Các cháu có thể giúp ông bà duy trì một tinh thần minh mẫn, giảm nguy cơ bị bệnh Alzheimer và các rối loạn nhận thức khác.
Dù cho bậc ông bà và các cháu có tình cảm sâu sắc và tốt đẹp hay không, thì chúng ta cũng nên nuôi dưỡng mối quan hệ này bất cứ khi nào có thể. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa ông bà và các cháu có thể cải thiện sức khỏe về thể chất lẫn tinh thần cho cả hai bên.
Một trong những hệ quả đau thương nhất của các chính sách cách ly trong vài năm qua do đại dịch COVID chính là sự tan vỡ của một số mối quan hệ quan trọng trong gia đình, trong đó có mối quan hệ giữa ông bà và các cháu.
Ông bà thường đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của các cháu, như đem lại sự ổn định, trợ giúp, và là mối liên kết hữu hình với lịch sử của gia đình, tuy nhiên đôi khi vai trò này bị đánh giá thấp. Hãy nghĩ về công thức nấu ăn yêu thích, album ảnh, câu chuyện hoặc truyền thống gia đình đã được truyền lại qua nhiều thế hệ.
Ông William Sieben, nhà trị liệu sức khỏe tâm thần ở Minnesota cho biết: “Việc kể chuyện và biến tấu các câu chuyện đem lại tác dụng hàn gắn không ngờ. Khi cha mẹ và ông bà có thể tương tác với đứa trẻ trong quá trình kể chuyện sẽ tạo nên mối liên hệ và tính xác thực cho câu chuyện.”
Thời nay, ông bà thường sống thọ hơn những thế hệ trước, thậm chí họ còn chăm sóc con cháu cũng như trợ giúp về tài chính. Trong những lúc khó khăn hoặc bất trắc, ông bà có thể đem lại sự hiện diện ổn định và an ủi cho các cháu.
Khi các nhà nghiên cứu từ Đại học Hamburg khảo sát các học sinh từ 7 đến 10 tuổi về trải nghiệm, cảm xúc và hành vi trong đại dịch COVID-19, những trẻ không được gặp ông bà trong năm đầu tiên cách ly cho biết các em bị căng thẳng hơn, có ít cảm giác hạnh phúc hơn, và nhận thấy bản thân có nguy cơ nhiễm COVID-19 cao hơn.
Một nghiên cứu từ Vương quốc Anh, được công bố trong số ra tháng 02/2009 của Tập san Tâm lý Gia đình, đã khảo sát hơn 1,500 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 16 và nhận thấy rằng các thanh thiếu niên được ông bà trợ giúp nhiều trong cuộc sống có ít vấn đề về cảm xúc và hành vi hơn đáng kể so với các bạn đồng trang lứa nhưng ít được ông bà trợ giúp hơn.
Tuy nhiên, điều thú vị là lợi ích có cả hai chiều. Những ông bà tích cực, thường xuyên chia sẻ cuộc sống với các cháu thường ít bị trầm cảm hơn. Một số nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ này có thể giúp ông bà giữ tinh thần minh mẫn, cũng như giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer và các rối loạn nhận thức khác.
Ông bà tham gia vào cuộc sống của các cháu cũng có thể đạt được những lợi ích về mặt thể chất. Chơi với trẻ nhỏ, tham dự các sự kiện thể thao hoặc biểu diễn âm nhạc, hoặc cùng nhau đến sân chơi thể thao hay thủy cung sẽ giúp ông bà rèn luyện thể chất cũng như giao tiếp xã hội nhiều hơn. Thậm chí còn có bằng chứng cho thấy việc chăm sóc các cháu có thể giúp ông bà sống lâu hơn.
Tuy nhiên, có giới hạn về mức độ quan tâm và như thế nào là quá nhiều. Mặc dù sự tham gia ở mức độ vừa phải dường như giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và cảm xúc một cách tích cực nhưng khi tham dự quá nhiều (chẳng hạn như đảm nhận việc chăm sóc trẻ toàn thời gian) có thể đem đến tác động bất lợi.
Thế nào là tham gia “vừa phải” có thể rất khác nhau tùy từng người, từng hoàn cảnh, nhưng một nghiên cứu của Úc cho thấy những người bà dành ít nhất một ngày mỗi tuần cho cháu nhận được nhiều lợi ích nhất, trong khi những người dành năm ngày mỗi tuần hoặc nhiều hơn thì được hưởng lợi ít hơn đáng kể hoặc không.
Ông bà, những người đóng vai trò thay đổi cuộc sống trong việc nuôi dạy các cháu, cũng phải đối mặt với những thử thách đặc biệt và thường là khó khăn. Các gia đình thời nay phải đối mặt với nhiều yếu tố phức tạp, có thể bao gồm ly dị hoặc ly thân, nghiện ngập, xung đột giữa các thành viên, khoảng cách địa lý.
Trong trường hợp mối quan hệ giữa ông bà và con trẻ trưởng thành bị rạn nứt hoặc căng thẳng, việc tạo dựng mối quan hệ gần gũi giữa ông bà và cháu có thể có tác dụng hàn gắn cho tất cả những người liên quan.
Ông Sieben lưu ý: “Việc quan sát ông bà tương tác với cháu thường theo cách lành mạnh hơn so với cách các bậc cha mẹ nuôi dạy con cái sẽ đem đến những bài học và chữa lành tổn thương hoặc những hiểu lầm của chính họ từ thời thơ ấu. Điều này có thể hòa giải các mối quan hệ, từ đó giúp cha mẹ dành nhiều tình cảm hơn cho con trẻ.”
Hãy cố gắng tạo dựng và nuôi dưỡng sự gắn kết lành mạnh giữa ông bà và các cháu vì lợi ích của tất cả mọi người.
Zrinka Peters _ Minh Thư
***
Nghề Mới
Qua hai lần thất nghiệp, ông Hội đâm ra nghi ngờ việc đi làm ở hãng xưởng. Mình dốt Anh ngữ, lại không có tay nghề rõ ràng nên nếu tiếp tục làm cho hãng xưởng thì chỉ là loại sai vặt. Khi cần họ mướn, khi chậm lại, họ sa thải.
***
Điều gì sẽ xảy ra khi ông bà cùng con cái nuôi dạy cháu
Nghiên cứu mới cho thấy vai trò của ông bà trong việc cùng nuôi dạy con trẻ. Các gia đình có mối quan hệ mẹ-ông-bà tốt hơn có xu hướng ít xung đột hôn nhân hơn, và trở lại, có mối quan hệ cha mẹ-con cái tích cực hơn.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.