắt
thì như thế này:
“Tôi yêu quý dân tộc
của bạn. Tôi cảm thấy khổ tâm khi thấy những hậu quả của chiến tranh để lại. Mới
đầu tôi dự tính sẽ sống ở đất nước bạn lâu dài, mong có thể làm được điều gì đó
bù đắp lại những đau khổ do cha ông chúng tôi đã gây ra. Tôi thấy quê hương các
bạn đang từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế nên tôi hy vọng giúp các bạn
chút vốn liếng tiếng Anh để các bạn dễ hoà nhập hơn. Tôi không hối hận đã được
cống hiến thời gian và sức lực cho các bạn sinh viên Việt Nam vì tôi thích làm
điều có ý nghĩa. Nhưng thật là khó sống ở đây khi dân trí khá thấp.”
Bạn thấy sao?”
Note: hình trong bài
này là minh họa
“À, thì chuyện đó,
tôi cũng không rành lắm vì tôi ít đi coi phim.” Nó miễn cưỡng đáp.
“Tôi quen một cô bạn
Việt Nam. Có lần tôi theo cô ấy vào bệnh viện để thăm người nhà đang nằm điều
trị tại một bệnh viện công. Thân nhân của người bệnh người thì ngồi người thì nằm
nghỉ la liệt dưới nền lối đi. Trong các phòng dành cho bệnh nhân, tôi cũng thấy
thân nhân họ nằm dưới đất, thậm chí dưới gầm giường. Chữa trị trong môi trường ồn
ào, xô bồ như thế này, làm sao mau khỏi bệnh được! Không chừng tạo ra thêm nhiều
bệnh nhân mới nữa ấy chứ. Cô bạn tôi còn kể rằng nếu không có tiền mà vào bệnh
viện thì dù có gặp nguy hiểm cũng vẫn phải nằm đó chờ. Tôi hỏi lỡ bệnh nhân tử
vong thì sao, cô ấy đáp:
“Thì chết chứ sao nữa.”
Vào phòng thăm người nhà cô ấy,
tôi thấy mỗi lần cô ấy muốn nhờ bác sĩ hay y tá điều gì, để cho nhanh chóng và
vui vẻ thì cô ấy phải bỏ tiền vào phong bì đưa cho họ, gọi là tiền trà nước. Chẳng
lẽ bác sĩ, y tá ở nước bạn cần uống nhiều trà nước vậy sao?!”
“À, thì chắc là khí
hậu ở đấy nóng nên hay khát nước…” Nó đùa cho bớt đau.
“Bạn biết không, lúc
tôi đến nước bạn lần đầu tiên, tôi đi chung với một Việt kiều. Lúc vào cửa khẩu
kiểm tra hộ chiếu và thị thực, không hiểu sao anh cảnh sát cứ để bạn tôi đứng
đó chờ.
Cuối cùng thì bạn tôi bỏ vào hộ chiếu một tờ giấy nhỏ màu xanh xanh, “nhỏ
nhưng có võ”, thế là anh cảnh sát vui vẻ cho qua liền và chúc bạn tôi kỳ nghỉ
thoải mái. Tôi là người gốc nước ngoài, hình dáng khác, tiếng nói cũng khác nên
không thấy anh cảnh sát nói gì. Chắc cùng là người Việt nên dễ “nói chuyện”
hơn! Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều ấy xảy ra ở nước tôi. Đó sẽ bị coi là một
hành vi hối lộ. Ở nước bạn, việc này xảy ra lộ liễu giữa ban ngày như vậy mà
không sao nhỉ?”
“Tôi nhớ trước đây
báo chí cũng có nói đến việc này, nhưng một thời gian sau thì lại tái diễn và
chẳng thấy ai nói gì nữa.” Nó đáp.
“Bạn biết không, tôi
sẽ không bao giờ quên mùa Giáng Sinh năm vừa rồi của tôi. Chị tôi gửi cho tôi một
bánh trái cây (fruitcake) cho chính tay chị ấy làm. Chúng tôi có truyền thống
ăn bánh với rượu sữa Bailey vào đêm Giáng Sinh, ngon lắm. Nhận được tin chị báo
qua email, tôi mừng quá vì thèm. Nhưng đến khi tôi ra bưu điện lấy quà, người
ta đòi tôi hơn 2 triệu đồng, tức là hơn 1 trăm đô-la Mỹ.
