Wednesday, April 24, 2019

Thêm một đồng minh của TC & VC ở Phi Châu đã “Gãy Gánh”

BM  

Trong lúc bạn hàng dầu mỏ của Tàu cộng là Iran và Venezuela đang bị Mỹ triệt đường cấp máu cho Tàu cộng thì bên Phi Châu, đồng minh của Tàu cộng và Việt cộng là Algeria. Xin sơ lược về tình hình Algeria:

1. Quá khứ tương đồng với Việt Nam:

BM
  
Ngày 07/5/1954, tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ của Pháp đã bị Việt minh đánh bại, sợ mất luôn ảnh hưởng của mình tại bán đảo Đông Dương, Pháp đã thỏa hiệp với Việt minh ký vội Hiệp định Geneva vào ngày 20/7/1954 mà không thông qua chính phủ hợp pháp của Quốc trưởng Bảo Đại là Quốc gia Việt Nam. Chính cái Hiệp định Geneva 1954 đã đẩy Việt Nam vào cảnh phân qua, loạn lạc, nồi da xáo thịt, đau khổ triền miên từ đó đến nay vì thông qua cái Hiệp định Geneva này, chính phủ Pháp đã công nhận bọn khủng bố Việt minh do Hán tặc hồ chí minh cầm đầu là một chánh thể hợp pháp trong khi hầu hết các nước khác, các cường quốc khác mà điển hình như Mỹ hoàn toàn không công nhận Việt Nam dân chủ cộng hòa của Hán tặc hồ chí minh.

Hội chứng Geneva 1954 đã nhanh chóng lan sang Algeria. Cuối tháng 10/1954, một nhóm thanh niên Hồi giáo người Algeria đã lập nên "Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia - FLN", một tổ chức "du kích" với mục đích giành lại độc lập từ Pháp. Nhóm "khủng bố" này đã tổ chức nhiều cuộc tấn công đẫm máu nhắm vào binh lính Pháp và cộng đồng người phương Tây cư ngụ tại đây. Đến năm 1956, mạng lưới khủng bố FLN đã gần như tràn ngập khắp các thành phố thuộc địa, nơi ở của khá đông người châu Âu đến định cư. 

BM
  
Trước tình hình trên, chánh quyền mới của Pháp do Thủ tướng Guy Mollet lãnh đạo hứa hẹn sẽ dập tắt cuộc nổi loạn của tổ chức khủng bố FLN này và gửi 50 vạn quân Pháp đến để nghiền nát FLN. Để đáp trả, khủng bố FLN phát động một chiến dịch khủng bố mới ở thủ đô Algiers nhưng đã bị Đại tướng Jacques Massu, chỉ huy lực lượng lính dù của Pháp, đã được trao quyền hạn đặc biệt để triệt thoái khủng bố FLN và trong vòng một năm sau, khủng bố FLN đã biến mất khỏi các thành phố, lui về nông thôn trốn chui trốn lủi như Việt cộng trước năm 1975.

BM
  
Đến tháng 5/1958, lợi dụng việc những người Châu Âu ở Algeria phát động một cuộc biểu tình lớn nhằm kêu gọi sáp nhậpAlgeria vào Pháp và cho sự trở lại nắm quyền của cựu Tổng thống Charles de Gaulle. Nhóm khủng bố FLN tranh thủ khoét sâu vào chủ nghĩa dân tộc, khủng bố FLN đã thành lập "chính phủ lâm thời" đã phát động phong trào cướp chính quyền về tay nhân dân.

Sau khi tổ chức khủng bố FLN thành lập chính phủ lâm thời, ngay lập tức Tàu cộng là nước đầu tiên công nhận tổ chức khủng bố FLN là chính phủ lâm thời. Những cuộc đàm phán hòa bình được diễn ra trong năm 1961 giữa Pháp với FLN. Đến ngày 16/3 1962, một thỏa thuận hòa bình được ký tại Evian-les-Bains, Pháp, hứa hẹn trả lại độc lập cho Algeria sau một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này. 

