Về mọi phương diện, WEF là tổ chức quyền lực nhất trên thế giới. Trong nhiều thập niên, WEF đã là trung tâm quy tụ những người giàu có và quyền lực nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh và chính trị, trở thành động lực thúc đẩy thế giới, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.
Tháng 07/2020, ông Schwab đã là đồng tác giả xuất bản cuốn sách có nhan đề “COVID-19: The Great Reset” (COVID-19: Đại Tái Thiết). Trong ấn phẩm này, ông tìm cách xác định những điểm yếu của hệ thống kinh tế hiện tại mà theo ông, đã bị phơi bày trong đại dịch.
WEF của ông Schwab xem COVID-19 như là “cơ hội hiếm có nhưng hẹp” để tái thiết lập nền kinh tế toàn cầu. Cuộc đại tái thiết này liên quan đến việc loại bỏ biên giới quốc gia, loại bỏ quyền tư hữu tài sản và, quả thực là loại bỏ bất kỳ quyền cá nhân nào khác còn lại của chúng ta.
Mục tiêu có lẽ còn đáng chú ý hơn cả là, cuộc Đại Tái Thiết này cũng liên quan đến việc thay đổi con người.
Theo nhà kinh tế chính trị và ký giả tài chính James Gorrie, một trong những người của WEF, giáo sư kiêm tác gia Yuval Noah Harari đã tuyên bố rằng kỷ nguyên của ý chí tự do của con người đã “kết thúc”, với con người chỉ là “những con vật có thể hack được.”
Trên hết, mục tiêu chính của Đại Tái Thiết là tái cấu trúc toàn bộ thế giới thành một chế độ độc tài từ trên xuống, do giới đầu sỏ chính trị toàn cầu cai trị.
Ông Marc Morano, ký giả khí hậu từng là phụ tá chính trị chính thức, cho biết: “Dùng các hạn chế và biện pháp kiểu COVID-19 để giải quyết biến đổi khí hậu là trụ cột của sáng kiến Đại Tái Thiết nhằm tái tạo chủ nghĩa tư bản toàn cầu, cuối cùng dẫn đến sự kiểm soát chuyên chế đối với các xã hội.”
Nếu có bất cứ điều gì mà COVID-19 đã dạy chúng ta thì đó là nhiều chính phủ đang không hoạt động vì người dân.
Ngược lại, các chính phủ này đang tuân theo kịch bản Đại Tái Thiết của WEF, vốn “gắn liền với biến đổi khí hậu và các chính sách thỏa thuận xanh mới, được thúc đẩy ở Hoa Kỳ, châu Âu, và một số quốc gia khác cũng như với nghị trình về khí hậu của Liên Hiệp Quốc và sáng kiến phát thải ròng bằng không (net zero).”
Gây nguy hiểm cho an ninh lương thực để giảm phát thải
Những kế hoạch của giới đầu sỏ chính trị để thỏa hiệp an ninh lương thực và phá hủy quyền tư hữu đang được tiến hành mạnh ở nhiều quốc gia trên toàn cầu.
Lấy ví dụ về Hà Lan chẳng hạn. Tuy là một quốc gia nhỏ bé về diện tích đất đai và dân số những quốc gia này là nước xuất cảng lương thực lớn thứ hai trên thế giới.
Nhưng toàn bộ những thành tựu này sắp kết thúc do các chính sách của chính phủ đã đổ lỗi một cách hữu hiệu cho những thành tựu đó như là nguyên nhân của “lượng khí thải nhà kính cao,” mặc dù quốc gia này chỉ đóng góp 5.2% tổng lượng khí thải của EU.
Người ta ước tính rằng có tới 3,000 nông dân có thể phải đóng cửa các trang trại sản xuất của họ ở Hà Lan.
Viết cho The Spectator Australia, tác giả Xin Du bình luận:
“Các chính sách của Hà Lan đặc biệt khó hiểu, vì nông dân Hà Lan là một trong những người làm việc hiệu quả nhất trên thế giới … Do đó, thật khó hiểu khi chính phủ Hà Lan và EU lại muốn nhổ tận gốc ngành công nghiệp này hơn là thúc đẩy và nhân rộng ngành này trong một thế giới đang cạn kiệt lương thực.”
