Tuesday, April 9, 2019

Cuộc chiến chống đánh bắt hải sản cạn kiệt

baomai.blogspot.com

Ở một ngôi làng nhỏ ở miền nam Madagascar, người dân địa phương kiếm sống bằng cách đánh bắt và thu gom tôm hùm. Họ dùng những chiếc sọt lá cọ đan bằng tay và những chiếc ghe gỗ để đánh bắt.

Quản lý nguồn lợi tôm hùm

baomai.blogspot.com
  
Khi bình minh vừa lên trên bãi biển có hàng cọ trải dài ở làng Manafiafy thuộc cộng đồng Sainte Luce, hàng chục chiếc ca-nô gỗ tấp nập lướt đến trên sóng biển.

Ngư dân kéo những con tàu trĩu nặng lên bờ và bắt đều đếm và cân hàng: những con tôm hùm đánh bắt được trong những chiếc sọt đan bằng lá cọ.

baomai.blogspot.com

Đánh bắt tôm hùm ở quy mô nhỏ ở Sainte Luce là nguồn thu nhập chính cho 80% hộ gia đình, và đây là ngư trường tôm hùm chủ chốt ở khu vực Anosy, nơi xuất khẩu tôm hùm là nguồn đóng góp quan trọng nhất cho kinh tế địa phương và chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng xuất khẩu tôm hùm cả nước.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng đánh bắt đã sụt giảm, nhiều khả năng là do đánh bắt cạn kiệt và khí hậu thất thường, đe dọa nguồn thu nhập chính của cộng đồng dân cư đói nghèo ở đây.

baomai.blogspot.com
  
Phản ứng trước sản lượng đánh bắt sụt giảm, với sự giúp đỡ của tổ chức phi chính phủ của Anh, SEED Madagascar, các ngư dân đã xây dựng một vùng biển do người dân địa phương quản lý trong đó có khu vực cấm đánh bắt có diện tích 13 cây số vuông vào phần lớn thời gian trong năm.

Dự án này đã thành công vượt bậc trong việc tái cân bằng nguồn lợi thủy sản và làm hồi sinh một ngành nghề quan trọng của Sainte Luce, đến mức những cộng đồng dân cư xung quanh giờ đây cũng thiết lập khu vực cấm đánh bắt của riêng họ.

baomai.blogspot.com
Thương lái đến từng thuyền xem sản phẩm ngư dân đánh bắt được

Tôi đang có mặt ở Sainte Luce để tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu ở Madagascar và dành buổi sáng trên bãi biển để nói chuyện với các ngư dân về công việc của họ và để tìm hiểu xem mọi thứ đã thay đổi như thế nào.

Dọc theo bãi biển, thương lái đi từ ghe này đến ghe khác khi chúng cập bến, xem hàng và cân những con tôm hùm nặng. Các ngư dân đang căng thẳng chờ đợi để xem họ kiếm được bao nhiêu trong ngày hôm đó.

Trên bãi biển, một người đàn ông có tên là Andry Christin đi từ ghe này đến ghe khác, trên tay cầm một tập ghi chép.

baomai.blogspot.com
  
Ông sống trong làng và làm việc giám sát vùng biển được địa phương quản lý. Ông ghi lại kích cỡ và cân nặng các con tôm hùm và xem chúng có phải là con cái đang mang trứng hay không.

Ông giải thích rằng ông muốn dạy cho các ngư dân biết trả lại những con tôm hùm nhỏ để chúng có thể lớn hết cỡ cũng như thả lại những con cái có mang trứng. Công việc này nằm trong dự án nhưng đó cũng là công việc khó.

Ông giải thích: "Mọi người nói với tôi: 'Chúng tôi cần tiền mua gạo do ở đây chúng tôi không cày cấy được nên chúng tôi phải bán tất cả những gì bắt được."

Thời tiết thất thường

baomai.blogspot.com
Các giỏ đựng tôm hùm được đan bằng tay

Ông Benagnomby Foara, trưởng làng, nói rằng thời tiết đã trở nên thất thường hơn rất nhiều cho nên họ không thể nói khi nào sẽ có mưa như trước đây họ từng đoán được, và thường bị mất mùa.

