Đàm phán về Chiến tranh Thương mại Mỹ Trung ở Thượng Hải bế tắc. Thương Chiến lại leo thang mới. Mỹ trừng phạt TC bội ước.
Tổng thống Donald Trump áp thuế 10% lên 300 tỉ USD hàng nhập khẩu còn lại từ Trung cộng kể từ ngày 1-9. TC không mua nông phẩm Mỹ như Chủ Tịch Tập Cận Bình đã hứa với TT Trump bên lề hội nghị G20 ở Osaka Nhật. TC mất vị trí đối tác thương mại số 1 của Mỹ. TT Trump nói, 'Trung cộng không làm ăn với Mỹ, hổng chừng vậy tốt hơn'. Mỹ ở thế thượng phong,TC đang ở đường cùng ngỏ cụt.
Phản ứng của chống lại Mỹ cho thấy TC đã suy sụp, không còn miếng võ nào có thể đối phó hữu hiệu với Mỹ đang ở thế tay trên, tích cực và thượng phong. Mỹ áp thuế 10% đối với 300 tỷ hàng của TC nhập vào Mỹ. Tân đại sứ của Trung cộng tại Liên Hợp Quốc, Trương Quân, nói Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của mình và mô tả thẳng thừng rằng hành động của ông Trump là một hành động phi lý, vô trách nhiệm. Còn Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng, Hoa Xuân Oánh, nói TC sẽ không nhượng bộ 'một ly' trước Hoa Kỳ, "Chúng tôi không chấp nhận bất cứ áp lực, đe dọa, hăm dọa tối đa nào."
Sau khi cho đánh võ mồm chống Mỹ, Bắc Kinh vận hết thần công lực tung ra một chưởng hại nhiều hơn lợi cho TC. Ngày 5/8. TC phá giá đồng nhân dân tệ của TC. Lần đầu tiên TC phải hạ giá, để đồng tiền của mình suy yếu hơn ngưỡng tỷ giá 7 tệ đổi một đôla Mỹ sau hơn một thập niên. Theo giới phân tích cả quốc tế lẫn Trung cộng, Bắc Kinh phá giá tiền tệ, chiến thuật này lợi bất cập hại. Chiến thuật này là con dao hai lưỡi, lợi ít, nhưng hại nhiều cho kinh tế Hoa Lục.
Cụ thể TC phải lấy hơn 7 đồng nhân dân tệ mới đổi được một đôla Mỹ thay vì 6,9 đồng một ngày trước đó, và trước đây. Lần đầu tiên đồng tiền Trung cộng mất giá kỷ lục tính từ 11 năm qua. Bắc Kinh sử dụng vũ khí tiền tệ để đương đầu với Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại, nhưng ở thế bị động.
TT Trump của Mỹ bắn lên Twitter cáo buộc: “Trung cộng cho đồng tiền của mình rớt giá đến mức gần như thấp nhất lịch sử. Hành động này gọi là thao túng tiền tệ và sẽ làm cho Trung cộng suy yếu nghiêm trọng hơn theo thời gian”.
Giáo sư Nathalie Janson, đại học thương mại NEOMA, Paris giải thích: “Đây là dấu hiệu căng thẳng cao độ và trong bối cảnh không có đối thoại thật sự, Trung cộng chỉ có tiền tệ để làm vũ khí. Nhưng vấn đề là phương tiện này có hiệu quả hay không, bởi vì không phải giảm giá đồng bạc là xuất cảng gia tăng. Nhiều nước đã học được kinh nghiệm này. Không có gì bảo đảm là Trung cộng sẽ thành công, nhưng Bắc Kinh chỉ có phương tiện này, trong cuộc chiến tranh thương mại, để hỗ trợ xuất cảng vào thị trường Hoa Kỳ”.
Ngoài ra TC tuyên bố sẽ ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ để phá cuộc tranh cử của TT Trump. Nhưng TC đã sai lầm như kỳ tẩy chay không mua đậu nành của Mỹ. Mỹ có thể bán cho một số nước khác hay chính quyền mua để viện trợ cho các nước nghèo như ở Phi châu.. Nếu thiệt hại nông dân Mỹ thì chánh quyền tài trợ cho nông dân. Mỹ đã có chính sách tài trợ cho nông dân từ lâu rồi. Mỹ không đanh thuế trên nông phẩm và tài trợ giúp cho nông dân để dân chúng Mỹ có đây đủ nông sản tiêu dùng. TT Trump đã đang làm thế. Trong năm 2018, Washington đã chi ra cả hàng chục tỷ đô la để trợ giúp và đã tiếp tục hỗ trợ thêm 16 tỷ đô la trong tuần trước cho giới nông gia.
Theo các nhà phân tích, các biện pháp trả đũa của Trung cộng có thể bao gồm thuế quan, cấm xuất cảng đất hiếm được sử dụng trong mọi thứ, từ thiết bị quân sự đến điện tử tiêu dùng và hình phạt đối với các công ty Mỹ ở Trung cộng.
Nhưng Mỹ có nhiều biện pháp trả đũa và đỡ đòn của TC nên Mỹ coi đó là những chuyện nhỏ, TC vẫn phải thua Mỹ. Hàng hoá Mỹ tốt, bền nhiều nước mua, chớ không phải như của TC mà giới tiêu thụ các nước như Tây Âu Bắc Mỹ thấy made in China thì tránh xa.
