Hơn một nửa thế kỷ trước, hai mẹ con cô Deborah Crosby, lúc đó đang học lớp một, đã được sĩ quan quân đội Hoa Kỳ đến báo tin phi cơ Hải Quân của cha cô đã bị bắn rơi ở miền Bắc Việt Nam, và ông được cho là đã chết mặc dù thi thể của ông đã không được tìm thấy.
Mẹ cô không bao giờ nói gì về ngày đó, nhưng bà đưa cho Crosby và ba anh em của cô một tập tài liệu với các bài báo về chiếc phi cơ của cha cô xuyên qua các đám mây trong nhiệm vụ đánh giá thiệt hại của phi vụ oanh tạc trước khi bị lực lượng phòng không của Bắc Việt bắn rơi vào năm 1965. Con gái ông ta nói, người phi công 31 tuổi chỉ được trang bị máy ảnh.
Crosby và bà nội của cô có ước nguyện một ngày nào đó có thể đưa thi thể Trung uý Frederick P. Crosby về chôn ở quê hương San Diego.
Một năm trước đây, các chuyên viên quân đội đã tìm thấy xác của Trung úy Frederick và vào ngày thứ sáu. Crosby đã hoàn thành lời hứa với bà nội quá cố, cô đón nhận quan tài của cha mình tại phi trường San Diego.
Vào Chủ Nhật, Frederick Crosby sẽ đươc chôn tại Nghĩa Trang Quốc Gia Rosecrans với các nghi thức danh dự quân đội và một phi đội của Hải Quân bay chào trên bầu trời.
Crosby không bao giờ nghi ngờ sự thực là cha cô đã chết. Nhưng nỗi đau của cô dường như nằm sâu trong tâm khảm cho đến khi cô được báo tin xác của cha mình đã được tìm thấy, và sự việc này đã giúp cô đóng lại nỗi đau buồn.
“Nó đã thay đổi cuộc sống của tôi nhiều cách khác nhau”, Crosby, hiệnn tại là nhà tư vấn năng lượng sống ở New York nói. “Nó đã làm nhẹ đi rất nhiều nỗi buồn mà tôi đã mang trong trái tim tôi một cách lặng lẽ.”
Quân đội Hoa Kỳ rất tích cực trong vệc tìm kiếm các quân nhân mất tích trong các cuộc chiến trên toàn thế giới. Theo Hội Đoàn Gia Đình Quốc Gia của các Tù Nhân Mỹ và Mất Tích ở Đông Nam Á, 969 binh sĩ bị mất tích đã được liệt kê danh sách kể từ khi kết thúc Chiến Tranh Việt Nam năm 1975, trong khi đó 1.611 hồ sơ vẫn còn bí ẩn.
Crosby gọi văn phòng quân đội thường xuyên để hỏi về tình trạng tìm xác của cha mình. Cô đã tham dự các cuộc họp của Hội Đoàn Quốc Gia và phân tích tai nạn xảy ra ở địa phận Thanh Hóa trên Google Earth. Cô đã cung cấp các tin tức cho Thư Viện Quốc Hội. Cung cấp một mẫu máu của người cô của mình cho quân đội để có một bản sao DNA trong hồ sơ khi cần so sánh lúc tìm thấy xác của cha cô.
Nhiều thập niên qua mẹ và bà nội, cả hai đều qua đời trước khi các chuyên viên tới chỗ đã gặp Phạm Văn Trương, một cư dân sống lâu đời tại phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa.
Theo một tường trình 50 trang cung cấp cho Crosby, người đàn ông 89 tuổi này nói với các chuyên viên quân đội Hoa Kỳ rằng ông không nhớ tháng, hoặc năm nhưng ông nhớ trong thời chiến tranh lúc ông đang nấu đá vôi để sửa ngôi nhà của mình thì nghe tiếng súng nổ. Ông chạy đến gần đó để xem xét, nhìn thấy hai chiếc phi cơ bay về nhà mình và một chiếc đang bốc cháy khi nó lướt về phía con đê. Ông nói chiếc phi cơ bị nạn đã bị mất cánh và đuôi, rơi xuống ao cá ở trước nhà ông. Chiếc phi cơ khác tiếp tục bay về phía biển.
Ông Văn Trương nói với các chuyên viên rằng ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, một đội cứu hộ người Việt Nam đã vớt một số phần của phi cơ, bao gồm động cơ, lên từ ao và đưa đi. Văn Trương, người đã giúp đội cứu hộ, giữ một mảnh vỡ để dùng làm dụng cụ nấu ăn. Ông cũng dùng một mảnh kính để sửa đồng hồ của mình.
Dựa trên thông tin mới này, các chuyên viên quân sự Mỹ đã quyết định cào đáy ao vào năm 2015. Khi họ đổ hết xô nước này đến xô khác, họ đã tìm thấy xương, miếng vải từ bộ đồng phục của Crosby, một bật lửa chrome và một nhẫn cưới.
Crosby vẫn giữ mẫu nhắn tin trên điện thoại từ một năm trước đây khi một viên chức quân đội để lại tin nhắn cho cô ấy gọi để biết tin tức cha cô.
Crosby, 58 tuổi, nói: “Khi tôi gọi, ông tự giới thiệu và nói:” Chúng tôi tìm thấy xác của cha cô và đã được xác nhận là đúng. Tôi bật khóc, nói với ông ta rằng nó gần như là ngày khi tôi lên 6 tuổi, nó giống như khi các nhân viên quân đội gõ cửa nhà cô.”
Cô cảm thấy, sau cùng cô có thể khóc cho vơi những giọt nước mắt được dồn né bên trong. Crosby cho biết anh trai của cô muốn giữ vải, chiếc bật lửa và nhẫn cưới còn cô chỉ muốn lá cờ treo trên quan tài của cha.
“Tôi nghĩ mẹ tôi sẽ rất hạnh phúc khi bố tôi nhận được sự vinh danh của quân đội và được tri ân như một anh hùng”, cô nói. “Có rất nhiều sự an ủi trong trái tim tôi. Tôi rất vui mừng vì mong muốn của bà tôi đã trở thành sự thực: cha tôi đang trở về nhà.”
Ngọc Thạch
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.