Tất Thành Cang
Hiện nay, có nhà báo nào ở Sài Gòn ‘dám’ viết trên trang facebook cá nhân về những lùm xùm đất đai liên quan đến Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, đều nhận được điện thoại từ ông Nguyễn Đức Thọ, đương nhiệm Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, rằng: “Anh Sáu kêu gỡ bài xuống!”. ‘Anh Sáu” là cách gọi thân mật đối với Phó Bí thư Thường trực Tất Thành Cang.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang (ngồi)
Quận 2: lãnh địa của nhóm quyền lực dòng họ Lê – Trương?
Nhà báo Nguyễn Tường Minh, cựu phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, hiện là chủ biên báo Người Tiêu Dùng, cho rằng đã đến lúc cần nhìn thẳng vào chuyện người dân mất đất ở Thủ Thiêm; trong đó có Hòa thượng Thích Không Tánh, chủ trì Chùa Liên Trì đã bị cướp đất thô bạo, tất cả đều liên quan đến ông Tất Thành Cang khi ông là Bí thư Quận ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2 từ năm 2009 đến năm 2012.
Nhà báo Nguyễn Tường Minh kể: “Đây là bức ảnh chụp vào ngày 2/5/2015, giữa buổi họp được chủ trì giữa Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình (ông 6 Bình) và Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang (ông 6 Cang), bàn về vấn đề Thủ Thiêm. Ông 6 Cang từng thời gian nhiều năm trấn giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Quận 2, cũng là một trong những quan chức liên quan trực tiếp đến quá trình xử lý khiếu nại tố cáo đền bù đất đai dai dẳng tại khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM. Có một điều phải nhìn nhận, đã quá nhiều năm, giới chức Sài Gòn dường như kín kẽ khi nhắc về vấn đề giải quyết khiếu nại, khiếu kiện kéo dài của người dân Thủ Thiêm. Mọi người dường như cố tránh né về thực tế rất nhiều người dân nghèo đã phải đánh đổi phần đất chôn nhau cắt rốn gia đình mình để phục vụ cho sự phồn vinh và thay đổi giàu sang của Quận 2 ngày nay”.
Năm 1997, khi thành lập Quận 2, bà Trương Thị Hiền, vợ của ông Lê Thanh Hải được ‘bố trí’ ghế phó chủ tịch quận. Bà Hiền là em ruột bà Trương Mỹ Hoa, khi ấy là Phó Chủ tịch Nước. Chủ tịch quận 2 lúc mới thành lập là ông Chín Lực, nguyên phó Bí thư thường trực Quận 5 được điều sang.
Do biết trước thời gian sẽ chia tách quận, nên từ trước năm 1997, nhiều quan chức đã cho người thân đứng tên sang nhượng lại đất nông nghiệp ở khu vực Thủ Thiêm; trong đó có gia đình ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Hữu Tín (ông Tín xuất thân từ Đảng bộ Quận 5, chức vụ cuối cùng trước khi rời chính trường là phó Chủ tịch UBND TP.HCM).
Ông Trần Minh Đức, cựu Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, kể: Công ty cổ phần Thế Kỷ 21 (cổ đông là các phóng viên, nhân viên báo Tuổi Trẻ) được UBND TP.HCM chấp thuận địa điểm đầu tư khu dân cư mới tại phường Bình Trưng Tây (quận 2, Sài Gòn) từ năm 1997.
Do biết trước thời gian sẽ chia tách quận, nên từ trước năm 1997, nhiều quan chức đã cho người thân đứng tên sang nhượng lại đất nông nghiệp ở khu vực Thủ Thiêm; trong đó có gia đình ông Lê Thanh Hải, ông Nguyễn Hữu Tín (ông Tín xuất thân từ Đảng bộ Quận 5, chức vụ cuối cùng trước khi rời chính trường là phó Chủ tịch UBND TP.HCM).
Ông Trần Minh Đức, cựu Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, kể: Công ty cổ phần Thế Kỷ 21 (cổ đông là các phóng viên, nhân viên báo Tuổi Trẻ) được UBND TP.HCM chấp thuận địa điểm đầu tư khu dân cư mới tại phường Bình Trưng Tây (quận 2, Sài Gòn) từ năm 1997.
Việc thỏa thuận đền bù các hộ dân diễn ra nhanh chóng vì thuận mua, vừa bán. Thế nhưng dự án kéo dài đến năm 2005 vẫn bị vướng vì có 3 hộ (Nguyễn Hữu Tấn, em ruột phó chủ tịch Nguyễn Hữu Tín) không đồng ý, dù đã được tăng tiền đền bù gấp 4 lần so “dân đen”.