Thật không may, chính phủ Hà Lan không đơn độc trong việc nhắm mục tiêu vào nông dân của họ. Nhiều quốc gia, trong đó có Canada, Đức, và Sri Lanka, đang theo đuổi một nghị trình tương tự nhằm làm suy yếu ngành nông nghiệp bằng cách giảm ít nhất 30% lượng nitơ trong môi trường.
Ông Joshua Phillip, một phóng viên điều tra và là chuyên gia được công nhận về chiến tranh hỗn hợp bất đối xứng, cho biết “các chính sách giảm lượng nitơ và xu hướng sử dụng phân bón hóa học ở phần lớn các quốc gia trên thế giới sẽ dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, giống như những gì đã xảy ra ở Sri Lanka gần đây.”
Những người báo động về sự nóng lên toàn cầu cho rằng nitơ oxide (N₂O) là một loại khí nhà kính mà chúng ta phải ngừng sản xuất thịt để giảm thiểu. Lập luận này chỉ là một trò lừa phỉnh khác.
Tại Hoa Kỳ, nông dân đã không thể tìm đủ phân đạm hóa học để trồng trọt. Khuyến nghị của WEF về “xây dựng trở lại tốt hơn” đã được thông qua tại Hoa Kỳ như một “chính sách về biến đổi khí hậu.”
Dưới thời chính phủ Tổng thống Biden, chính sách này cũng đã dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống năng lượng hiện tại nhằm mục đích giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO₂).
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) gần đây đã công bố một báo cáo đáng lo ngại, về căn bản cảnh báo công chúng Mỹ về tình trạng thiếu lương thực không thể tránh khỏi.
Mối đe dọa thiếu lương thực ở Hoa Kỳ càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi các chính sách của chính phủ dẫn đến việc tăng lãi suất, lạm phát giá cả, và các quy định quá mức về môi trường, mà khi kết hợp lại, tạo ra những vấn đề rất nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp và chăn nuôi của Hoa Kỳ.
Dân số toàn cầu
Chính tuyên truyền của WEF về tình trạng quá tải dân số và hủy hoại môi trường đã khiến các chính phủ thực hiện các chính sách điên rồ gấp gáp như vậy.
Các chính sách này sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm toàn cầu như thế nào? Chúng tôi cho là không tốt lắm. Làm thế nào để chúng ta giảm nhu cầu toàn cầu về tài nguyên và hạn chế thiệt hại về môi trường? Hãy giảm dân số thế giới của con người.
Chúng ta liên tục được thông báo rằng có quá nhiều người trên hành tinh này và hành tinh này không thể nuôi sống được tất cả mọi người.
WEF đã bắt đầu thực hiện một nghị trình về việc giảm dân số nhanh chóng của thế giới. Đây là chương trình của Câu lạc bộ Rome, một nhóm nghiên cứu chính sách của giới đầu sỏ chính trị, kể từ sớm nhất là năm 1972 khi các thành viên của nhóm này quan tâm đến các nguồn tài nguyên toàn cầu và tình trạng quá tải dân số.
Nhà linh trưởng học nổi tiếng Jane Goodall đã nói tại WEF năm 2020:
“Tất cả các vấn đề về môi trường mà chúng ta đang nói đến đều sẽ không thành vấn đề nếu thế giới có quy mô dân số như 500 năm trước.”
Năm 1600, dân số thế giới được ước tính là 500 đến 580 triệu người. Điều đó có nghĩa là quy mô dân số trên thế giới khi đó ít hơn tới 94 phần trăm!
Chúng ta muốn tin rằng việc giảm dân số thế giới xuống còn 500 triệu người sẽ làm giảm bớt căng thẳng cho môi trường, về cả mặt tài nguyên lẫn thiệt hại môi trường.
Nhưng việc giảm dân số loài người có thể được thực hiện và đã được thực hiện thông qua các cuộc chiến tranh.
Trong Đệ nhất Thế chiến, 21.5 triệu người đã tử vong, trong đó có 13 triệu dân thường. Những sự thiệt mạng của thường dân phần lớn là do nạn đói, phơi nhiễm, bệnh tật, đụng độ quân sự, và thảm sát. Trong Đệ nhị Thế chiến, 40-50 triệu người đã tử vong, lớn nhất trong bất kỳ cuộc chiến nào.
Sau đó là những vụ thảm sát của cộng sản. Ví dụ, những người Bolshevik của Joseph Stalin đã sát hại 40-60 triệu người ở Liên Xô cũ, và chế độ cộng sản của Mao Trạch Đông đã tước đi sinh mạng của 65-78 triệu người ở Trung cộng.