BM
  
Ngày 01/7/1962, đa số người Algeria chấp nhận thỏa thuận hòa bình, và gần 1 triệu người châu Âu ở Algeria đã rời bỏ đất nước này. 

BM
  
Hơn 10 vạn khủng bố Hồi giáo và 10 ngàn binh sĩ Pháp, hàng ngàn thường dân Hồi giáo và hàng trăm thường dân châu Âu khác đã thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Algeria kéo dài 7 năm. Ngày 18/3 1962, Pháp và các nhà lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Algeria - FLN đã ký một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Algeria kéo dài 7 năm, kết thúc 130 năm Pháp đô hộ Algeria.

2. Hiện tại tương đồng với Việt cộng:

BM
  
Nếu tổ chức khủng bố Việt minh do Hán tặc hồ chí minh cầm đâu đã cướp thành công chính quyền, đã dựng lên đệ nhị khủng bố là Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam - cộng phỉ Miền Nam đều có sự dàn dựng, sắp đặt của Tàu cộng thì tổ chức khủng bố FLN hay còn gọi là Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia ở Algeria cũng do Tàu cộng dàn dựng, sắp đặt.

Vì vậy, để đáp lại tấm thịnh tình mà Tàu cộng đã ban phát cho FLN trong năm 1958 là việc tiên phong công nhận FLN là chính phủ lâm thời. Vì vậy trong suốt cuộc chiến tranh lạnh, Algeria đã giúp cho Tàu cộng cướp ghế tại Liên Hợp Quốc từ tay Đài Loan, Algeria đóng vai trò như là một đại sứ của Tàu cộng ở Phi Châu.

BM
  
Đặc biệt, kể từ khi độc tài Bouteflika lên cầm quyền, thương mại giữa Algeria với Tàu cộng từ mức 200 triệu USD/năm đã tăng lên mức xấp xỉ 10 tỉ USD/năm như hiện nay mà chủ yếu từ việc đầu tư trực tiếp của Tàu cộng vào Algeria để thúc đẩy tiến trình Hán hóa nước này. Kể từ khi độc tài Bouteflika đưa ra kế hoạch "500 tỉ đồng petrodollar  vào lãnh vực xây dựng giai đoạn 1999 - 2014" thì hầu hết các hợp đồng xây dựng đều lọt vào tay Tàu cộng, từ nhà ở xã hội, trụ sở Bộ Ngoại giao, trụ sở Hội đồng Hiến pháp, nhà tù, cầu đường, đập nước, khách sạn cao cấp,... đều do Tàu cộng đảm trách. Thậm chí Tàu cộng còn độc quyền cung cấp và tổ chức bắn pháo bông vào những dịp lễ trọng ở Algeria.

3. Gió đã đổi chiều:

BM
  
Sau gần 20 cầm quyền và dù đã ở tuổi 82, đã bị đột quị vào năm 2013 dẫn đến tê liệt, phải ngồi trên xe lăn và á khẩu nhưng tổ chức khủng bố FLN và Tàu cộng vẫn dựng độc tài Bouteflika ngồi trên ghế Tổng Thống để làm con rối cho chúng nó giựt dây.

Mọi việc đã như giọt nước tràn ly khi cái "chế độ xác ướp - momiecratie" do tổ chức khủng bố FLN thống lãnh lại tuyên bố độc tài Bouteflika sẽ ra tranh cử nhiệm kỳ thứ 5, sau 20 năm cầm quyền với bàn tay sắt, trong một đất nước chỉ độc nhất mỗi đảng FLN như ở Việt Nam thì tranh cử với đề cử, chỉ định về bản chất chỉ là một, vì vậy nếu nhân dân Algeria không đủ dũng khí để bước qua sợ hãi thì chắc chắn cái xác ướp Bouteflika sẽ lại tiếp tục làm tổng thống bình phong cho tổ chức khủng bố FLN và Tàu cộng giựt dây.

