Saturday, April 27, 2019

Sau Thượng Hải, Sài Gòn, Hoa Kỳ còn thoái lui khỏi Tehran và Beirut

BM
Lực lượng cộng sản tiến vào Thượng Hải, tháng 5/1949

Cuộc di tản khỏi Sài Gòn tháng 4/1975 là một trong bốn cuộc di tản lớn, đánh dấu sự tháo lui của Hoa Kỳ, bắt đầu từ Thượng Hải năm 1949.

BM
  
Sau Sài Gòn còn có vụ Tehran năm 1979, khi chính quyền thân Phương Tây bị lật đổ và hàng chục người Mỹ bị phái cách mạng Hồi giáo Iran cầm giữ làm con tin.

Năm 1984, Hoa Kỳ phải đưa đơn vị thủy quân lục chiến cùng lực lượng quốc tế (Anh, Pháp, Ý) rút khỏi Beirut, để lại một Lebanon tiếp tục hỗn loạn.

Tháo lui khỏi Thượng Hải

BM
  
Chiến dịch 'Giải phóng Thượng Hải' năm 1949, theo cách gọi của phe Mao Trạch Đông, là giai đoạn cuối của nội chiến Quốc - Cộng, với thất bại nghiêng về phe Tưởng Giới Thạch.

Hoa Kỳ đã dính líu từ đầu vào cuộc chiến này, với chuyến thăm Trung Hoa của Tướng George Marshall tháng 12/1945.

Tuy nhiên, trong một quyết định hiện vẫn gây tranh cãi trong giới sử gia, "sứ mệnh Marshall" của Hoa Kỳ không để nhằm để ủng hộ phe Quốc Dân Đảng chống cộng sản, mà để khuyến khích Tưởng và Mao ngưng bắn.

Tôi có thể hy vọng là QH có quyết tâm kiến tạo ra trật tự thế giới mới hay không đây? Bà Tống Mỹ Linh hỏi Quốc hội Hoa Kỳ, nước đồng minh của Trung Hoa Dân Quốc

Hoa Kỳ cũng giảm viện trợ quân sự và ngưng bán vũ khí cho Quốc Dân Đảng Trung cộng.

Tuy thế, 50 nghìn thủy quân lục chiến Mỹ được điều sang Trung cộng trong chiến dịch Beleaguer để giải giáp, đưa lính Nhật hồi hương và bảo vệ công dân Mỹ.

BM
  
Sau 1945, lính Mỹ đóng ở Thanh Đảo, có mặt ở Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải và một số nơi khác.

Quốc Dân Đảng khi đó đã nhân danh Trung Hoa Dân Quốc là nước đồng minh thắng trận nên tiếp quản sự đầu hàng của quân đội Nhật trên toàn Trung cộng.

Các thành phố lớn, hải cảng, cơ sở kinh tế, thương mại lớn nhất nay do chính phủ Tưởng kiểm soát nhưng họ phải đối phó với quân Mao "tấn công thành thị".

Quốc Dân Đảng ở vào thế phòng thủ, giữ dân giữ đất nhưng ngày càng bị động.

BM
Phụ nữ Thượng Hải thời kỳ thành phố này có nền văn hóa tư sản trước khi rơi vào tay chính quyền công nông của Mao năm 1949

Chiến dịch lớn cuối cùng của họ cuối 1946 đã không đẩy được quân cộng sản ra xa vùng đồng bằng, một phần vì thiếu hỏa lực pháo binh mà Hoa Kỳ từng hỗ trợ trong cuộc chiến Kháng Nhật.

Năm 1948, Lâm Bưu sau khi nhậm chức Tổng tư lệnh Quân Giải phóng đã mở chiến dịch Đông Bắc, và chỉ trong gần hai tháng, chiếm toàn bộ vùng Mãn Châu, và các thành phố lớn như Trường Xuân.

BM
  
Đến tháng 9/1948, quân của Lâm Bưu chiếm được Tế Nam, Sơn Đông, và phe Quốc Dân Đảng rút về phía Nam.

