Đó là câu hỏi thống thiết dường như đang được đặt ra cho những phận đời cam chịu mong manh của từng con dân Việt. Đặc biệt là thứ bèo bọt hoa trôi của những người phụ nữ Việt Nam trong một đất nước vốn bị rao bán từng ngày.
Thật ra đối với một nhà cầm quyền chỉ giỏi bán miệng nuôi trôn và chuyên sống nhờ vào tuyên truyền xảo trá thì nghĩa lý gì tệ nạn buôn hương bán phấn, hay bán trôn nuôi miệng trong một xã hội đã đầy rẫy những tệ nạn như tham nhũng buôn chức bán phận, cùng những rình rập bất trắc khác.
Nhắc đến tệ nạn thì nhiều người lại nghĩ ngay đến vấn nạn mà chúng ta đang đối diện hiện nay trên đất nước này là gì, nếu không là làm thế nào để tìm đâu ra thứ ánh sáng cuối đường hầm mỏi mòn dài ngoằng như rặng Trường Sơn, để thổi dân khí và văn minh nhân loại cho dân tộc Việt. Chính thứ ánh sáng dân chủ, trong đó có cả nữ quyền nhân quyền đáng được tôn vinh đã bị thời đại… đồ đểu của C.S.V.N tha hóa con người đến tận mạng, khiến xứ sở không tài nào cất đầu lên nổi, và ngập chìm trong bóng tối.
Nhìn mà xem, chưa bao giờ phụ nữ Việt Nam bị lâm vào tình trạng bị bọt bèo rẻ rúng như bây giờ. Cái đớn đau đắng lòng ở đây là những người phụ nữ Việt đã phải “bôn ba” làm đĩ khắp bốn phương trời, hệt như thanh niên trai tráng Việt Nam chưa kịp làm rường cột nước nhà thì vì bao tử đói quá cũng phải chịu đẩy đi làm cu li xứ người với giá rẻ mạt và trăm cay ngàn đắng.
“Ơn chính phủ” đúng là đã hiếp dâm dân tình mình đến tận xương tủy của từng giọt xăng sưu cao thuế nặng, hay từng giọt lệ lưng tròng của không thiếu những số phận đàn bà Việt Nam bị môi giới hôn nhân mồi chài bán dọc theo đường biên giới. Dĩ nhiên chỉ để làm “cô dâu” theo nghĩa làm con sen và phục dịch tình dục mà thôi. Đó là chưa kể phụ nữ cũng như trẻ em Việt còn bị bán đi làm nô lệ tình dục, gái mại dâm với con số gia tăng mỗi năm.
Ở đây chúng ta sẽ không bàn về tệ nạn buôn người, dù rằng theo thống kê của những đường dây buôn người thì cứ mỗi phụ nữ được bán đi thì mỗi con buôn có thể bỏ túi khoảng 100 triệu đồng.
Điều nhục nhã và đau xót cần được ghi nhận ở đây, là đã có khá nhiều trường hợp những người phụ nữ Việt Nam của chúng ta đã bị đưa bán sang Tàu rồi, mà lắm lúc còn bị cho trục xuất về nước, chỉ vì có cả khối lý do nằm trong lý do, nhưng chỉ cần viện lý do giấy tờ bất hợp pháp là bị đuổi về. Nghĩ không tủi nhục sao được, khi những “đấng” công dân Tàu khựa thì tha hồ nghênh ngang đi vào nước Việt như chốn không người và không cần “visa”, chưa kể có dạo còn hống hách đóng hình lưỡi bò trên tấm giấy thông hành, và bây giờ ở Nha Trang còn mọc lên những quán ăn “dám” cấm dân Việt Nam bén mảng đến và họ còn cho xài nhân dân tệ thì không thể hiểu nổi nhanh nhất là chỉ bao lâu Nha Trang sẽ thành một phố Tàu (?)
Ca khúc “Em Có Bao Giờ Được Sống?” ra đời bất ngờ từ mối đồng cảm sâu xa cho thân phận của những người phụ nữ Việt Nam, nên đã khiến nhạc sĩ Vĩnh Điện nhất định lồng ngay vào những nốt nhạc trầm buồn, kêu thương, tức tưởi. Tiếng hát của ca sĩ Bảo Yến vẫn rất truyền cảm, và chất giọng có khi nghẹn ngào nhưng vẫn tròn đầy âm sắc, đặc biệt luyến láy ở câu nhạc: “Thương thân mình tan nát, quê mẹ rao bán đủ điều.” Phần hòa âm theo nhịp chậm, của nhạc sĩ Quang Đạt vẫn không thiếu những réo rắt bồi hồi.
Không phải cũng khá lâu chúng ta mới được thả hồn cho một bài nhạc có vẻ như nhạc tình, nhưng vẫn thấm đẫm những xót thương cho quê hương. Khi ở đó, ở một nơi ai cũng gặp nhau và ai cũng phải ra đi chạy trốn quê hương.
Nguyễn Thị Thanh Bình
***
Bùng nổ vấn nạn mại dâm
|
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.