Monday, May 7, 2018

Những định kiến và thói 'ác khẩu' vô thức

https://baomai.blogspot.com/ 
Nếu giám đốc điều hành là phụ nữ, câu hỏi sẽ là: "Tôi có thể nói chuyện với sếp của cô không?"

Phản ứng với y tá là nam giới: "Ồ, chẳng mấy khi ta gặp được y tá nam đâu."
Khi ai đó nói với một thực tập sinh là người thuộc nhóm LGBTQ (đồng tính, lưỡng tính, hoặc chuyển giới): "Huh, trông cậu không có vẻ gay lắm."

Nói với một đồng nghiệp da màu - trong công sở hầu hết toàn nhân viên người da trắng: "Vậy, anh đến từ nước nào? … Không, ý tôi là, thực ra anh đến từ đâu?"

Phản ứng với một người lai: "Anh là thể loại gì vậy?"

Chào mừng bạn đến với thế giới của trò công kích ngầm: những câu hỏi vặn vẹo, bình phẩm, hay hành vi bật ra từ ngày này sang ngày khác khiến những người khác tổn thương về bản thân - đặc biệt là những người thuộc nhóm yếu thế.

Khi những công kích vụn vặt này tích lũy nhiều lên theo thời gian, nó có thể làm lòng tự trọng bị hạ thấp, cảm giác bị xa lánh và cuối cùng thậm chí gây ra nhiều bệnh về sức khỏe tâm thần, các nhà nghiên cứu cho biết. Định kiến kiểu này cũng tạo ra môi trường làm việc độc hại.

Một số bước chỉ dẫn sau đây sẽ giúp bạn xử lý tình huống nhạy cảm này, dù bạn là người bị công kích, hay là người vô ý gây ra hành động phản cảm kiểu này.

Công kích ngầm xảy ra ở đâu?

https://baomai.blogspot.com/

Không giống như những lời nói thù địch, công kích ngầm thường không có chủ ý độc địa gì, nhưng hệ quả có thể tương tự.

Không hẳn mọi kiểu công kích vụn vặt đều được bật ra thành lời nói. Chúng có thể là những hành động rất nhỏ - khiến người xem thậm chí không để ý tới, chứ đừng nói gì đến việc quy kết chúng là phản cảm.

Chẳng hạn như khi ta tránh ngồi cạnh ai đó trên tàu. Hoặc cắt ngang khi ai đó đang nói trong cuộc họp, hoặc cho rằng người khác nói cùng ngôn ngữ với bạn vì hai người đều cùng chủng tộc - hoặc cho rằng họ không nói ngôn ngữ giống mình vì không cùng chủng tộc - hay nhìn chằm chằm theo khi thấy người đi ngang có bề ngoài khác biệt.

Những hành vi đó khiến người ta cảm thấy sự khó chịu, cảm thấy khác biệt, kỳ cục, là người đáng ngờ hoặc thậm chí khiến họ sợ.

"Khi một sinh viên nói với tôi, "Tiến sĩ Sue, tôi thực sự thích bài giảng đó - ồ, nhân tiện, tiếng Anh của thầy tốt quá,' phản ứng của tôi là: 'Cảm ơn, tôi hi vọng vậy - tôi sinh ở đây mà," Derald Wing Sue, giáo sư tâm lý học và giáo dục tại Đại học Columbia ở New York, nói. Ông là người Mỹ gốc Á và sinh ở Portland, bang Oregon.

Tại sao những lời định kiến như vậy lại gây hại?

Một số người cho rằng công kích ngầm thường chẳng ảnh hưởng gì nhiều. Họ có thể cho rằng định kiến đó chỉ là sản phẩm của đường hướng chính trị, hoặc nó tạo ra không khí cảnh giác cao độ. Bình luận trên báo chí nói những định kiến này dung dưỡng cho "văn hóa tạo ra nạn nhân".

https://baomai.blogspot.com/

"Tôi hiểu những người nói, 'đừng có than phiền nữa,' 'trở về thế giới thực tế đi.' Nhưng họ không hiểu là thế nào là thế giới thực tế đối với một số người, chẳng hạn như với người da màu," Sue nói.

Bạn sinh viên nọ khen ngợi giáo sư Sue có lẽ nghĩ rằng họ chỉ hành động với ý duy nhất là nhằm tán dương ông.