Đánh bắt tôm hùm là rất quan trọng để cho mọi người có thể mua thực phẩm khi mà họ không thể trồng trọt bất cứ thứ gì có thể dựa vào được, nhưng ông nói rằng khí hậu cũng ảnh hưởng đến việc đánh bắt nữa.

"Giờ đây chúng tôi chứng kiến nhiều cơn bão hơn rất nhiều và đi ra biển trong trời bão là rất nguy hiểm, nhưng một số người vẫn đánh liều khi họ lâm vào cảnh tuyệt vọng, nhưng đó là việc làm không an toàn."

baomai.blogspot.com

Ngày tôi có mặt trên bãi biển thời tiết rất đẹp, nhưng đó cũng có thể là một trở ngại. Tôm hùm được bán với giá khoảng 80 pence một ký. Ghe bắt nhiều nhất vào ngày hôm đó là 2kg và mỗi ghe có từ ba đến bốn ngư dân.

Họ nói với tôi rằng đó là một ngày thu hoạch tệ hại; tôm hùm không thích ánh nắng bởi vì chúng không thể trốn kẻ săn mồi được.

Christin nói rằng có đôi khi ông thấy có ngư dân đem vào 20kg tôm hùm, nhưng rất hiếm gặp.

"Khi ông tôi còn ra khơi, đôi khi ông ấy đem về 100kg mỗi lần đánh bắt trong một ngày, nhưng sản lượng đó không bao giờ có nữa."

baomai.blogspot.com
Merlin giơ lên những con tôm hùm nhỏ xíu mà anh đánh bắt được - những con này quá nhỏ, rất khó đem bán cho nên người dân địa phương sẽ thường là giữ lại ăn

Họ có lẽ sẽ không bao giờ có những ngày đánh bắt đến 100kg tôm hùm nữa, nhưng với việc ra đời vùng biển được quản lý, nguồn tôm hùm đang gia tăng và điều này đang có tác dụng đối với cộng đồng địa phương.

Bất chấp sự hăng hái của chính quyền địa phương trong việc thực thi vùng biển cấm đánh bắt, biến đổi khí hậu vẫn khiến cho cuộc sống của họ gặp khó khăn.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục làm hết sức để kiểm soát nguồn lợi tôm hùm, nhưng chúng tôi không thể kiểm soát được thời tiết."



Vivien Cumming

baomai.blogspot.com

Phụ nữ H'Mông làm biến đổi tôn giáo vùng cao Việt Nam
Đại học Mỹ: những tiêu chuẩn thu nạp sinh viên
Chết dưới tay Xi, ai tình nguyện chết trước?
Hành trình tìm tự do của Lý Tống
GL 72-79 Với Liên Khúc Lê Hưu Hà
Kimono trong Lễ Hội Hoa Anh Đào & Tại sao có ngày 30-4-1975
Tục cầu vong, thờ cúng ở châu Á trong mắt học giả Phương Tây
Uống một chai rượu vang bằng hút bao nhiêu điếu thuốc?
Hạ màn hay chưa?
Năm điều cần biết về bệnh sán dây lợn
Tổng chưởng lý William Barr tóm tắt báo cáo của ông Mueller
Chiến dịch của ông Trump không ‘âm mưu và phối hợp’ với Nga
Đối thoại ngắn với ông Trump về những sự kiện “NÓNG” tuần qua
737 MAX - Thuyết âm mưu
Muỗi có say không sau khi hút máu người say
Người về đâu mà sao tôi vẫn còn đây
Trump chọn tân Bộ Trưởng Tư Pháp
Một loạt sự việc sau vụ 'TC vây bãi cát' gần đảo Thị Tứ ở Trường Sa
Đã đến lúc con người 'dời mây' chống biến đổi khí hậu?
Vẫn là một mối đe dọa dù mất đi cứ địa

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.