Gian
Iraq tại triển lãm nghệ thuật Venice Biennale, Italy, năm nay với những tác
phẩm nói về Nhà nước Hồi giáo (IS) đã không tránh né cuộc xung đột hiện tại.
Alastair Sooke tìm hiểu.
Alastair
Sooke
Trong
khi chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS) tiếp tục tiến về Baghdad
thì nghệ thuật đương đại ở nơi này có lẽ là điều cuối cùng phần lớn người dân Iraq nghĩ tới.
Thế nhưng nhiều nghệ sĩ Iraq
tài hoa vẫn bền gan sáng tác, bất chấp nạn đổ máu tràn lan trên đất nước kể từ
những ngày dưới thời Saddam Hussein tới đây. Đó là điều tôi nhận thấy gần đây
khi tôi thăm gian triển lãm quốc gia Iraq tại Venice Biennale lần thứ 56.
Được
Quỹ Ruya Văn hóa Đương đại Iraq
tổ chức, cuộc triển lãm ở gian này do Philippe Van Cauteren phụ trách. Ông là
giám đốc nghệ thuật của Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại ở Ghent .
Để
tìm chọn năm nghệ sĩ cho cuộc trưng bày, Van Cauteren đã đi khắp Mỹ, Bỉ, Thổ
Nhĩ Kỳ, Anh và cả Iraq. Ở Iraq ,
ông nói với tôi là ông nhận thấy nghệ thuật đương đại bị cô lập bởi sự suy
nghĩ hẹp hòi và bảo thủ.
“Trong
khi tìm hiểu, tôi bắt đầu tới gặp gỡ các nghệ sĩ ở Baghdad và thấy rằng phần
lớn các sản phẩm nghệ thuật ở Iraq là những bức tranh nhẹ nhàng vui vẻ, chối bỏ
thực tế khốc liệt đang diễn ra ở nước này,” ông giải thích.
“Những
họa sĩ này bị cuốn theo cái đẹp và nỗi hoài cổ. Nhưng theo góc nhìn của tôi thì
các sản phẩm đó hết sức khô khan. Tôi không hiểu vì sao khi sống trong một đất
nước phức tạp như Iraq mà
lại thích vẽ hoa, sông Tigris hay đường phố Baghdad cho được. Tôi đi tìm khoảng 10% số
nghệ sĩ có can đảm đề cập đến bối cảnh hiện thời.”
Loạt
tranh mới đây của Haider Jabbar đi sâu vào những vụ Nhà nước Hồi giáo cắt đầu
người
Ta
hãy xem các tranh mầu nước ám ảnh và hãi hùng của họa sĩ trẻ tuổi Haider
Jabbar, người sinh năm 1986. Các tranh vẽ dựa theo ký ức về những cảnh tượng
khủng khiếp mà anh từng chứng kiến, với việc lột tả hàng loạt phần đầu của các
thanh niên bị cắt đứt bêu cọc, đẫm máu, mà phần lớn họ đều bị bịt mắt.
Mỗi
tác phẩm thể hiện một nạn nhân khác nhau của cuộc giao tranh đã tàn phá Iraq
trong những năm gần đây, và Jabbar có ý định vẽ 2000 bức như vậy. Được treo
trên các tường của một tòa nhà từ Thế kỷ thứ 16 nguy nga đẹp đẽ nhìn xuống
Grand Canal của Venice, các bức tranh trông ảm đạm và phi lý, và là lời thúc
bách về việc cần có một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Trung Đông.
Mặc
dù cuối cùng buộc phải rời khỏi quê nhà tới tỵ nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi anh ở hiện
nay, Jabbar đã quen thuộc với bản chất cuộc sống nghệ sĩ ở Iraq. “Để làm việc
như một nghệ sĩ đương đại ở Iraq
là chuyện không dễ dàng,” anh nói với tôi qua email. “Thách thức lớn nhất là
làm sao để duy trì được cuộc sống.”
Theo
Jabbar, chỉ có vài nghệ sĩ với phong cách đột phá như vậy ở Baghdad , do vậy những cảnh tả thực như vậy là
rất “hạn chế”. Baghdad
chỉ có ba phòng tranh ‘sơ sài’ và không có tiền tài trợ cho nghệ sĩ đương đại,
họ thường tụ họp nhau ở nhà riêng hoặc ở các quán cà phê ở thành phố.
Một
trung tâm nữa nơi họ tụ tập thảo luận là Viện Mỹ Thuật Baghdad, nhưng không
khí trong trường hết sức cổ lỗ. Ở đây, người ta dạy kiến thức theo lối cũ kỹ
cho các họa sĩ và nhà điêu khắc trẻ.