Ôi trời ơi, chị tôi
mất công làm bánh, tốn kém hết cỡ thì cũng chỉ hai ba chục đô-la. Cuối cùng,
tuy tiếc hùi hụi nhưng tôi quyết định không nhận món quà ấy nữa vì tôi thấy quá
vô lý và bị xúc phạm. Luật pháp Mỹ rất chặt chẽ về việc gửi hàng, nhất là thực
phẩm, nên họ đã kiểm tra hàng gửi kỹ lưỡng. Vậy mà bưu điện bên đất nước bạn lại
tự ý mở bánh của tôi ra xem. Ai mà dám ăn bánh đó nữa. Lúc mở ra, biết đâu người
ta bỏ cái gì khác vào đó thì sao. Thêm nữa, ở phiếu dán liệt kê các mặt hàng gửi
đã ghi rõ nội dung hàng gửi rồi, tại sao bưu điện nước bạn không biết tôn trọng
quyền riêng tư, uy tín của người gửi và người nhận. Nếu họ thắc mắc muốn biết
chắc chắn hàng gửi có hợp pháp và an toàn hay không, họ cần phải làm việc với
bưu điện bên Mỹ chứ không thể tuỳ tiện mở ra được. Vả lại, một cái bánh nhỏ
không thể tốn nhiều tiền như vậy.
Lúc ấy, tôi rất thất
vọng về sự việc này. Sau đó ít ngày, tôi còn thất vọng hơn khi biết rằng một
sinh viên trong lớp tôi dạy cũng rơi vào trường hợp tương tự. Có người chị từ
California gửi cho cậu ta một hộp sô-cô-la và một lọ thuốc vitamin C sản
xuất tại Mỹ để chúc mừng sinh nhật. Người ta khui cả bưu phẩm ra rồi yêu cầu cậu
ta đóng phí 1 triệu 6 trăm ngàn. Cậu ta hỏi tại sao lại phải đóng tiền trong
khi chị cậu đã đóng tiền rồi. Nhân viên bưu điện bảo thuốc này cần phải đi kiểm
tra lại xem có an toàn không.
Cậu ta hỏi ngược lại: “Mỹ là nước có kỹ thuật
tiên tiến bậc nhất thế giới. Các anh có trình độ kiểm tra người ta sao? Mà chỉ
là một lọ vitamin C thông thường, chẳng lẽ các anh thật sự quan tâm đến sức khỏe
của tôi đến nỗi đi kiểm tra độ an toàn của nó giùm tôi?”
Các nhân viên phải xuống
nước và giảm phí xuống còn 5 trăm ngàn, nói rằng coi như là xin tiền cà phê
sáng. Cậu sinh viên nói với tôi rằng mấy người nhân viên quèn trong đó thôi
cũng đã đeo đầy vòng vàng, nhẫn vàng, họ không thiếu tiền uống cà phê sáng
đâu.”
“Bạn có vẻ bức xúc
quá. Tôi xin lỗi!” Nó trấn an.
“Đúng, tôi bức xúc.
À, còn chuyện này nữa. Hôm nọ tôi đi ăn nhà hàng với mấy thầy cô đồng nghiệp bản
xứ của bạn. Lúc ăn, tôi thấy họ xả rác bừa bãi xuống sàn nhà. Sao không để gọn
trên bàn hoặc cho vào thùng rác gần đó nhỉ ?
Bạn thấy không, có bằng cấp
cao đâu hẳn là có dân trí cao.”
Nó giật mình vì câu
nói này. Hoá ra dân trí là một cái gì khác hơn là bằng cấp.
“Bạn biết không,” -
người bạn nước ngoài kể tiếp, “mới hôm qua thôi, tôi đang đi ngoài đường thì chứng
kiến một vụ va quẹt xe máy. Rõ ràng là người A chạy ẩu quẹt vào người B. Vậy mà
người A vừa la hét vừa đánh người B, đổ lỗi hết cho người B. Sao người A lại có
thể lỗ mãng, vô liêm sỉ như thế? Có lỗi thì phải can đảm nhận lỗi chứ. Sao lại muốn
đổi trắng ra đen, lật lọng như thế?
À, tôi nhớ đến một vụ tai nạn giao thông
khác cách đây không lâu. Người bị nạn nằm trên vũng máu trong khi cả một đám
đông bu quanh để xem mà không ai động đậy một ngón tay để giúp đỡ. Trước khi đến
nước bạn, tôi nghe rằng người dân ở đây có tinh thần cộng đồng cao lắm. Nhưng
tôi thật sự chưa cảm nhận được.”
“Ui, nãy giờ say sưa
nói chuyện để thức ăn nguội rồi. Nào ta ăn thôi.” Nó mời bạn.
“Đúng rồi. Mình ăn
đi. Thú thật với bạn, từ ngày tôi trở về Mỹ lại, tôi mới thấy an tâm khi ăn uống.
