Thursday, May 11, 2017

Số phận loài cá hilsa ở Myanmar

image
Cá hilsa là thức ăn chủ yếu của người dân tại Myanmar và Bangladesh

Trong nhiều thập niên qua, các ngư dân ở Myanmar đã bắt và bán cá hilsa, nhưng việc khai thác quá mức và các quy định yếu kém đang ảnh hưởng nặng nề.

"Chúng tôi đánh bắt cá hilsa nhiều năm qua. Cha mẹ tôi cũng đánh bắt cá hilsa. Ngày đó cá lớn và chúng tôi đánh bắt được rất nhiều.

"Ngày nay, chúng tôi và con cái chúng tôi đánh bắt cá hilsa, nhưng cá ít hơn và nhỏ hơn. Hiện nay cá này đang trở nên rất hiếm."

image

U Kauk Tin, 65 tuổi, là một trong nhiều ngư dân ở vùng đồng bằng Irrawaddy của Myanma (còn gọi là Miến Điện) đang phải vật lộn sinh sống vì cá vốn là nguồn thu nhập hàng ngày của họ đang biến mất khỏi sông ngòi.

image
Số phận cá hilsa ở Myanmar

Hilsa (tên khoa học Tenualosa ilisha) - một loại cá trích Ấn Độ - thường có nhiều ở vùng biển dọc theo Vịnh Bengal.

Đây là loài cá xuất khẩu nhiều nhất của Myanmar được khai thác từ thiên nhiên, nhưng giờ đây đã không phải là như vậy nữa vì trữ lượng loài cá này suy giảm trong những thập niên gần đây.

image

Theo một báo cáo của dự án Hệ sinh thái hải dương lớn Vịnh Bengal (BOBLME), Myanmar đánh bắt khoảng 15-20% tổng lượng cá hilsa toàn cầu, đứng thứ hai chỉ sau nước láng giềng Bangladesh, nước chiếm khoảng 60% tổng lượng khai thác trên thế giới.

image
Trữ lượng cá hilsa đã tụt giảm nhanh chóng do việc đánh bắt quá nhiều trong những năm gần đây

BOBLME - một đối tác quốc tế có sự tham gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ và các chính phủ trong khu vực - ước tính rằng ngành công nghiệp cá hilsa trị giá hơn 2 tỷ đô la trên toàn cầu.
Cá hilsa bơi từ Vịnh Bengal tới các con sông để sinh đẻ.

Tuy nhiên, các tàu đánh cá thương mại đánh bắt cá bằng lưới vây - một loại lưới quây tròn được thả rất sâu để đánh bắt cá đủ mọi kích cỡ.

image

Các nhà nghiên cứu nói rằng những tàu đánh cá ở Myanmar đang dùng loại lưới có mắt lưới nhỏ cỡ 2.5cm để đánh bắt cá nhỏ, chưa trưởng thành trong khi kích thước tiêu chuẩn tối thiểu là 10cm.

Những con cá nào bơi được tới các con sông lại bị những ngư dân hoạt động trên phạm vi nhỏ đánh bắt tiếp bằng loại lưới có mắt lưới nhỏ xíu có thể bắt được những con cá nhỏ nhất.

image

Hilsa có thể phát triển dài tới khoảng 50cm, trọng lượng trên 3kg. Tuy nhiên, phần lớn cá đánh bắt ở Myanmar hiện nay có trọng lượng từ 300-500g.

Ông Michael Akester từ tổ chức quốc tế WorldFish đang làm việc với các chính phủ trong khu vực nhằm cải thiện quản l‎ý nghề cá, cho biết: "Không có kích thước tối thiểu cho việc đánh bắt cá, vì vậy rất nhiều cá con bị đánh bắt [có chiều dài] dưới 25,7 cm và điều đó có nghĩa là cá chưa có cơ hội sinh sản".

Mùa nghỉ không đánh bắt cá Hilsa tại Myanmar là từ tháng 5 đến tháng 7 nhưng quy định này không được thực thi có hiệu quả, chủ yếu là vì lý do kinh tế.

image
Trữ lượng cá hilsa đã tụt giảm nhanh chóng do việc đánh bắt quá nhiều trong những năm gần đây

Những ngư dân quy mô nhỏ là trong số những người nghèo nhất ở Myanmar và cấm họ đánh cá là không thực tế vì họ không có cách kiếm tiền nào khác.