Cuộc chiến ở Ukraine, cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây, đã đặt an ninh lương thực của thế giới vào nguy cơ to lớn. Các biện pháp trừng phạt này nhằm trừng phạt Nga vì xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, các biện pháp này đang gây nguy hiểm nghiêm trọng tới khả năng tự nuôi sống của thế giới.
Ông Chris Barrett, một nhà kinh tế nông nghiệp tại Đại học Cornell, cho biết trong trường hợp xấu nhất, “chúng ta sẽ thấy hàng chục triệu người đột nhiên phải đối mặt với nạn đói.”
Kiểm soát tiền
Chúng ta hiện đang trải qua một cuộc chiến không cân xứng, mà một phần là mang tính động lực truyền thống bằng vũ khí thông thường (chẳng hạn như cuộc chiến NATO/Ukraine với Nga) nhưng chủ yếu là một cuộc chiến thầm lặng trong đó tình trạng thiếu lương thực được thiết kế. Tình trạng thiếu lương thực này đạt được thông qua việc ngừng sản xuất bằng cách đuổi nông dân khỏi đất đai, cấm xuất cảng động vật sống, và làm gián đoạn các tuyến cung cấp, như chúng ta đã thấy trong những năm “đại dịch.”
Nhưng có lẽ nguyên nhân lớn nhất dẫn đến nạn đói lại không nằm trong những điều nêu trên. Nguyên nhân lớn nhất là về nguồn cung tiền tệ và tín dụng.
Kiểm soát được nguồn cung cấp thực phẩm, và quý vị kiểm soát được người dân. Nhưng kiểm soát được nguồn cung tiền, thì quý vị kiểm soát được cả thế giới.
Tất nhiên, việc kiểm soát nguồn cung tiền cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung lương thực.
Một thực tế không cần phải khẳng định là kể từ năm 2008, ngân hàng trung ương thống lĩnh thế giới, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã “in tiền” nhiều hơn bao giờ hết. Hiện tại, số tiền này đã lớn hơn 2.3 lần (tính theo cùng một đồng USD) so với số tiền được “in” trong và sau Đệ nhị Thế chiến. Và không có dấu hiệu dừng lại.
Vì đồng USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu, nên siêu lạm phát sẽ dẫn đến và/hoặc bảo đảm sự sụp đổ hoàn toàn của nền kinh tế toàn cầu sẽ diễn ra sau đó. Dù xảy đến theo cách nào đi chăng nữa, thì kết quả vẫn không có gì khác; nạn đói trên toàn cầu sẽ tăng tốc. Đó là điều không thể tránh khỏi.
Chúng ta cần tỉnh táo trước các chiến thuật của các nhà tài phiệt toàn cầu và chống lại mọi nỗ lực áp đặt mục tiêu của họ lên chúng ta.
Chúng ta cũng phải ngăn chặn nghị trình giảm dân số theo chủ nghĩa thức tỉnh và chấm dứt chương trình tân phát xít vô đạo của WEF trước khi quá muộn. Nếu không thì, diễn giải tuyên bố của WEF sẽ là, quý vị sẽ không sở hữu gì cả, và quý vị sẽ chết đói!
Augusto Zimmermann & John G. Hartnett _ Vân Du
***
4 thiên tượng lớn xuất hiện tại Trung cộng trong tháng 8 _ Nạn đói đang đến?
Bước sang nửa cuối năm, những dị tượng vào tháng 7 và tháng 8 trở nên thường xuyên và rõ ràng hơn, cảnh báo thế nhân rằng những thảm họa nghiêm trọng hơn sắp xảy ra.
https://baomai.blogspot.com/
***
Điều gì xảy ra khi nhân loại không còn gì để ăn
Chống biến đổi khí hậu ‘quan trọng hơn’ lương thực, năng lượng?
Chống biến đổi khí hậu ‘quan trọng hơn’ lương thực, năng lượng? có thể tin cậy, và hòa bình
Đối diện thảm kịch không thể chịu đựng nổi của con người trên khắp thế giới, những trẻ em chết đói, những phụ nữ và trẻ em bị đánh bom, nhà cửa và cơ sở kinh doanh mất điện, những lời quở trách về khí hậu vẫn tiếp tục nhất định rằng biến đổi khí hậu là mối nguy hiểm quan trọng nhất mà thế giới phải đối mặt.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.