Chick Harrity còn nhớ, ngày tôi chụp tấm hình đó là ngày tôi chụp buổi họp báo vào buổi sáng. Người tài xế chở tôi về thì đường phố kẹt xe quá, tôi quyết định đi bộ về văn phòng AP, nằm ngay đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi trong một toà nhà lớn cùng với NBC.
Vì văn phòng của tôi nằm phía cuối của toà nhà nên tôi đi vòng phía sau cho tiện. Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đứa bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh. Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện với toà nhà, là khách sạn Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi.
Vì văn phòng của tôi nằm phía cuối của toà nhà nên tôi đi vòng phía sau cho tiện. Tôi bắt gặp một hình ảnh vô cùng thương tâm trên đường: một em bé gái nhỏ bé đang ngủ, nằm bên trong chiếc hộp giấy bằng carton, bên cạnh chiếc hộp là đứa bé trai, lớn hơn một tí, nắm lấy tay của em gái mình thò ra, nằm co quắp, và chiếc tô dùng để ăn xin bên cạnh. Và trước khi tới cái góc nhà, đối diện với toà nhà, là khách sạn Continental, có rất nhiều trẻ con xin ăn, có quá nhiều trẻ em mồ côi.
SAIGON BABY IN THE BOX
“Baby in the Box”, bé gái là Trần thị Hết nằm trong hộp giấy bên cạnh người anh nằm trên lề đường ăn xin năm 1973..
Ánh sáng hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời. Tôi vô cùng xúc động và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của mình với ống kính 50 ly, chụp chừng sáu hay tám tấm gì đó, rồi vào văn phòng ngay vì tôi rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố…
Mười ngày sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đùa giỡn: “No More Orphan Pictures” trước bàn làm việc của tôi. Bởi vì tấm hình đó khi AP phổ biến thì trở thành “tin nóng hổi” (Breaking News Story) cho các báo chí và đài phát hình ở Mỹ, đặc biệt là ở New York. Khi tấm hình được gửi về New York, mọi người đều rất thích, bởi vì nó không giống những hình ảnh khác và nó được đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đã liên lạc tới văn phòng AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con nuôi”.
Ánh sáng hoàng hôn hắt xuống thật tuyệt vời. Tôi vô cùng xúc động và lấy ngay chiếc máy ảnh Leica của mình với ống kính 50 ly, chụp chừng sáu hay tám tấm gì đó, rồi vào văn phòng ngay vì tôi rất vội phải đi công tác ở Đà Nẵng. Tôi giao cho họ và nói đây là phim chụp họp báo và đây là cuốn phim chụp trẻ em xin ăn đường phố…
Mười ngày sau, khi tôi từ Đà Nẵng trở về, một tấm biển có gắn hàng chữ đùa giỡn: “No More Orphan Pictures” trước bàn làm việc của tôi. Bởi vì tấm hình đó khi AP phổ biến thì trở thành “tin nóng hổi” (Breaking News Story) cho các báo chí và đài phát hình ở Mỹ, đặc biệt là ở New York. Khi tấm hình được gửi về New York, mọi người đều rất thích, bởi vì nó không giống những hình ảnh khác và nó được đăng trên tất cả các báo chí ở Hoa Kỳ và rất nhiều người đã liên lạc tới văn phòng AP của chúng tôi để hỏi xem có cách nào nhận hai em bé đó làm con nuôi”.
Chick Harrity Vietnam War 1973
Chick Harrity nhờ các nhân viên người Việt của AP tìm cách liên lạc với gia đình hai em bé. Chỉ hai ngày sau, họ đã gặp được mẹ của chúng. Bà cho biết bà có 5 con trai và đứa bé nằm trong hộp là bé gái út. Chồng bà đã chết vì tai nạn không lâu sau khi đứa bé chào đời. Bà không đủ tiền để nuôi bầy con nên cho chúng đi ăn xin. Tên của bé gái là Trần thị Hết. Khi được biết là có nhiều gia đình muốn nuôi hai bé ở Mỹ, bà gạt phắt ngay. Bà không muốn xa các con.
Nhưng định mệnh không nuông theo ý muốn của bà.