Nhưng trong thực tế, lời bình luận đó gửi một thông điệp đến Sue rằng cho dù ông là người Mỹ, thì ông vẫn chỉ là kẻ ngoại lai. Và vì điều này từng xảy ra lặp đi lặp lại trong suốt cuộc đời, ông cho biết những bình luận đó khiến ông cảm thấy mình là người ngoại quốc ngay trên đất nước nơi ông sinh ra.

Chính đây là vấn đề của những lời công kích ngầm: xảy ra dần dần, tác hại ngày càng gia tăng như quả cầu tuyết càng ngày càng lớn dần lên.

Uppala Chandrasekera là giám đốc mảng chính sách công tại Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Canada ở Toronto.

https://baomai.blogspot.com/

Bà nói rằng "với những người quan sát, họ cho rằng [phản ứng với sự công kích ngầm] có vẻ không phù hợp. 'Tại sao người đó lại nổi giận? Ý tôi là nó chỉ là câu đùa hay lời khen.' Nhưng người đó không chỉ phản ứng với những gì xảy ra trong hiện tại." Họ còn phản ứng với điều gì đó từng xảy ra 5 ngày trước, 5 tháng trước hay 5 năm trước.

"Chúng ta luôn nhớ lần đầu tiên điều đó xảy ra," Chandrasekera nhận xét, khi nói đến lần đầu tiên con người trải qua cảm giác bị kỳ thị trong đời. "Đó là khoảnh khắc đau đớn sâu sắc. Vì điều đó quá đau đớn, cuối cùng ta cất giữ nó trong một cái hộp. Nhưng cơ thể nhớ vết đau, vì thế khi điều đó xảy ra lại, nó kích thích [phản ứng]."

Chandrasekera nhận định sự kỳ thị tinh vi đó kết hợp với nhau theo thời gian sẽ dẫn đến hậu quả nhẹ nhất là gây căng thẳng và lo lắng và tồi tệ hơn là gây ra tình trạng nghiện rượu hoặc thuốc.

Nên phản ứng ra sao?

https://baomai.blogspot.com/

Vậy bạn cần phải làm gì nếu bạn chứng kiến hoặc nghe thấy những công kích ngầm kiểu này tại công sở?

"Điều tốt nhất cần làm trong khoảnh khắc đó là nêu rõ việc đó đã xảy ra," Chandrasekera khuyên. "Người bị tác động sẽ cảm thấy rất cô đơn. Họ bị 'kích động', bởi vì đó không phải lần đầu tiên họ bị vậy," bà cho biết, vì thói công kích ngầm thường lặp đi lặp lại. Bà đề nghị hãy hỏi họ liệu họ có ổn không, hay có muốn trò chuyện không.

"Hỏi thăm họ là hành động quan trọng vì điều đó rất tốt cho sức khỏe tâm thần, về mặt hòa hợp xã hội," bà cho biết.

Nếu bạn là người bị công kích, Sue đề nghị những cách can thiệp nhỏ - đáp trả lại ngay lập tức "trấn áp ngay sự công kích ngầm nhưng đồng thời cũng giáo dục cho người gây chuyện hiểu rõ," ông nói, ví dụ, như lúc ông nói với sinh viên khen ông nói tiếng Anh giỏi, ông đã đáp là mình sinh ra ở Hoa Kỳ mà.

Sue có chuyên môn về phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa đa văn hóa, ông nhắc nhở ta rằng "không ai là miễn dịch với những định kiến về chủng tộc, giới tính hay tình dục thừa hưởng từ xã hội."

https://baomai.blogspot.com/ 
Để chống lại sự công kích ngầm trong đời sống hàng ngày, người quan sát không thuộc những nhóm yếu thế được khuyến khích nên nói rõ vấn đề, gọi tên sự công kích và chủ động đề nghị giúp đỡ

Nếu ai đó nói rõ với bạn là hành động nào đó của bạn làm họ thấy khó chịu, đừng trở nên khó chịu hay cố gắng bao biện. Hãy kiên nhẫn, lắng nghe họ, hỏi lại xem bạn đã nói hay làm gì mà họ cảm thấy như vậy, nhờ đó bạn sẽ hiểu rõ hơn người đó đang nói gì.

"Quan trọng là chúng ta phải tự mình suy nghĩ và hiểu ra ta đang giữ định kiến gì," ông nói. "Làm rõ điều đó giúp ta có thể xử lý chúng."