Tiêu biểu và cụ thể là CSVN đồng chí với TC nhưng hàng Mỹ tốt thì ào ạt mua xài. Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, hàng hóa xuất xứ từ thị trường Mỹ nhập cảng vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay đạt 6,9 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ là một trong những thị trường dẫn đầu cho các mặt hàng máy tính và điện tử nhập vào Việt Nam. So với cùng kỳ năm 2018, lượng nhập cảng mặt hàng này của Mỹ vào Việt Nam tăng 49%, đạt 2,2 tỷ USD và chiếm 32% trong tổng kim ngạch.
Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập cảng lớn nhất của Việt Nam trong lĩnh vực này với mức kim ngạch đạt hơn 8,6 tỷ USD. Ôtô nguyên chiếc từ Mỹ nhập vào Việt Nam tăng tới 107%, đạt trên 24 triệu USD và việc nhập cảng linh kiện, phụ tùng ôtô tăng 95%, đạt 8,8 triệu USD, theo số liệu thống kê được trích dẫn trên VnExpress và Một Thế Giới. Thống kê của Tổng cục Hải quan còn cho thấy, hàng rau quả từ Mỹ vào Việt Nam trong nửa đầu năm tăng tới 70%, đạt hơn 116 triệu USD. Lượng hàng thủy sản nhập cảng cũng tăng 67%, đạt 47 triệu USD. Theo đánh giá của giới chuyên gia được Một Thế Giới trích dẫn, nguyên nhân khiến nông, thủy sản… của Mỹ vào Việt Nam thời gian gần đây tăng mạnh với giá rẻ hơn là vì các mặt hàng này khó vào thị trường Trung cộng do chiến tranh thương mại giữa hai nước ngày càng leo thang.
Còn về việc TC phá giá tiền tệ, thì Mỹ có thể dùng những biện pháp chống thao túng tiền tệ làm cho TC suy vi hơn. Việc xác định Bắc Kinh là thao túng tiền tệ ngày 6-8 có thể mở đường cho Washington thực hiện những biện pháp cứng rắn hơn, chẳng hạn áp thêm thuế nhập cảng với hàng hóa Trung cộng. Mỹ cũng có thể sử dụng sự định danh này để áp đặt thêm thuế trừng phạt đơn phương. Theo Reuters, ông Trump cũng có quyền cấm Trung cộng tham gia việc mua sắm chính phủ của Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng có thể kiện Trung cộng lên Tổ chức Thương mại thế giới hoặc đơn giản là vận động các đồng minh tham gia hạn chế thương mại với Bắc Kinh.
Trump cũng đe dọa sẽ tăng thêm thuế quan từ 10% lên 25% trên 300 tỷ hàng TC nếu Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình không hành động chuyển biến nhanh hơn để đạt được thỏa thuận thương mại.
Sau cùng, thương chiến với Mỹ, kinh tế TC suy sụp, cấu trúc kinh tế TC lung lay trước những đòi hỏi của Mỹ và TC từng bước nhượng bộ. Các nhà hoạch định chính sách của TC phân tâm. Lần đầu tiên từ năm 2010, chỉ số tăng trưởng sản phẩm quốc nội của TC vốn đã tồn tại trong suốt mấy chục năm qua có dấu hiệu giảm. Mức nợ ngoại quốc của TC quá cao. Mức nợ này chiếm gần 80% nợ công, và cao hơn nhiều so với các nước đang phát triễn.
Sự mất cân bằng ngày càng tăng giữa khu vực tư nhân và khu vực công. TC quá thiếu các nguồn tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhờ việc tiêu dùng là cách phát triển bền vững và an toàn, nhưng không đủ để hỗ trợ tốc độ tăng trưởng GDP hiện tại của Trung cộng. Chỉ số tăng trưởng GDP của Trung cộng trong năm nay giảm mạnh xuống dưới mức 6%.
Trong khi đó, tổng thống Donald Trump vẫn để ngỏ khả năng ký thỏa thuận với Trung cộng, với điều kiện đó phải là một thỏa thuận tốt cho nước Mỹ, theo lời ông Larry Kudlow, một trong những cố vấn Toà Bạch Ốc . Ông nói thêm : “ Nền kinh tế của chúng ta mạnh hơn kinh tế Trung cộng. Chính họ mới là người thiệt hại nhiều hơn trong cuộc khủng hoảng này. “ Đây là dấu hiệu cho thấy Washington đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến kéo dài. Mà càng kéo dài thì TC càng suy sụp.
Mới đây hôm 13/08/2019, TT Trump đã tuyên bố hoãn đánh thuế trên một số mặt hàng Trung cộng đến tháng 12 thay vì vào 01/09.
Lý do Ông đưa ra là để bảo vệ người tiêu dùng Mỹ trong những ngày lễ lớn cuối năm, Giáng Sinh và Tết Dương Lịch. Phân tích cho thấy quyết định này lợi cho cuộc bầu cử Mỹ hơn là cho TC. Hàng TC tớí Mỹ có thể đã gần hết mùa mua sắm ở Mỹ rồi. Hàng của TC rất ít dân Mỹ mua.
Vi Anh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.