Saturday, May 12, 2018

Những góa phụ không chốn nương thân

https://baomai.blogspot.com/

Không biết đi đâu, không biết trốn vào đâu.

Một số những người Hindu bảo thủ nhất tại Ấn Độ tin rằng người phụ nữ nếu chồng đã chết thì cũng không nên sống nữa, bởi người phụ nữ đó đã không giữ được linh hồn chồng.

Bị cộng đồng xua đuổi, bị người thân bỏ rơi, hàng ngàn phụ nữ cơ cực tìm đường đến Vrindavan, một thành phố hành hương nằm cách Delhi chừng 100km về phía nam, nơi đã trở thành nơi nương náu của hơn 20 ngàn người phụ nữ góa.

https://baomai.blogspot.com/

Những người phụ nữ này không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải sống trong một khu vidhwa ashram (có nghĩa là khu trú ngụ cho các phụ nữ góa) do chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức NGO lập ra.

Mặc đồ màu trắng, họ biết rằng họ sẽ không bao giờ trở về nhà, và rằng đây là nơi mà họ sẽ nằm xuống khi lìa đời.

Dựa vào nhau để sống

https://baomai.blogspot.com/

Theo phong tục của người Hindu, một người phụ nữ góa không được phép tái hôn. Họ phải trốn trong nhà, tháo bỏ mọi đồ nữ trang và phải mặc đồ màu tang. Người đó trở thành nỗi ô nhục cho gia đình, mất quyền tham dự đời sống sinh hoạt tôn giáo và bị xã hội cô lập.

Nhiều phụ nữ góa bị nhà chồng đuổi đi, hoặc họ chủ động trốn đi. Họ tìm đến các thành phố lớn, nơi họ thường biến mất. Một số người đi tới thành phố thiêng của người Hindu, Varanasi, một số người khác tới Vrindavan, nơi mà người ta tin rằng Đức Krishna, vị thần Hindu được nhiều người phụ nữ góa thờ phụng, đã sống thuở thiếu thời.

Đàn áp

https://baomai.blogspot.com/

Những phụ nữ góa ở Ấn Độ luôn bị ruồng rẫy, bị ngược đãi. Sati có lẽ là tập quán cổ nhất và rõ rệt nhất minh chứng cho điều này. Bị những người thực dân Anh cấm áp dụng kể từ 1829, sati là một tập quán tang lễ cổ lỗ của Ấn Độ theo đó người đàn bà góa được trông đợi là phải gieo mình vào giàn hỏa thiêu xác chồng, hoặc tự tử bằng cách khác ngay sau khi chồng chết. Một khi chồng chết thì người đàn bà bị coi là không còn lý do gì để sống nữa.

Làm lại cuộc đời

https://baomai.blogspot.com/

Đến Vrindavan, nhiều người phụ nữ góa chồng cảm thấy mình hoàn toàn tuyệt vọng. Họ phải một mình đối diện với thế giới mà không có ai giúp đỡ. Bị xã hội gạt ra bên lề, bị gia đình ruồng bỏ, họ chờ đợi tới lúc chết trong cô đơn và nỗi căng thẳng tuyệt vọng. Thế nhưng từ từ từng chút một, họ được cộng đồng những người phụ nữ góa đón nhận, và hầu hết đã gượng lại được để sống, để thoát khỏi nỗi cô đơn.

Đức tin mãnh liệt

https://baomai.blogspot.com/

Gayatri đang làm lễ puja (lễ cầu nguyện buổi sáng) tại ashram Meera Sahbagini, nơi được thành lập từ 60 năm về trước và nay là nơi trú ngụ của 220 người phụ nữ góa chồng.

https://baomai.blogspot.com/

"Mỗi sáng, chúng tôi thức giấc lúc 5 giờ. Một số người ra bờ sông Yamuna để rửa ráy và làm nghi lễ puja đầu tiên. Sau đó, chúng tôi quay về ashram, hát các bài hát tôn giáo để ca tụng Sri Krishna và [bạn đời của ngài là] Radha."

Đoàn kết tương trợ

https://baomai.blogspot.com/

Sau khi hát bhajans (các bài hát tôn giáo) và cùng nhau cầu nguyện, những người phụ nữ bắt đầu các hoạt động thường nhật. Họ nấu ăn, hoặc là cho mình, hoặc làm trong từng nhóm hai, ba người, và rồi cùng ăn trong các căn phòng hoặc trong những hành lang của ashram. Sau đó, họ đọc các cuốn sách tôn giáo và cầu nguyện. Rõ ràng là đức tin có sức mạnh vô cùng to lớn, giúp họp đối diện được với những khó khăn mỗi ngày.

Người tử tế

https://baomai.blogspot.com/

Lalita, 72 tuổi, đã sống tại ashram Meera Sahbhagni được 12 năm.

"Tôi không bao giờ nghĩ rằng rồi đến một ngày tôi phải đi ăn xin. Nhưng khi chồng chết, tôi khi đó 54 tuổi đã bị người thân đuổi ra khỏi nhà. Tôi đã phải sống trên đường phố, và rồi gặp được một người đàn ông tử tế, người đã giúp tôi một tấm vé tàu tới Vrindavan. Tôi đến đây và không rời đi nữa."

Chống lại số phận

https://baomai.blogspot.com/

Ở đây, những người phụ nữ đứng bên bờ sông Yamuna vào lúc chiều tà để làm lễ aarti (là các lễ cầu nguyện và kỷ niệm truyền thống, được thực hiện hàng ngày). Một người quá sung sướng vì được ở đây, tới nỗi bà nhảy xuống dòng nước; những người khác giúp bà leo trở lại lên bờ.

