Wednesday, May 9, 2018

Người Việt sống nhờ vào kiều hối như thế nào ?

https://baomai.blogspot.com/

Kiều hối 14 tỷ USD, chiếm 5,8% GDP. Đó là chưa nói tới số ngoại tệ rất lớn được chuyển phi chính thức về VN. Tỷ lệ 5,8% này chỉ thấp hơn một vài nước nhỏ xíu, cao hơn nhiều so với các nước lớn, cao hơn Campuchia (1,9%) và Lào (0,7%). Điều này nói rằng chúng ta đang phụ thuộc rất lớn vào kiều hối.

Việt Nam đứng thứ 5 châu Á về nhận tiền kiều hối

07/05/2018 TTO - Người Việt đi xuất khẩu lao động đã gởi về Việt Nam gần 14 tỉ USD trong năm 2017, theo báo cáo công bố ngày 7-5 của Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD) thuộc Liên Hiệp Quốc.

https://baomai.blogspot.com/
70% lượng kiều hối ở châu Á-Thái Bình Dương là từ bên ngoài khu vực.

Châu Á - Thái Bình Dương là điểm đến lớn nhất của dòng kiều hối trên toàn thế giới, với 256 tỉ USD, chiếm khoảng 53% lượng kiều hối của thế giới. Theo báo cáo RemitSCOPE - Thị trường chuyển tiền và cơ hội - Châu Á và Thái Bình Dương của IFAD, ba quốc gia dẫn đầu danh sách nhận kiều hối lớn nhất là Ấn Độ (68,968 tỉ USD), Trung cộng (63,860 tỉ USD) và Philippines (32,808 tỉ USD).

Năm ngoái, Việt Nam nhận được số tiền chuyển khoản trị giá 13,781 tỉ USD từ nước ngoài, đứng ở vị trí thứ năm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau Pakistan với 19,665 tỉ USD và thứ hai Đông Nam Á sau Philippines.

https://baomai.blogspot.com/

Khoảng 70% kiều hối được chuyển từ các nước vùng Vịnh (32%), Bắc Mỹ (26%) và châu Âu (12%), giúp khoảng 320 triệu thành viên gia đình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, báo cáo của IFAD cho biết thêm.

Kiều hối đóng góp trung bình 60% thu nhập của một hộ gia đình nhận chuyển khoản. Khoảng 70% kiều hối được chi cho các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, y tế và giáo dục cho các gia đình phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn. 30% còn lại thường được tiết kiệm hoặc đầu tư, IFAD cho biết.

Cơ quan của Liên Hiệp Quốc tiếp tục kêu gọi có các biện pháp giúp người lao động giảm chi phí chuyển tiền về quê nhà và từ thành thị về tới nhà ở nông thôn.

https://baomai.blogspot.com/

Cụ thể, theo IFAD, 80 triệu lao động nhập cư gửi tiền về nhà từ 8-10 lần mỗi năm. Tuy nhiên, phí dịch vụ chuyển tiền có khả năng khiến người nhận chuyển khoản mất đi một phần tiền đáng kể.

Năm ngoái, những lao động nhập cư thường trả 6,86% phí sử dụng dịch vụ chuyển tiền mặt – phương thức phổ biến nhất cho phép tiền được gửi ra nước ngoài thường xuyên mà không cần tài khoản ngân hàng cá nhân.

https://baomai.blogspot.com/

Bia rượu_ Một ngày chỉ một ly
Tiết lộ của nhà báo về ông Trump
Những định kiến và thói 'ác khẩu' vô thức
Trump lại giở trò “chơi xỏ”
Donald Trump: bậc thày của môn cờ vây
Tại sao chó thích lăn trên phân?
Trump quyết định trục xuất 57.000 người Honduras
Khi chết Marx vẫn là người 'vô tổ quốc'
Nơi người chết được treo trên vách đá
Một cách nhìn khác về nước Mỹ dưới thời Donald Tru...
Bộ Quốc phòng Mỹ cấm cửa điện thoại Huawei và ZTE
Kim Yo Jong chủ đạo thúc đẩy hòa bình cho bán đảo ...
Triều Tiên chỉnh múi giờ đồng nhất với Hàn Quốc
Cuộc gặp lịch sử sẽ dẫn tới hòa bình lâu dài?
Thứ Năm đầu tiên của Tháng 5 là Ngày Quốc gia cầu ...
Ngưỡng tuổi để học ngoại ngữ tốt nhất
Những điều có lẽ chúng ta phải biết ơn Marx
Tâm trí quyết định sức khoẻ như thế nào?
Kim Jong-un trở về Triều Tiên sau hội nghị thượng ...
Thời trang của Đệ nhất phu nhân Mỹ

1 comment:

  1. Trong số đó có Ng. Thanh Phượng(con gái thủ tướng Ng Tấn Dũng) có Ng. Xuân Hiếu ( con trai của thủ tướng Ng. Xuân Phúc)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.