Nhưng định mệnh không nuông theo ý muốn của bà.
Bé Hết bị đau tim nặng và, chỉ một năm sau ngày chụp tấm hình, một tổ chức từ thiện đã đưa bé về Mỹ điều trị.
Bà Evelyn Heil, cư ngụ tại thành phố Springfield, tiểu bang Ohio, nhận nuôi bé ở Mỹ, kể lại sự thể: “Khi tôi nhìn thấy bức hình của em trên tờ báo (ở Houston, Texas), tôi thấy đôi mắt em mở lớn đầy vẻ sợ hãi như đang nhìn thẳng vào tôi với một sự thôi thúc kỳ lạ. Lúc bấy giờ, em được bác sĩ Denton Cooley chữa bệnh tim, đem em từ Sài Gòn sang.
Năm đó là năm 1974. Theo lời cơ quan từ thiện đưa em sang Mỹ thì mẹ em đưa em vào viện mồ côi Holt, vì em bị bệnh tim nặng và bà quá nghèo không có tiền chữa bệnh cho em.
Cũng theo lời hội từ thiện cho biết thì họ cố gắng tìm mẹ và anh trai của em nhưng nghe nói bà đã đi Đà Nẵng. Sau đó họ cũng được tin là bà mẹ của em đã qua đời vì bị bệnh lao phổi, và không còn ai biết gia đình cũng như anh trai của em ra sao nữa. Nhưng ở Sài Gòn lúc bấy giờ cũng không có đủ phương tiện chữa trị nên họ đã đưa em sang Mỹ. Khi tôi nhìn thấy khuôn mặt của em và bức hình Baby In The Box đăng trên trang báo, tôi lập tức tìm cách đến ngay bệnh viện để được ôm em vào lòng vì trông em tội nghiệp lắm, nét mặt đầy vẻ sợ hãi.”
Cô Nhanny Heil và người mẹ nuôi, bà Evelyn Heil.
Không phải dễ dàng khi bà Heil được nhận nuôi bé Hết. Có trên hai ngàn người xin nuôi em! Bà cho việc bà “trúng tuyển” là một điều…kỳ diệu. “Tôi rất kiên trì và họ biết là tôi biết nhiều về dinh dưỡng. Rồi hôm ấy, họ đến nhà tôi rồi đi cùng với tôi đến đón các con tôi đi học về. Trước khi tới trường của các con tôi thì họ cho tôi biết là tôi sẽ được chọn. Tôi đã khóc vì sung sướng và không thể lái xe tiếp tục được, phải dừng lại bên đường để dằn cơn xúc động. Và ngày 10 tháng Mười năm 1974, em chính thức trở thành con nuôi của tôi. Gia đình tôi đưa em về nhà, tôi đã có 4 đứa con trai và em trở thành cô công chúa trong gia đình chúng tôi.”.
Cô công chúa khác màu da trong gia đình bà Heil bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Em không thể tự ngồi và đứng được. Ba tuổi mà em chỉ cân nặng có 12 pounds, chưa được 5 ký rưỡi! Con trai lớn của bà Heil đặt cho em tên mới là Nhanny. Từ đó tên em là Nhanny Heil.
Cô công chúa khác màu da trong gia đình bà Heil bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Em không thể tự ngồi và đứng được. Ba tuổi mà em chỉ cân nặng có 12 pounds, chưa được 5 ký rưỡi! Con trai lớn của bà Heil đặt cho em tên mới là Nhanny. Từ đó tên em là Nhanny Heil.
Đã quá nhỏ bé và ốm yếu, em còn bị bệnh tai và nhiều bệnh khác. Bà Heil rất vất vả trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc Nhanny. Bà đã thành lập tổ chức Warren Center of Learning để em Hết có cơ hội chữa bệnh và học hành. Năm 1983, bà nhờ các cơ quan truyền thông hỗ trợ trong việc quyên góp tài chánh cho Trung Tâm Học Tập Warren.
Tổng Thống Ronald Reagan hỗ trợ bà và mời gia đình bà vào tòa Bạch Ốc cho các ký giả gặp và phỏng vấn.