Không
được tiếp cận với các tạp chí nghệ thuật, các nghệ sĩ trẻ lướt YouTube và săn
tìm thông tin trên mạng để cố theo kịp với sự phát triển của nghệ thuật đương
đại ở các nơi khác trên thế giới. Nhưng họ vẫn cảm thấy mù thông tin.
Vô
đề 2014-15
Đối
với một khán giả Phương Tây, những tranh mầu nước của Jabbar khiến người ta
nghĩ ngay đến nét vẽ đặc biệt của Marlene Dumas, nữ họa sĩ có tiếng người gốc
Nam Phi. Thế nhưng Jabbar trước khi gặp được Van Cauteren thì chưa hề bao giờ
được nghe tên, nói chi đến xem tác phẩm của bà.
Triển
lãm Vẻ đẹp Vô hình cũng trưng bày ảnh chụp của các nhiếp ảnh gia người Iraq .
Trong
loạt 28 ảnh trắng đen mới, được thực hiện đặc biệt để phục vụ gian trưng
bày, Akam Shex Hadi, sinh năm 1985, thể hiện các hình chụp chân dung dân
thường Iraq
chạy nạn ở những nơi khác nhau. Trong mỗi ảnh lại có cả một dải vải đen ác hiểm
trải loằng ngoằng, quấn quanh nhân vật trong ảnh như một nút thòng lọng. Theo
Shex Hadi dải đen này tượng trưng cho cờ của tổ chức IS.
Trưng
bày tại triển lãm Venice Biennale là sự kiện quan trọng đối với các nghệ sĩ
Iraq như Shex Hadi bởi vì nó đồng nghĩa với việc các tác phẩm của họ tìm đến
được với một cộng đồng khán giả, điều không có ở nước họ.
“Hoàn
toàn không dễ dàng chút nào để sống với nghề nghệ sĩ ở Iraq ,” anh nói với tôi, “bởi vì cái nhìn của
người Iraq
đối với nghệ thuật đương đại là còn hết sức sơ khai."
"Thách
thức khó nhất là nhận thức của công chúng; khán giả không hiểu nên hình như tác
phẩm của tôi bị phủ nhận, hầu như không ai tán thưởng. Ở bất kỳ nước nào đang
hứng chịu cuộc khủng hoảng như Iraq
thì văn hoá và nghệ thuật phải chịu thiệt thòi nhất. Chỉ có nghệ sĩ mới quan
tâm đến nghệ thuật."
Tất
nhiên không phải bao giờ cũng vậy. Hãy cùng xem những hình ảnh tinh tế của
Latif Al Ani, sinh năm 1932 và nổi tiếng là “cha đẻ của nhiếp ảnh Iraq”.
Từ
thời thập niên 1950-1960, ông đã là nhà nhiếp ảnh nghệ thuật thành công. Vào
1963, Al Ani đã có một cuộc triển lãm riêng của mình tại khắp nước Mỹ gồm 105
ảnh. Nhiều tác phẩm của ông ghi lại sự chuyển mình của Iraq từ thời
giữa thế kỷ 19 sang hiện đại; một tấm hình đáng nhớ là một phụ nữ đẹp tuyệt
trần đeo kính râm đứng mỉm cười bên quốc lộ trong khi một người chăn cừu già
cỗi dắt một đàn cừu lớn đi ngang qua đó.
Al
Ani cũng tự hào dự với di sản cổ của đất nước, và nhiều ảnh của ông đã ghi lại
được những công trình khảo cổ. Những ảnh này ngày nay lại cảm thấy quý giá hơn
khi mà các chiến binh IS cướp bóc và phá hủy các công trường khảo cổ trên khắp
vùng Trung Đông.
“Những
con người của các triều đại Sumer ,
Babylon cho đến
Abbasid, tất cả các công trình và nghệ thuật mà họ sáng tạo ra khiến tôi thấy
tự hào,” Al Ani nói trong mục giới thiệu triển lãm Vẻ đẹp Vô hình. “Iraq có một
lịch sử đặc biệt. Các nền văn hoá này kế tiếp nhau, hết nền văn minh này đến
nền văn minh khác, trên khắp đất nước Iraq, miền Bắc miền Nam….”
Trước
việc quân IS mở chiến dịch dữ dội, bảo tồn nghệ thuật cho Iraq đang đặt
ra nhiều thách thức lớn. Tuy nhiên thật là phấn khích khi biết rằng các nghệ sĩ
Iraq dũng cảm trưng bày tại Venice vẫn sẵn sàng chiến
đấu vì nghệ thuật.
Alastair
Sooke
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.