Giải pháp cho những người trải qua những lời công kích ngầm và liên tục cũng có thể giúp chống lại sự kỳ thị. Trang web của Dự án Công kích Ngầm (The Microaggression Project) đã được giới thiệu năm 2010 với mục đích đó.

Gần đây nhất, trang web này đã nhận được 15.000 thư gửi tới trên mạng, mỗi thư ghi nhận một kiểu công kích ngầm khác nhau.

"Chúng đến từ hầu như tất cả các cộng đồng và nhóm dân cư bên lề ở xã hội phương Tây, gồm các nhóm dân tộc thiểu số, phụ nữ, nhiều cộng đồng LGBT, các tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau, cộng đồng người nhập cư, và nhóm người khuyết tật," David Zhou, một trong những nhà đồng sáng lập dự án cho biết qua email.

"Những gì mà dự án chúng tôi phấn đấu là nâng cao tiếng nói của mọi người và cung cấp thông tin đầy đủ về những trải nghiệm đó."

Buộc công ty phải có phản ứng tốt hơn

https://baomai.blogspot.com/

Những nhân viên cảm thấy bị tấn công và kỳ thị thường hiếm khi đi làm đầy đủ và làm việc hết 100% công suất mỗi ngày, Chandrasekera cho biết.

Vì thế, điều quan trọng là bộ phận nhân sự phải xử lý hết sức nghiêm túc các khiếu nại về việc thường xuyên bị công kích ngầm nghiêm trọng và không xem nhẹ phản ứng của người bị tác động hay coi đó là những bình luận vô hại. Chandrasekera cho biết ở Canada, 500.000 người lao động đã không đi làm vào một số ngày vì tình trạng sức khỏe tâm thần. Bà cho rằng cảm giác liên tục bị xem thường tại công sở là một vấn đề sức khỏe tâm thần.

Zhou cho biết công kích ngầm tác động lên "tất cả mọi khía cạnh của sự phát triển nghề nghiệp, từ tuyển dụng đến thăng tiến, và có ở khắp các ngành nghề."

Nhưng với nhiều người, công kích ngầm không chỉ tồn tại trong không gian văn phòng. Từ vựng này mới này đã được thêm vào Từ điển Tiếng Anh Oxford 2015, nhưng đây không hề là tình trạng mới mẻ.

https://baomai.blogspot.com/

"Tôi nghĩ sự ý thức về những trải nghiệm như vậy không nhất thiết đòi hỏi phải có một cụm từ mang tính học thuật để ta ý thức nó tồn tại trong cộng đồng, nơi mà sự công kích tồn tại mỗi ngày," Zhou nói.

"Nhưng trong quá trình xác định những công kích đó là gì, từng cá nhân trong những cộng đồng yếu thế thường hiểu ý nghĩa của chúng theo phản xạ," ông nói. "Đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy những gì ta đang xác định là có tồn tại thật."




Bryan Lufkin

https://baomai.blogspot.com/

Trump lại giở trò “chơi xỏ”
Donald Trump: bậc thày của môn cờ vây
Tại sao chó thích lăn trên phân?
Trump quyết định trục xuất 57.000 người Honduras
Khi chết Marx vẫn là người 'vô tổ quốc'
Nơi người chết được treo trên vách đá
Một cách nhìn khác về nước Mỹ dưới thời Donald Tru...
Bộ Quốc phòng Mỹ cấm cửa điện thoại Huawei và ZTE
Kim Yo Jong chủ đạo thúc đẩy hòa bình cho bán đảo ...
Triều Tiên chỉnh múi giờ đồng nhất với Hàn Quốc
Cuộc gặp lịch sử sẽ dẫn tới hòa bình lâu dài?
Thứ Năm đầu tiên của Tháng 5 là Ngày Quốc gia cầu ...
Ngưỡng tuổi để học ngoại ngữ tốt nhất
Những điều có lẽ chúng ta phải biết ơn Marx
Tâm trí quyết định sức khoẻ như thế nào?
Kim Jong-un trở về Triều Tiên sau hội nghị thượng ...
Thời trang của Đệ nhất phu nhân Mỹ
Nhìn đầm có thể bị phạt từ 90€
Giang brothers 'đã chuẩn bị hoàn hảo cho vòng sau'...
Bảo Yến qua ca khúc “Phố Biển Tôi Về”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.