Cũng không có quy định ngưng đánh cá trên biển vì chính phủ Myanmar vẫn cho phép 30% tàu đánh bắt cá hoạt động trong những tháng đánh bắt cá đáng lẽ phải ngừng nghỉ.

image
Nước bị ô nhiễm và rác thải đã là những yếu tố góp phần thêm vào vấn đề

Hiện nay, chưa có đánh giá chi tiết nào về trữ lượng cá ở Myanmar, nhưng hầu hết các chuyên gia đều cho rằng cần cấp bách cải thiện quản lý nghề cá.

Ô nhiễm nguồn nước và biến đổi khí hậu cũng là những yếu tố chính yếu làm giảm lượng cá hilsa.

Vứt rác thải, bao gồm túi nylon, xuống sông là phổ biến và việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu cũng là một vấn đề đáng kể vì chất độc chảy ra sông, giảm môi trường nuôi dưỡng cá hilsa.

image
Nhiều ngư dân Myanmar là người nghèo và không có kế sinh nhai nào khác

Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Cục Thủy sản Myanma nói rằng vẫn còn nhiều cá hilsa tại nước này.
"Chúng ta không cần phải lo lắng vì vẫn đang đánh bắt được rất nhiều cá", ông Tun Win Myint, một trong những người đứng đầu Cục này, nói.

Số liệu của chính phủ cho thấy sản lượng cá hilsa trên biển gia tăng trong năm qua. Nhưng kích thước của cá phần lớn là chỉ bằng một nửa so với cá trưởng thành.

"Qu‎ý vị có thể tăng mức khai thác bằng cách tăng đầu vào", Essam Yassin Mohammed, một nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Quốc tế về Môi trường và Phát triển (IIED) có trụ sở ở London cho biết.

image
Có thể phải mất hàng năm trời để cải thiện lượng cá hilsa ở Myanmar

"Quý vị tăng lượng tàu cá, tăng số ngày đánh bắt cá lên."

Năm nay IIED sẽ thực hiện một dự án giúp cộng đồng ngư dân nghèo của Myanmar dùng một chương trình họ đã thực thi ở Bangladesh theo đó cộng đồng ngư cân được cung cấp gạo như một hình thức khuyến khích không đi đánh bắt cá trong thời gian ngưng đánh bắt.

Nhưng dự án kéo dài bốn năm này mới bắt đầu và còn cần lập ra một mô hình có hiệu quả cho Myanmar.

Cũng cần cải thiện cả luật đánh cá và giám sát để trữ lượng cá có thể trở lại mức bền vững.

"Cục Thủy sản hiện đang tìm cách cải thiện việc kiểm soát nhưng họ có thể sẽ phải mất một thập niên để tới được lúc có thể nói rằng nghề cá là hoàn toàn bền vững," ông Michael Akester từ tổ chức WorldFish nói.

image

"Nếu không có luật định, nếu khả năng thực thi luật nhằm kiểm soát việc đánh cá, có quota nhất định, có quy định kích cỡ cá tối thiểu, nếu những yếu tố này không được thực thi thì sẽ khó có thể có một nghề cá bền vững," ông nói.

U Kauk Tin biết ông và những ngư dân như ông có vai trò trong việc giải quyết vấn đề này nhưng ông cần được trợ giúp.

"Nếu chúng ta bắt cá nhỏ, tất nhiên là chúng sẽ không thể lớn lên. Nhưng nếu tôi không bắt chúng thì chúng tôi không thể kiếm tiền sinh sống được," ông nói.

"Vì thế chúng tôi đánh bắt bất cứ những gì có thể đánh bắt được."

image

Khi bị cảm ăn kem hay uống sữa có sao không?
Những chuyện khó tin về búp bê tình dục
Ngôi nhà đi qua lịch sử
London tổ chức thi hát rong
Công nghệ mới giúp chống tình trạng bị theo dõi
Cuộc đấu tố giết người giữa Kỷ nguyên Công nghệ 4....
Texas ra luật trừng phạt các ‘thành phố lánh nạn’
Luật sư nhân quyền gốc Bắc 'làm tổng thống Nam Hà...
Tiền ân nghĩa đối với một cựu Tổng Thống Mỹ
Phải bỏ Đảng để tiến bước và hy vọng
Người Việt và bệnh “Sleep Aepna”
Nhà văn Thuận: Hiện thực Việt Nam ‘độc nhất vô nhị...
Tìm hiểu về phu nhân Tổng Thống Emmanuel Macron
Phong trào ‘Xin Lỗi Việt Nam’
Chiếc phi cơ Comet làm thay đổi ngành hàng không t...
Bỏ email là tự giải thoát cho mình?
Những loài cây duy nhất cứu được miền ven biển VN
Du Lịch . . . gần như miễn phí
3 cách nhìn người của cổ nhân
Thưa ông Đinh La Thăng!

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.