Nhà văn Thuận cho rằng, một nhà văn giỏi sẽ nhìn thấy và nắm bắt được “cái tâm của chính trị, cái tâm của thời đại” và nói cô may mắn khi được sống trong cả hai hiện thực Pháp – Việt.
"Đôi khi tôi nghĩ nếu tôi là một nhà văn Pháp thì tôi biết sáng tác gì trên một hiện thực quá thanh bình như vậy?
"Nên tôi thấy mình may mắn khi có một hiện thực khác, một hiện thực Việt Nam độc nhất vô nhị trên thế giới này, là nguyên chuyện Việt Nam cho đến bây giờ vẫn còn đảng Cộng sản,” nhà văn Thuận Paris.
“Điều tối thiểu của một nhà văn là phải phản ánh được hiện thực,” nên có những người không quan tâm đến những gì đang diễn ra trong xã hội, “họ đi tập thiền, tập yoga, cho rằng cần gì phải bức xúc, đó là việc của họ, nhưng một nhà văn ít ra, tối thiểu là phản ánh được hiện thực, phản ánh được cuộc sống," tác giả của nhiều tiểu thuyết xuất bản ở Việt Nam và Pháp khẳng định.
Cô cũng cho rằng khó có thể so sánh nỗi bất hạnh mà con người Việt Nam đang sống, đặc biệt là với sự mâu thuẫn ngày càng lớn giữa người dân với chính quyền.
Mâu thuẫn này đã như bệnh ung thư giai đoạn cuối, và “chính quyền Việt Nam nếu muốn tiếp tục ở lại thì phải thay đổi”.
Nhà văn Thuận cũng kể về hơn ba năm thương thảo với cơ quan kiểm duyệt Việt Nam để xuất bản được tiểu thuyết Thang Máy Sài Gòn, đã đoạt giải thưởng Sáng tạo của Trung tâm Sách Quốc gia Pháp, do lo ngại cuốn sách làm ảnh hưởng tới quan hệ Hà Nội – Bình Nhưỡng.
Cô chia sẻ, với cô, nỗi sợ lớn nhất là sự tự kiểm duyệt một cách vô thức. “Để cho nghệ thuật sống thì phải có tự do, nghệ thuật mà không có tự do thì là thứ nghệ thuật què quặt”.
Hạnh Ly
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.