Người nước ngoài có thể sẽ băn khoăn rằng có nên để lũ trẻ tự dọn dẹp vệ sinh, hay nên dành thời gian đó cho việc học tập. Nhưng nếu bạn hỏi thầy cô hoặc phụ huynh Nhật Bản về việc này, họ sẽ nói với bạn rằng: chúng đang học cách tôn trọng môi trường xung quanh.
Tự dọn dẹp vệ sinh ở trường học (tiếng Nhật là o-soji) là một trong những truyền thống của giáo dục Nhật Bản. Việc học sinh tự dọn dẹp vệ sinh tại trường học còn có nhiều tác dụng khác trong việc giáo dục các em.
Các trường học ở Nhật Bản có một đội ngũ nhân viên không phải giáo viên gọi là các yomushuji, hay gọi tắt là shuji. Họ có nhiều nhiệm vụ, bao gồm bảo vệ, bảo trì bảo dưỡng hệ thống trường lớp và đảm bảo trường học luôn được sạch sẽ. Dù vậy, việc dọn vệ sinh ở trường chủ yếu được thực hiện bởi học sinh.
Tại một trường học điển hình, o-soji bắt đầu sau bữa ăn trưa khoảng 20 phút, sau đó trẻ em được nghỉ ngơi tự do. Cứ một tuần 4 lần (học sinh không dọn dẹp vào ngày thứ Tư hoặc thứ Bảy), và vào một ngày cuối cùng của mỗi học kỳ đều có hoạt động tổng vệ sinh. Trong suốt thời gian dọn dẹp, hệ thống loa báo công cộng phát những bản nhạc diễu hành vui vẻ (còn gọi là bài hát o-soji, hoặc một bản nhạc cổ điển sôi động).
Mọi lớp học đều có trách nhiệm tự dọn dẹp vệ sinh phòng học của mình và hai nơi khác trong trường, ví dụ như phòng y tế hoặc thư viện. Các lớp được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm chịu trách nhiệm dọn dẹp cho một khu vực.
Dọn vệ sinh lớp học đã trở thành “môn học chính khóa” của học sinh Nhật Bản.
“Cha mẹ Nhật và thầy cô sẽ nói với bạn rằng: Bọn trẻ đang học cách tôn trọng cuộc sống quanh mình”.
Có một tâm điểm trong hệ thống giáo dục Nhật Bản hết sức đáng trân trọng, đó chính là họ chú ý tới mối quan hệ giữa người với người: Một nhóm học sinh lớp sáu được cử tới mỗi lớp học sinh lớp một để giúp đỡ các em bé dọn dẹp.
Nhiều trường học tăng cường mối tương tác giúp đỡ giữa học sinh lớp lớn với lớp bé, bởi rất nhiều trẻ em ở Nhật là con một và thầy cô tin rằng học sinh lớn cần trải nghiệm việc giúp đỡ những em nhỏ hơn. Đổi lại, những đứa trẻ nhỏ cũng cần hình mẫu từ các anh chị lớn.
Mỗi năm ba lần, học sinh từ lớp ba trở lên sẽ giúp đỡ dọn dẹp những nhà dân quanh trường.
Trong trường có sẵn một kho chổi và đồ dọn dẹp cỡ nhỏ cho trẻ em, chúng sẽ được mang ra cho sự kiện này. Học sinh sẽ đeo găng tay bằng bông (gọi là gunte) đi ra ngoài để nhặt rác ở nhà hàng xóm và quanh trường học.
Các trường học cũng có cách thức khác nhau trong việc tổ chức dọn dẹp vệ sinh. Một số nơi kẻ vạch ở toilet để phân biệt khu vực được dọn dẹp bởi các nhân viên shuji chứ không phải học sinh. Trong khi một số nơi khác thì để các em học sinh lớp 5, lớp 6 dọn dẹp vệ sinh.
Người nước ngoài có thể sẽ băn khoăn rằng có nên để lũ trẻ tự dọn dẹp vệ sinh, hay nên dành thời gian đó cho việc học tập. Nhưng nếu bạn hỏi thầy cô hoặc phụ huynh Nhật Bản về việc này, họ sẽ nói với bạn rằng: Chúng đang học cách tôn trọng môi trường xung quanh.
Chúng đang được học về ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng.
Phải chăng, đây là một kinh nghiệm đáng để các bậc thầy cô và phụ huynh Việt Nam tham khảo?
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.