“Sở dĩ ba hộ có thái độ “muốn gì được nấy” vì dựa vào một số mối quan hệ quen biết. Trong quá trình thương lượng đã có nhiều cuộc điện thoại, thư tay của một số giám đốc sở, cựu lãnh đạo UBND TP, Văn phòng Chính phủ...”. Ông Trần Minh Đức nói.
“Sở dĩ ba hộ có thái độ “muốn gì được nấy” vì dựa vào một số mối quan hệ quen biết. Trong quá trình thương lượng đã có nhiều cuộc điện thoại, thư tay của một số giám đốc sở, cựu lãnh đạo UBND TP, Văn phòng Chính phủ...”. Ông Trần Minh Đức nói.
Thế nhưng, lịch sử chưa bao giờ lãng quên!
“Khi mà dòng thời gian từng bị che mờ bằng quyền lực, khi mà hàng loạt khu đất sang trọng mọc lên, mang lại lợi nhuận chục ngàn tỷ cho nhiều đại chủ đất ngày nay, người ta vẫn dễ dàng bắt gặp ánh mắt đau khổ của các ông, bà cụ suốt hơn chục năm cầm đơn kêu cứu khắp nơi, với hy vọng tìm lại công bằng trong chính sách đền bù đất đai và hiểu về giá trị của sự hy sinh cho lợi ích quốc gia. Nút thắt lịch sử nằm ở đâu?”.
Tổng biên tập Đặng Tâm Chánh
Nhà báo Nguyễn Tường Minh đặt câu hỏi, và cho rằng một trong những nguyên do khiến tờ báo Sài Gòn Tiếp Thị phải đóng cửa, chính là việc Tổng biên tập Đặng Tâm Chánh của tờ báo này đã dũng cảm muốn tìm kiếm câu trả lời, cách đây nhiều năm. Thế nhưng, hầu như sống giữa thành phố này mà đặt câu hỏi “khó” về Thủ Thiêm, dưới vương triều cũ, ắt hẳn sẽ có cơn bão tố kéo tới vùi dập tất cả sự thật, và nhiều thứ tiếp tục rơi vào lãng quên.
“Hôm nay có thể đã khác. Nếu thực sự Chính phủ xác lập cam kết dùng sự liêm chính, kiến tạo để vận hành bộ máy lo cho dân, tôi nghĩ đã đến lúc bức màn tối che phủ quanh Thủ Thiêm cần phải kéo xuống, trả lại cho mọi người biết sự minh bạch trong suốt quá trình thu hồi đất vừa qua. Tôi nghĩ ai cũng đều muốn và sẵn sàng hy sinh tài sản của mình vì lợi ích chung của quốc gia. Chỉ là người ta không muốn mình hiến dâng tài sản cho quá trình vận hành sai trái của một số quan chức điều hành địa phương, phục vụ cho lợi ích nhóm. Rất nhiều người không dám nói ra, nhưng hầu như mọi người đều hiểu “nút thắt lịch sử” là do những con người nào từng gây ra. Và người ta cũng tin rằng, lịch sử sắp thay đổi tại Sài Gòn này.
“Hôm nay có thể đã khác. Nếu thực sự Chính phủ xác lập cam kết dùng sự liêm chính, kiến tạo để vận hành bộ máy lo cho dân, tôi nghĩ đã đến lúc bức màn tối che phủ quanh Thủ Thiêm cần phải kéo xuống, trả lại cho mọi người biết sự minh bạch trong suốt quá trình thu hồi đất vừa qua. Tôi nghĩ ai cũng đều muốn và sẵn sàng hy sinh tài sản của mình vì lợi ích chung của quốc gia. Chỉ là người ta không muốn mình hiến dâng tài sản cho quá trình vận hành sai trái của một số quan chức điều hành địa phương, phục vụ cho lợi ích nhóm. Rất nhiều người không dám nói ra, nhưng hầu như mọi người đều hiểu “nút thắt lịch sử” là do những con người nào từng gây ra. Và người ta cũng tin rằng, lịch sử sắp thay đổi tại Sài Gòn này.
Bởi hơn ai hết, muốn hiểu về những điều bí ẩn phía sau quyết sách tại Thủ Thiêm nhiều năm qua, người mà các cơ quan nội chính Trung ương cần truy vấn đầu tiên chính là ông 6 Cang.
Đúng hay sai? Khởi tố vụ án liên quan đến Thủ Thiêm hay không khởi tố? Đó đều là quyết sách cần cân nhắc rất thận trọng của những nhà lãnh đạo có lương tri, vì dân”. Nhà báo Nguyễn Tường Minh chia sẻ.
Xem ra thì bữa tiệc nào cũng đến lúc phải tàn!
Thảo Vy
Xem ra thì bữa tiệc nào cũng đến lúc phải tàn!
Thảo Vy
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.