Định mệnh nghiệt ngã

https://baomai.blogspot.com/

Tulsi, 68 tuổi, đang hát bhajan tại ashram. Bà là người sống tại một làng gần Kolkata. Gia đình nhà chồng đã lấy hết tài sản khi chồng bà chết. Tulsi bị buộc phải cùng các con tới sống ở một vùng rất nghèo, và một trong các con trai bà đã nhanh chóng đưa bà tới Vrindavan, ban đầu lấy cớ là để làm lễ cúng Thần Krishna. Sau khi thăm các ngôi đền, người con trai bảo bà hãy ở lại Vrindavan dẫu bà không muốn. Anh ta bỏ đi và không bao giờ quay lại. Nay, bà ở lại ashram đã được 12 năm.

Một linh hồn, một đường đời

https://baomai.blogspot.com/

Shanti Padho Dashi năm nay 91 tuổi, sống tại ashram Meera Sahbhagni. Bà là cư dân cao tuổi nhất ở ashram này, và đến từ vùng Tây Bengal. Bà tới Vrindavan từ 25 năm trước.

Ấn Độ đang dần tiến bộ hơn, cho nên hoàn cảnh của các phụ nữ góa chồng cũng đang trở nên khá hơn, dù là chậm chạp.

Tuy nhiên, chồng chết vẫn là điều bị coi là nỗi ô nhục ghê gớm, và tâm lý này đã tồn tại lâu tới mức nó khó có thể sớm biến mất, đặc biệt là trong các vùng nông thôn.

Nâng cao nhận thức và sự cảm thông

https://baomai.blogspot.com/ 

Mặc đồ màu trắng, các bà góa đi mua rau quả trên đường phố Vrindavan. Họ luôn bị xã hội ruồng bỏ, bởi họ bị coi là đem lại những xui xẻo. Một số người thậm chí còn tránh đi khi thấy một phụ nữ góa đi trên đường phố.

Nhưng trong những năm gần đây, các tổ chức NGO địa phương, như Sulabh International, đã giúp đỡ những phụ nữ góa. Không chỉ hỗ trợ về tài chính, các tổ chức còn tiến hành nhiều dự án và nhiều hành động trên truyền thông trên cả nước nhằm nâng cao nhận thức va sự cảm thông của xã hội đối với những người bị phân biệt đối xử.

Thay đổi cách suy nghĩ

https://baomai.blogspot.com/ 

Trong hình là các phụ nữ góa tại ashram Meera Sahbhagni tổ chức kỷ niệm Holi, tức lễ hội màu sắc. Cho dù tập quán chính thống không cho phép các phụ nữ góa được tham dự vào các lễ kỷ niệm, nhưng cách suy nghĩ này đang được thay đổi, và những người phụ nữ góa đã bắt đầu chống lại lệnh cấm.

Phá vỡ rào cản

https://baomai.blogspot.com/

Holi và tầm quan trọng của lễ hội này trong xã hội Ấn Độ là cơ hội hoàn hảo để những phụ nữ góa khẳng định một cách lớn tiếng và rõ ràng rằng họ muốn được tôn trọng. Trong lễ Holi, các rào cản xã hội bị phá bỏ và mọi người ăn mừng cùng nhau, không phân biệt những cách biệt tuổi tác, giới tính và địa vị xã hội.

https://baomai.blogspot.com/

Đó là lúc người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong xã hội cùng chan hòa, khi mà người ở giai tầng thấp kém được quyền sỉ nhục những người mà họ luôn phải cúi đầu suốt quanh năm.

Hy vọng cho ngày mai

https://baomai.blogspot.com/

"Hôm nay tôi rất vui vì có những người phụ này sống quanh mình, tôi không còn cô đơn nữa," Prema, 60 tuổi, nói. "Chúng tôi đã học cách sống với nhau, giúp đỡ nhau. Chúng tôi đã trở thành bạn bè, những người bạn thực sự, bởi chúng tôi đều biết những gì mà mỗi người trong chúng tôi đã phải trải qua. Chúng tôi hướng tới tương lai, không bao giờ muốn nhìn lại quá khứ. Chúng tôi không bao giờ nói về quá khứ hết."





Pascal Mannaerts

https://baomai.blogspot.com/

Những đoạn đối thoại giữa Kim Jong-un và Moon Jae-...
Trạm cuối cuộc đời
Trung cộng thừa nhận đập Tam Hiệp tàn phá môi trườ...
Khoa học gia 104 tuổi đến Thụy Sĩ để được trợ tử
Nữ sinh Mỹ mặc đồ lót thuyết trình tốt nghiệp
Làm sao để thịt nguội không gây ngộ độc?
Tiếng cười khiến bạn làm việc tốt hơn
Người đàn bà khác - The Other Woman
Nỗi buồn của một người Việt
Tại sao Trump muốn hủy thỏa thuận hạt nhân Iran?
Lợi - hại của thực phẩm sản xuất bằng cấy ghép gen...
Có cách nào hiệu quả chữa bệnh nghiện ăn?
Người liều mình đi săn phóng xạ
Điều gì sẽ xảy ra khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt n...
Người Việt sống nhờ vào kiều hối như thế nào ?
Bia rượu_ Một ngày chỉ một ly
Tiết lộ của nhà báo về ông Trump
Những định kiến và thói 'ác khẩu' vô thức
Trump lại giở trò “chơi xỏ”
Donald Trump: bậc thày của môn cờ vây

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.