Sunday, August 18, 2019

Hong Kong không phải Thiên An Môn

BM
Journal de Montréal vừa có bài của Loic Tassé nói về Hong Kong và tuần lễ quyết liệt sắp tới (Week-end crutial pour le mouvement pro démocratie hong kongais), thấy hay hay, xin tóm tắt cái nhìn của người ngoài cuộc về biến cố này:

Hong Kong và Thiên An Môn có nhiều điểm giống nhau nhưng cũng không thể coi như tương tự về nhiều mặt khác. Thiên An Môn xẩy ra trong thời điểm 1989. Hong Kong 2019, đúng 30 năm sau. Cả hai đều có sự tham dự của quần chúng, đặc biệt là giới trẻ, giới Sinh Viên. Cả hai đều diễn ra trên hè phố, cả hai đều có một mục đích là tố cáo các lãnh tụ tham nhũng và thối nát, bất tài. Cả hai đều đòi Dân Chủ, cả hai đều có động cơ thúc đẩy phía sau, đó là đời sống cơ cực của người dân.

BM
  
Tuy nhiên, Thiên An Môn chỉ là khung cảnh bên ngoài của một cuộc đấu đá trong nội bộ các người lãnh đạo đảng CS, phe cấp tiến chống phe bảo thủ. Nếu phe cấp tiến thắng trong vụ Thiên An Môn, cả nước Trung Hoa sẽ thay đổi theo vì Thiên An Môn nằm ngay trong trung tâm điểm. Hong Kong trái lại chỉ là một hòn đảo nằm phía bên ngoài. Nói về PNB, HK chỉ chiếm 3%. Nói về dân số: 0.5% 

Những gì xẩy ra tại HK, người dân trong lục địa bị bưng bít, và những người ái quốc của thành phần này lại lo sợ nỗi đất nước không còn nguyên vẹn nếu HK tự trị. Lòng ái quốc này bất lợi cho dân HK.

BM
  
Đời sống Xã Hội tại HK khác Bắc Kinh là khoảng cách giàu-nghèo rõ rệt hơn. HK là một trong 8 nơi trên thế giới mà khoảng cách Giàu-Nghèo cao hơn cả. Dân chúng HK bị chia rẽ vì sự cách biệt này. Nhiều người tại HK sợ sự bất an và không biết phong trào đi về đâu, có cần thiết hay không? HK không có các lãnh tụ nhất quán do đó có nguy cơ là sẽ xẹp xuống như phong trào các người mặc gi lê vàng bên Pháp. Năm 1989, trái lại, tại Thiên An Môn, có các nhà lãnh đạo rõ rệt và đứng bên nhau khắng khít hơn để hướng dẫn quần chúng.

Vấn đề chánh là kể từ 2047, HK sẽ chánh thức trở về chánh quốc. Khi đó tương lai người HK sẽ ra sao? Không ai tiên đoán được, nhất là về Thương Mại và Dân Chủ. Họ lo sợ, nhưng cũng chưa rõ phải chọn con đường nào? Không biết phải chọn con đường nào là điểm yếu của phong trào.

BM
  
Trong những ngày tới, Trung cộng có huy động quân đội đến để đàn áp không? Chắc là không, theo Loic Tassé, vì không cần thiết, khi HK có đội quân đàn áp biểu tình rất tinh nhuệ, và hữu hiệu.



Trần Mộng Lâm
***

'Biển ô' tràn xuống đường biểu tình ở Hong Kong


Hàng trăm nghìn người Hong Kong mang theo ô, tràn xuống đường phố tuần hành trong ngày cuối cùng của tuần biểu tình thứ 11 liên tiếp tại đặc khu này.

BM
Dòng người ban đầu tập trung tại công viên Victoria sau đó tràn xuống các khu vực xung quanh. Reuters ước tính có khoảng 200.000 người tham gia vào cuộc biểu tình hôm nay bất chấp trời mưa nặng hạt trong khi Jimmy Sham, thành viên nhóm biểu tình Mặt trận Nhân quyền nói có tới 1,7 triệu người tham gia.