BM
  
Tức nước thì vỡ bờ, vào thứ Sáu ngày 08/3/2019, hàng triệu người dân Algeria đã đổ xuống đường. Tất cả các hội đoàn dân sự sát cánh với lớp trẻ. Từ các nghiệp đoàn, các nghệ sĩ, ký giả độc lập, tới các luật sư, nghệ sĩ, các đảng phái lần đầu tiên đã đoàn kết với nhau vì một mục đích chung là "xé bỏ Hiến pháp, phi chính trị hóa quân đội, phế bỏ thể chế độc tài đảng trị, phế bỏ cái gọi là gérontocratie - chế độ của các cụ già hay còn gọi là momiecratie - chế độ xác ướp,...".

BM
  
Và trên hết là nhân dân Algeria muốn xóa sổ đám khủng bố FLN - Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia, một tổ chức khủng bố đã cầm quyền cai trị Algeria từ ngay đầu độc lập vào năm 1962 cho đến nay.

4. Song cộng mất thêm bạn hàng:

BM
  
Ngoài Tàu cộng là nước đã rót nhiều tiền của vào Algeria để thu về lợi tức nhiều lần thì Việt cộng cũng bon chen không kém. Quan hệ ngoại giao Việt cộng - Algeria đến nay đã ngót nghét 57 năm. 

Sẽ không đi vào chi tiết về việc Việt cộng đã đổ bao nhiêu tiền vào LN - Mặt Trận Giải Phóng Quốc Gia, một tổ chức khủng bố đã cầm quyền cai trị Algeria, chỉ đơn cử một lãnh vực đang nóng bỏng hiện nay đó là "dầu mỏ". Dự án khai thác dầu khí tại Algeria được Việt cộng khởi động từ năm 2012 và đã khai thác được 20.000 thùng/ngày, dự kiến sẽ đạt 40.000 thùng trong tương lai sắp tới. 

BM
  
Giờ thì Iran, Venezuela đang bị Mỹ đóng van xuất khẩu dầu mỏ, tổ chức khủng bố FLN và độc tài Bouteflika tại Algeria như chỉ mành treo chuông thì tiền vốn đã đầu tư và nguồn thu lợi nhuận của Tàu cộng và Việt cộng tại Algeria cũng mong manh như số phận của tổ chức khủng bố FLN và độc tài Bouteflika vậy thôi.



Tran Hung

BM

Sau 30/4/75 từng có hai nước Việt Nam cùng xin gia nhập LHQ
Thu phí người nuôi bệnh: “Một kiểu tận thu tàn nhẫn”
Sự khó xử của Đảng Dân chủ nếu luận tội Trump
Thiên đường giữa vùng chiến tuyến ở thủ đô đảo Cyprus
30/04_VNCH để lại nhiều di sản quý cho ngày nay và tương lai
Nhà phát minh tài năng và tâm huyết Việt trên đất Nhật
Google, Amazon và Facebook có nên sợ phụ nữ này?
Mắt người già _ Bệnh & Hỏi đáp y khoa
VN có truyền thống bí mật tin lãnh đạo
Nghi phạm dâm ô bé gái trong thang máy bị khởi tố
Sau Việt Nam, nay Philippines bị 'dân quân biển' của TC lấn át
Bạn có đang dùng mật khẩu bị hack nhiều nhất?
Quốc hận và tội ác CS
8 bí mật về Nhà thờ Đức Bà Paris
Thỏa thuận thương mại sẽ không kết thúc cạnh tranh Mỹ-Trung?
Thủ phạm là một tổ chức Hồi Giáo cực đoan Sri Lanka
Chuyện thường ngày ở Mỹ
Tỷ phú Đan Mạch mất 3 người con vì đánh bom ở Sri Lanka
Mỗi ngày nên uống bao nhiêu nước?
Đi du lịch, hưởng thụ quá nhiều sẽ thấy chán?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.