Một nhóm các nhà khoa học quốc tế hôm 10/4 công bố một thành tựu mang tính bước ngoặt trong vật lý thiên văn - bức ảnh chụp lỗ đen đầu tiên - trong một kì tích mà sẽ kiểm nghiệm một trụ cột của nền khoa học: thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein.
Lỗ đen là các thực thể thiên thể rất đặc với các trường hấp dẫn mạnh đến mức không có vật chất hay ánh sáng nào có thể thoát ra, khiến chúng rất khó quan sát mặc dù có khối lượng vĩ đại.
Rìa của lỗ đen là điểm “một đi không trở lại” - mọi thứ từ các ngôi sao, hành tinh, khí, bụi và tất cả các dạng bức xạ điện từ đều bị nuốt vào hư không.
Nghiên cứu sẽ kiểm tra thuyết tương đối tổng quát được đề ra vào năm 1915 bởi Einstein, nhà vật lý nổi tiếng, để giải thích các định luật hấp dẫn và mối quan hệ của chúng với các lực tự nhiên khác.
Thuyết của Einstein cho phép dự đoán kích thước và hình dạng của lỗ đen. Nếu dự đoán hóa ra không chính xác thì thuyết này có thể cần phải xem lại.
Điều này tách biệt với một thành phần quan trọng khác của thuyết tương đối rộng hơn của Einstein: thuyết tương đối đặc biệt năm 1905 của ông, một phần cơ sở của vật lý hiện đại.
Thuyết tương đối đặc biệt giải thích mối quan hệ giữa không gian và thời gian.
Các lỗ đen, có kích thước khác nhau, hình thành khi các ngôi sao khổng lồ sụp đổ vào cuối vòng đời của chúng. Những lỗ đen siêu khối lượng là loại lớn nhất, phát triển về khối lượng khi chúng nuốt chửng vật chất và phóng xạ và có lẽ hợp nhất với các lỗ đen khác.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.