Bên quê hương bạn, quả là có nhiều món ăn rất ngon, tôi rất thích. Nhưng đáng
tiếc và đáng sợ vì thức ăn của các bạn không bảo đảm an toàn thực phẩm. Chính
tai tôi nghe một số sinh viên trong lớp nói rằng bây giờ ăn uống là “hên xui”.
Ai “hên” thì ăn trúng thức ăn nhiều hoá chất và chết sớm trước khi có con cái.
Ai “xui” thì ăn trúng thức ăn có hoá chất bộc phát chậm và để lại bệnh tật di
truyền cho con cháu. Tôi nghe mà lạnh hết cả người.”
“Đúng là có chuyện
thực phẩm của chúng tôi có nhiều hóa chất độc hại do một số người hám lợi mà
thiếu lương tâm.” Nó đồng ý.
“À, có một điều làm
tôi rất ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói với tôi rằng học sinh bây giờ
quay cóp trong thi cử nhiều lắm. Hơn nữa, một số người trong vị trí lãnh đạo còn
mua bằng cấp chứ không phải tự trau dồi kiến thức mà có. Các sinh viên còn kể
cho tôi nghe rằng nếu một sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm muốn cống hiến trí
thức của mình cho các thế hệ tương lai trong một ngôi trường, họ phải đóng tiền
gì đó đến cả trăm triệu khi nộp đơn xin việc. Việc họ được nhận vào giảng dạy
phụ thuộc vào số tiền kia chứ không dựa trên tài năng của họ. Có thật như thế
không bạn?”
“Ừm, tôi cũng có
nghe nói đến tình trạng ấy.” Nó miễn cưỡng trả lời.
“Wow, nếu mà như vậy
thì làm sao có dân trí được nhỉ?”
Người bạn nước ngoài
chặc lưỡi, lắc đầu.
Bây giờ thì nó hiểu
ra ý nghĩa của dân trí. Dân trí là một điều gì căn bản và cần thiết cho
con người hơn là việc có một tấm bằng lủng lẳng trong nhà. Dân trí không
chỉ là đầu đầy chữ nghĩa nhưng là tim đầy vị tha. Dân trí gồm có sự hiểu biết
những giá trị tốt đẹp và khả năng chia sẻ chúng. Dân trí đúng nghĩa phải là sự
quan tâm đến ích lợi của những người xung quanh. Mình làm gì thì cũng nghĩ đến
hạnh phúc của người khác. Dân trí là biết tôn trọng và tự trọng. Dân trí là sống
cao đẹp. Dùng bằng cấp, địa vị xã hội chỉ cho việc tìm kiếm tư lợi thì là
phản dân trí. Có dân trí là phải biết liên đới với tha nhân bằng tình yêu
thương bác ái. Một xã hội dân trí là xã hội gồm có những người biết yêu thương
chân thành như vậy.
“À này bạn, tôi cảm
thấy thú vị về đất nước của bạn, một đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc, đa lý tưởng,
đa đảng phái. Thực tế phức tạp vậy mà các bạn vẫn cùng nhau tiến lên đạt được
phát triển trên nhiều lãnh vực như kỹ thuật, nghệ thuật, nhân văn, y học, tâm
lý, kinh tế, xã hội, chính trị, từ thiện vào bậc nhất thế giới. Theo bạn thì yếu
tố nào đã giúp ổn định và phát triển đất nước bạn như thế?
” Nó hỏi tôi, một
trong những yếu tố giúp ổn định xã hội phức tạp của chúng tôi chính là yếu
tố niềm tin. Nếu thiếu khía cạnh nền tảng này, ắt hẳn xã hội của chúng tôi đã
loạn từ lâu. Đánh giá thấp vấn đề niềm tin khờ dại vất bỏ yếu tố giúp ổn định,
hài hòa. Niềm tin chân chính vào một Thượng Đế Tình Yêu giữ cho chúng tôi biết
sống có ý nghĩa, trung thực, tôn trọng, vị tha, cầu tiến bằng năng lực của
chính mình, bác ái. Khi chúng tôi biết sống những giá trị tích cực ấy một cách
tự hào, nhờ có niềm tin, một xã hội phức tạp như của chúng tôi không những giữ
được thăng bằng mà còn thăng tiến nữa. Văn minh của chúng tôi là văn minh
có lòng nhân ái vị tha làm nền, gọi là dân trí.”
Là người có niềm
tin, nó hiểu rõ điều anh bạn nước ngoài vừa nói nên gật đầu: “Tôi hoàn toàn đồng
ý với bạn!”
Lúc chia tay, người bạn
nước ngoài vừa ôm chào nó vừa nói: “Tôi xin cầu nguyện cho dân trí của quê
hương bạn. Chúc các bạn bình an!”
Joseph.
***
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.