Tháng 11/1948, phe cộng sản mở chiến dịch Hoài Hải, và sang tháng 4/1949, dưới sự chỉ huy của Đặng Tiểu Bình, họ đưa 300 nghìn quân vượt sông Dương Tử.

Nam Kinh, thủ đô của phe Quốc gia thất thủ, khiến Quốc Dân Đảng phải dời đô về Quảng Châu.

Cũng trong năm 1949, Hồng quân Trung cộng tiến ra duyên hải, chiếm cảng Hán Khẩu và đến tháng 5 thì Trần Nghị chỉ huy Dã Chiến Quân 3 tiến vào bao vây ngoại ô Thượng Hải.

Chính phủ Dân Quốc không còn giữ được bao nhiêu và cuộc di tản khỏi Thượng Hải bắt đầu.

Là đô thị trên 6 triệu người gồm rất đông ngoại kiều Phương Tây, Thượng Hải là cửa ngỏ của Trung cộng ra thế giới, thành phố giàu nhất lục địa.

Lời thề tử thủ và khối vàng quốc gia

BM
Hồng quân Trung cộng tại Thượng Hải: Tất cả đều đội nón sắt của quân đội Mỹ họ lấy được sau khi Hoa Kỳ và quân Quốc Dân Đảng rút đi

Giống như tình hình Sài Gòn năm 1975, tại Trung Hoa Dân Quốc cũng có lời thề tử thủ và câu chuyện khối vàng trong kho quốc gia.

Delia Kalamouzis viết trong 'The Shanghai Campaign', rằng chính phủ Tưởng Giới Thạch thề "tử thủ" ở Thượng Hải, nhưng lại chuẩn bị sẵn để rút ra Đài Loan:

"Bị bao vây, người Trung Hoa và ngoại quốc ai cũng tìm đường tháo chạy, bằng xe, bằng tàu, bằng thuyền. Tưởng Giới Thạch tuyên bố không đầu hàng mà chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, nhưng trên thực tế, ông ta biết quân cộng sản sẽ tiến vào, và từ vài tháng trước đã chuẩn bị chuyển quân Quốc Dân Đảng sang Đài Loan."

"Không chỉ chuyển quân đi, Tưởng còn lấy luôn cả lượng vàng dự trữ trong Ngân hàng Quốc gia Trung Hoa ở khu phố Tây, tức The Bund."

Tuy thế, cuộc chiến vẫn diễn ra và chừng 34 nghìn quân cộng sản bị thương vong khi tiến chiếm Thượng Hải. Phe Quốc Dân Đảng thiệt hại tới 153 nghìn nhưng 50 nghìn kịp rút ra biển.

BM
  
Tưởng Giới Thạch tuyên bố không đầu hàng mà chiến đấu đến giọt máu cuối cùng Bà Delia Kalamouzis, nhà nghiên cứu về TC

Ngày 27/05/1949, điểm kháng cự cuối cùng của Quốc Dân Đảng ở Phố Đông bị dập tắt, và lực lượng cộng sản tiến vào Thượng Hải.

Ngay từ cuối 1948, thiếu tướng David Barr, chỉ huy nhóm cố vấn Mỹ tại Nam Kinh đã báo cáo về Ngũ Giác Đài rằng phe cộng sản sớm muộn gì cũng sẽ thắng và đề nghị cho rút về nước.

Sau khi Nam Kinh thất thủ, Hoa Kỳ quyết định cho rút đơn vị thủy quân lục chiến đóng ở Thanh Đảo.

Năm 1943, phu nhân của Thống chế Tưởng Giới Thạch, bà Tống Mỹ Linh, đọc diễn văn trước Lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ, kêu gọi người Mỹ "kiến tạo trật tự thế giới hậu chiến" và giúp Trung Hoa chống Nhật Bản.

Nhưng đến năm 1949, trật tự thế giới đó không hình thành, và tương lai Trung cộng thuộc về đội quân nông dân của Mao.

Sau khi Mao làm chủ Trung cộng, tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Glen Line Building, số 28 The Bund, Thượng Hải vẫn ở lại cả năm 1949, đóng kín cửa.