Tổng Thống Ronald Reagan hỗ trợ bà và mời gia đình bà vào tòa Bạch Ốc cho các ký giả gặp và phỏng vấn.
Bà kể lại:
- “Khi hai chúng tôi đang đi vào hành lang, thì ngay lúc ấy, Tổng thống Reagan cùng phu nhân xuất hiện. Ông cúi xuống ôm em vào lòng và hỏi tai nào của em không nghe được? Em trả lời.
Tổng thống nói:
- “Vậy thì hãy cứ đi qua phía bên đó để ông cùng nghe vì tai của ông cũng bị như thế!”.
Thật là một vị Tổng thống tuyệt vời ! Sau khi trò chuyện với Tổng Thống Reagan xong thì chúng tôi gặp Chick Harrity. Đó là lần đầu tiên chúng tôi gặp ông ấy”.
Sau khi rời Việt Nam, Chick Harrity làm nhiếp ảnh viên cho Tòa Bạch Ốc, chuyên chụp hình các Tổng Thống Mỹ. Ông đã phục vụ qua các đời Tổng Thống John Kennedy, Lyndon Johnson, Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan, George Bush “Cha”, Jimmy Carter và Bill Clinton.
Những tấm hình ông chụp trong thời kỳ này đều là những tấm hình lịch sử. Vậy mà khi được chọn cho giải “Thành Tựu Một Đời”, ông cho biết dù các bức hình ông chụp qua tám đời Tổng Thống Mỹ có giá trị tới đâu, ông vẫn coi bức hình “Baby in the Box” là tấm hình ông yêu thích và trân quý nhất.
Ngày nhận giải, Chick Harrity lại…bất ngờ. “Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với Tổng Thống George W. Bush, tôi nghe vị chủ tịch của Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh Toà Bạch Ốc nói với Tổng Thống: “Đừng di chuyển, hãy đứng yên!”.
Ngày nhận giải, Chick Harrity lại…bất ngờ. “Khi tôi đứng ở trên sân khấu cùng với Tổng Thống George W. Bush, tôi nghe vị chủ tịch của Hội Phóng Viên Nhiếp Ảnh Toà Bạch Ốc nói với Tổng Thống: “Đừng di chuyển, hãy đứng yên!”.
Thông thường thì ai mà nói với vị Tổng Thống kiểu đó…Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra đây. Và bỗng nhiên tôi nghe tiếng của người điều khiển chương trình xướng danh tên tôi cùng với bức hình, và người đại diện trao giải là Nhanny Heil, cô bé trong bức hình năm xưa. Tôi vô cùng bàng hoàng và xúc động. Nước mắt dàn dụa trên mặt tôi. Cuộc hội ngộ diễn ra vô cùng bất ngờ. Tất cả mọi người có mặt hôm đó đều rơi lệ, ngay cả Tổng Thống Bush cũng vậy”.
Nhiếp ảnh gia Chick Harrity gặp lại cô Hết, đứng giữa là TT Bush
Bà Evelyn Warren Heil, người mẹ nuôi đáng kính của bé Hết, đã qua đời vào ngày 21 tháng Tám 2008, thọ 78 tuổi. Bé Hết đã lập gia đình và có hai con, vẫn sống ở thành phố Springfield, tiểu bang Ohio. Nhanny Heil tuy không nói được tiếng Việt nhưng vẫn băn khoăn nhớ về Việt Nam:
“Tôi nghĩ tôi là người may mắn nhất. Tôi không biết nói gì hơn. Tôi chỉ nghĩ là tôi rất may mắn đã gặp được mẹ nuôi tôi cho tôi một cuộc đời mới. Tôi biết rằng, tôi còn có cha và các anh trai của mình, và nhiều khi tôi tự hỏi không biết giờ này họ ra sao. Tôi không biết làm cách nào để tìm ra họ. Tôi thiệt không biết làm sao!”
Đằng sau mỗi bức hình có một câu chuyện. Tôi thích nhất câu chuyện của tấm ảnh “Baby in the Box”. Tấm ảnh trong thời chiến mà không vương khói súng. Nó như một thứ bên lề nhưng lại nổi trội. Cái chi đánh động lòng người sẽ sống mãi. Vì đó là cuộc sống đích thực!
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.