BM
Nhóm biểu tình Mặt trận Nhân quyền trước đó công bố kế hoạch tuần hành từ Công viên Victoria đến khu thương mại trung tâm. Nhưng cảnh sát chỉ cho phép biểu tình trong công viên Victoria.

BM
Tuy nhiên, đám đông khổng lồ vẫn tràn ra các con phố gần đó do số lượng quá đông buộc cảnh sát phải phong tỏa giao thông trong khu vực. Trận mưa xối xả kéo dài nhiều giờ khiến công viên Victoria và nhiều con đường gần đó thành biển ô đầy màu sắc.

BM
Nhiều người đi bộ trên các con phố ngoài công viên.

BM
Cảnh sát chuẩn bị sẵn vòi rồng và hơi cay để trấn ấp những người quá khích nhưng cuộc biểu tình hôm nay diễn ra tương đối ôn hòa.

BM
Chiều 17/8, hơn 470.000 người dân tham gia cuộc tuần hành tại Công viên Tamar nhằm phản đối bạo lực, kêu gọi thiết lập hòa bình và ổn định tại đặc khu này.

BM
Hong Kong vẫn chìm trong hỗn loạn sau 11 tuần biểu tình liên tiếp. Nhiều người Hong Kong khẳng định vẫn sẽ biểu tình cho tới khi dự luật dẫn độ gây tranh cãi bị hủy bỏ hoàn toàn và yêu cầu trưởng Đặc khu Hong Kong Carrie Lam từ chức.



The Guardian

BM

NO FREE LUNCH!
Dr. Chris Lữ _ Thư giởi bác Hoàng Kiều
Số phận các ‘đặc khu’ giờ ra sao?
Ta có cần đi bộ 10.000 bước mỗi ngày?
Tại sao Nàng Lu từ chức?
Giấc mơ xe chạy năng lượng mới ở Trung cộng tan tành
Trung cộng đừng mong bắn chìm tàu sân bay Mỹ
Quy định lãnh trợ cấp không được thẻ xanh gây tranh cãi
Mỹ bao vây TC ba mặt
TT Trump _ Mệt mỏi với người nhập cư
Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo vì lo suy thoái kinh tế
Hãy bầu cho Trump _ để thấy Tàu cộng dãy chết từ Kinh Tế đến Quân Sự
Vì sao giới trẻ Đức không thích nghề bán thịt
Giới chức của Trump sửa câu thơ trên Nữ Thần Tự do để bảo vệ luật di dân
Một cuối tuần đầy máu lửa
Video _ NTM thứ 42 tại Carthage Missouri 2019
Tham vọng của các mạng xã hội Việt Nam thay thế Facebook
Những người tại Florida nêu lý do muốn Trump thắng cử 2020
Có nên dùng cách nghiên cứu của Đức Quốc Xã nếu cứu được người?
LS người Mỹ gốc Việt nói gì về quy định nhập cư mới

1 comment:

  1. Cám ơn anh riêng về nhận xét của Loic Tassé tôi có vài ý kiến như sau:

    Hiện nay trong nội bộ Trung cộng cũng có 2 cánh (1) bảo thủ nhưng chấp nhận cải cách nhưng không chấp nhận cấp tiến để tiến đến tự do là cánh đàn em Giang Trạch Dân và (2) toàn trị đảng kiểm soát tất cả cánh Tập cận Bình.

    Hai cánh này bên trong đang đấu đá khốc liệt về (1) chiến tranh Trung Mỹ và (2) Hong Kong.

    Mặc dù chênh lệch giàu nghèo ở Hong Kong rất cao nhưng cuộc sống của người nghèo ở Hong Kong vẫn cao hơn cuộc sống của đa số dân lục địa rất nhiều và Hong Kong là một miền đất tự do là ước mơ của không ít dân lục địa.

    Cuộc đấu tranh của dân Hong Kong hiện nay là cuộc đấu tranh để gìn giữ tự do cho Hong Kong chống lại chủ nghĩa toàn trị của Tập Cận Bình và điều mà Tập cận Bình lo nhất là làn sóng này sẽ tràn sang lục địa.

    Bởi thế cuộc đấu tranh của công dân Hong Kong không đơn giản như Loic Tassé nhận xét.



    NQDuy

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.