Những trường hợp cà phê bẩn có thể sẽ tạo hình ảnh xấu cho thị trường cà phê Việt Nam.
Hơn hàng chục tấn cà phê nhuộm pin vừa bị tịch thu ở một cơ sở chế biến cà phê bột ở Đắk Nông, gây bức xúc trong dư luận.
Cảnh sát Môi trường tỉnh Đắk Nông hôm 16/4 đã tịch thu 12 tấn loại cà phê này, kèm theo 35 kg bột đen từ pin con Ó và 1 xô nước màu đen đã hòa tan khoảng 10kg.
Loại cà phê 'pin' độc hại này được sản xuất bằng cách trộn bột đá với phế thải cà phê sau đó dùng nước ruột pin ngâm nước để trộn với hỗn hợp đá-cà phê tạo màu đen óng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Loan
Bà Nguyễn Thị Thanh Loan, chủ cơ sở cho biết từ đầu năm 2018 đến nay, bà đã xuất ra nhiều tỉnh thành hơn 3 tấn cà phê pin này.
Trung bình 1kg cà phê pha được 40 ly, như thế có thể đã có 120.000 ly cà phê được pha bằng loại bột cà phê pin này.
Theo truyền thông Việt Nam, đây dường như là một trường hợp cá biệt, xảy ra ở một cơ sở ở xã Đắk Wer, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông.
Ruột pin con Ó có hại như thế nào?
Sự việc khiến Thạc sĩ Quản trị chất lượng Vũ Thế Thành phải "bất ngờ".
"Khả năng sáng tạo của những tay chế biến lụi này thật vô biên, khoa học theo không kịp,"
Thạc sĩ Thành cho biết Pin Con Ó có nhiều hóa chất công nghiệp, lẫn nhiều tạp có hại, không được phép dùng trong chế biến thực phẩm, trong đó có manganese dioxide.
"Cơ thể người cũng cần Mangan để hỗ trợ cho hoạt động của vài enzyme trong vai trò giải độc, với số lượng rất ít, chỉ ở dạng vết. Con người hầu như không thiếu Manganese như thiếu các khoáng khác."
Theo báo Zing, PGS TS Trần Hồng Côn nói cụ thể là "Nếu hàm lượng mangan cao vượt quá 0,5 mg/lít sẽ gây ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể."
Với 3 tấn cà phê 'pin' đã được xuất ra thị trường, có thể khoảng 60.000 người đã tiêu thụ loại cà phê độc hại này
Trường hợp cá biệt
Tuy nhiên, ông Vũ Thế Thành nhấn mạnh, rằng vụ việc cà phê pin Con Ó chỉ là "việc làm ẩu tả, phạm pháp của vài cơ sở nhỏ lẻ, quy mô gia đình."
"Không nên dùng scandal này để [kết luận] khái quát rằng, cà phê ở Việt Nam đều pha chế cẩu thả.
"Các công ty cà phê lớn nhỏ ở Việt Nam có thể lách luật trong kê khai để giữ bí mật công thức thôi, chứ không dám chơi liều như thế này đâu. Kiểm tra an toàn thực phẩm bị phát hiện thì coi như bị xóa sổ."
"Vấn nạn nếu có đó là, cà phê dỏm ở các quán cà phê giá rẻ, 7.000 đến 10.000 đồng/ly cà phê đá. Họ lấy mối từ những người chế biến cà phê quy mô gia đình, làm chui, làm lậu."
"Cơ quan hữu trách nếu làm mạnh thì có thể diệt tận gốc được cà phê dỏm. Vấn đề là có chịu làm hay không thôi," ông Thành nói thêm.
"Vụ cà phê pin Con Ó đúng là gây chấn động, nếu hiểu theo kiểu scandal của báo chí, nhưng tác hại thì quá ít, vì chỉ một vài cơ sở siêu nhỏ, hộ gia đình làm ẩu.
Truy tố họ ư? Dễ thôi, nhưng họ có gì để mất?"
Cái nghèo khiến họ làm liều thôi.
"Vấn nạn thực phẩm đường phố bị ô nhiễm mới nhức đầu, vì đụng toàn người nghèo. Nghèo mới bán rong, có khi lấy đêm làm ngày như ở các bến xe.
"Vụ cà phê bẩn dễ giải quyết hơn. Chỉ cần kiểm tra nơi bán cà phê, truy tận gốc nơi chế biến là dẹp được. Dẹp ở đây không có nghĩa là xóa sổ cơ sở nhỏ bé của họ. Mà là hướng dẫn họ chế biến cà phê đúng quy định pháp luật. Mối lái thì họ có sẵn rồi. Nhưng liệu chính quyền có kiên nhẫn làm chuyện 'vì dân' đó hay không?"
Tội cho dân nghèo
"Giá cà phê hiện nay, cà phê Robusta, cà phê mít đâu có đắt, để phải làm hàng độn. Giá một ly cà phê ở các quán ở Sài Gòn khoảng 20.000 đồng, là dư sức cà phê thật rồi. Đắt hơn là do chỗ ngồi thôi."
Phản ứng của dư luận?
Khuất Thu Hồng: Trời đất ơi! Ngày nào mình cũng uống cafe. Nếu tui "đi" sớm thì bà con đến "hỏi thăm" cơ sở này giùm nhé! Tội này có được coi là cố ý giết người không nhỉ các luật sư ơi!
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.