Phải đến ngày 25/04/1950, Tổng lãnh sự Walter McConaughy mới làm lễ hạ cờ và chấm dứt hoạt động của cơ quan này.

BM
Cuốn sách 'Và Sài Gòn sụp đổ' của tác giả Paul Dreyfus. Với Hoa Kỳ, sự sụp đổ liên tục của các chế độ ở Sài Gòn, Phnom Penh và Vientianne đánh dấu sự tháo lui của các giá trị Phương Tây khỏi Đông Nam Á trong nhiều thập niên

Lãnh sự quán Mỹ chỉ mở cửa lại ngày 28/04/1980 sau khi Washington công nhận Bắc Kinh thay cho Đài Bắc.

Địa điểm của lãnh sự quán Mỹ không đổi, chỉ có con phố nay đã mang tên Hoài Hải Trung lộ, đánh dấu chiến dịch quân sự thắng lợi của phe cộng sản năm 1949.

Từ Sài Gòn đến Tehran

BM
  
Cho đến ngày 29/04/1975, Đại sứ Mỹ Graham Martin vẫn tin là có thể tìm ra một giải pháp nào đó đem lại đối thoại với lực lượng cộng sản bao vây Sài Gòn.

Ông bị phê phán nặng nề sau chiến tranh, nhất là bởi nội dung cuốn 'Decent Interval' (1977) của cựu quan chức CIA Frank Snepp, về "sự ngây thơ" khi mà phe cộng sản muốn chiến thắng toàn bộ và không muốn nhìn thấy bất kỳ người Mỹ nào ở lại.

Graham Martin cùng những lính thủy quân lục chiến cuối cùng đã nhờ không vận bằng trực thăng, vì phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích, rời Sài Gòn ra biển.

BM
  
Cả chiến dịch 'Frequent Wind' bị Frank Snepp cho là "hỗn loạn" và ông Martin đã phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ năm 1976.

Ông không nhận mình phạm lỗi gì.

Một quyết định quan trọng của Graham Martin là không cho đem đi số vàng trong ngân khố quốc gia VNCH.

BM
Khẩu hiệu của phe cách mạng Hồi giáo Iran trong khủng hoảng bắt con tin Mỹ năm 1979: CIA, Ngũ Giác Đài, chú Sam, Việt Nam đã làm ngươi bị thương nhưng Iran sẽ chôn sống các ngươi'. Đây là căn nhà nhóm sinh viên Iran cầm giữ người Mỹ

Tuy thế, bản thân ông Martin và toàn bộ người Mỹ ở toà đại sứ ở Sài Gòn đều rất may mắn, so với các đại sứ khác của Mỹ ở Cận Đông.

Ngày 14/02/1979, đại sứ Mỹ ở Afghanistan, ông Adolf Dubs bị bắn chết tại Kabul, và đại sứ tại Iran, William Sullivan thấy một đám đông tràn vào sứ quán của ông.

Nhóm du kích Mặt trận Fedai bắt Kenneth Kraus, một lính thủy quân lục chiến bảo vệ Sứ quán Mỹ ở Tehran, đem người này ra tra tấn và chuẩn bị hành hình.

Chỉ nhờ sự can thiệp của Tổng thống Jimmy Carter, người Iran mới đồng ý thả ông Kraus, nhưng họ lại tấn công sứ quán Hoa Kỳ lần nữa, vào tháng 9, và tràn vào chiếm luôn tháng 11/1979.

Ngày 4/11: 99 người, gồm 66 người Mỹ bị sinh viên Iran bắt giữ để đòi Mỹ trao nộp cựu vương Iran Mohammed Reza Pahlavi từ Hoa Kỳ, nơi ông định cư sau khi bị Cách mạng Hồi giáo lật đổ.

Ngày 17/11: lãnh tụ tôn giáo Ayatollah Ruhollah Khomeini ra lệnh thả mọi con tin là nữ và người Mỹ gốc châu Phi, khiến con số bị cầm giữ còn 53.

Họ bị Iran bắt giữ 444 ngày, đưa đến việc TT Carter cắt quan hệ ngoại giao với Iran vào tháng 4/1980.

Cho đến ngày nay, quan hệ hai nước vẫn chưa trở lại thân thiện.

Hoa Kỳ và đồng minh bỏ Beirut năm 1984

BM
Nữ du kích Hồi giáo tại Lebanon cầm súng AK-47 trong Nội chiến 1982-84

Sau 18 tháng dính líu vào cuộc chiến Lebanon, chừng 1000 quân Mỹ thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến đã rút khỏi thủ đô Beirut, theo lệnh của Tổng thống Ronald Reagan.

Cùng thời gian, ngày 26/02/1984, các chiến binh Shia đi xe jeep và xe bọc thép tiến vào chiếm sân bay quốc tế ở quốc gia bị nội chiến và xung đột với Israel tàn phá.

Chừng 100 lính Mỹ cuối cùng ở lại để bảo vệ các nhà ngoại giao Mỹ trú ngụ trong Đại sứ quán Anh ở đại lộ ven biển.

Dù đến với quân Anh, Pháp, Ý trong màu áo lực lượng gìn giữ hoà bình Liên Hiệp Quốc từ 1982 để đảm bảo ngưng bắn giữa hai phái Hồi giáo và Ki Tô giáo, quân Mỹ trở thành mục tiêu tấn công.

BM
Thủy quân lục chiến Mỹ canh gác điểm di tản người Âu Mỹ ra khỏi Beirut tháng 2/1984. Họ bay ra chiến hạm Mỹ rồi từ đó về đảo Síp. Sự can dự của Mỹ trong nội chiến Lebanon khiến 241 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với tư cách quân gìn giữ hòa bình bị giết chỉ trong một vụ đánh bom vào căn cứ của họ tháng 10/1983

241 thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị giết chỉ trong một vụ đánh bom vào căn cứ của họ tháng 10/1983.

Một số người Mỹ khác bị bắt cóc hoặc ám sát, gồm hiệu trưởng Đại học Mỹ ở Beirut, Malcolm Kerr.

Cuối năm 1983, phi cơ từ hai tàu USS John F. Kennedy và USS Independence oanh kích các mục tiêu của quân Syria.

Phái Hồi giáo Shia thề cho quân Mỹ "biết thế nào là một Việt Nam khác".

Sang tháng 4/1984, quân Anh, Pháp và Ý cũng rút đi, để lại các phe phái Palestine, Hồi giáo Shia, Ki Tô giáo Druze và Maronite tiếp tục chém giết nhau.

Nội chiến Lebanon, bắt đầu từ năm 1975, phải đến 1990 mới ngưng.

BM

Mười điểm cần lưu ý đối với phóng viên
Di sản VNCH _ Khi nền văn minh đã thắng ‘chế độ man rợ’
Cảm giác khi bị cô lập khỏi thế giới suốt 8 tháng
Cách 'ẩm trà' ăn há cảo Hong Kong đúng điệu
Bandito ...(Đạo tặc!)
Câu chuyện tháng Tư
Những diễn biến chính của Cuộc Thảm sát Thiên An Môn 1989
Vì sao vợ chồng có thể sống xa nhau mà vẫn ổn
Hợp pháp hóa nghề mại dâm _ lợi hay hại?
Việt Nam hóa chiến tranh và bài học chơi với người Mỹ
Nhiều sự kiện bi thương ngày 15/4
Thế giới bí mật của công nhân Bắc Hàn tại Nga
Bí quyết kết bạn với người ngại giao tiếp
Dân mạng phẫn nộ việc TC tung cảnh thảm sát Gạc Ma để tuyên truyền
Cộng thắng, thắng ai, thắng cái gì?
Phim "The Vietnam War" và khi Đồng Minh tháo chạy
Lời của một người từ miền Bắc về 'chính nghĩa quốc gia'
Không ăn thịt cá, đường bột để tế bào ung thư tự chết?
Algeria dậy sóng _ Một trang sử mới
Trò chuyện giữa Tom Glenn và George J. Veith “Tháng Tư Đen”

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.