Xin mượn một câu hát nổi tiếng trong nhạc Phạm Duy, trong loạt bài viết đưa độc giả “về miền quá khứ” này, chúng tôi xin kể lại, và lật lại những tấm ảnh xưa của Sài Gòn từ những năm 1955 đến 1975.
Trong phần đầu tiên, xin lật lại những hình ảnh đẹp nhất của Sài Gòn năm 1955, ngay sau hiệp định Geneve không lâu.
Đây là năm xảy ra rất nhiều biến động trong lịch sử đất nước. Trước đó không lâu, đã có gần 1 triệu người di cư từ miền Bắc vào miền Nam sinh sống. Đó là thời gian mà hiệp định Geneve vừa được ký kết để đình chiến giữa các bên, chọn vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời trong khi chờ tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
Khoản a, điều 14 ghi rõ: “Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy.”
Thời điểm này, quân đội của Quốc Gia Việt Nam được tập hợp ở phía nam vỹ tuyến. Quốc Gia Việt Nam lúc này vẫn là do quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu và điều hành chính phủ là thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Đầu năm 1955, nội thành Sài Gòn có sự xung đột quân sự giữa lực lượng Bình Xuyên của Lê Văn Viễn và chính phủ Ngô Đình Diệm.
Tháng 4 năm 1955, quân Bình Xuyên tấn công thành Cộng Hòa. Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn – Chợ Lớn và rút về Rừng Sác.
Trong hình dưới đây là Đại lộ Trần Hưng Đạo vốn là một trong những con đường sầm uất nhất của Sài Gòn, đã bị trống vắng trong thời gian xung đột giữa quân Bình Xuyên và quân đội Quốc Gia.
Năm 1955 cũng là thời điểm mà hố sâu ngăn cách giữa quốc trưởng và thủ tướng ngày càng lớn, và đến tháng 10 năm 1955, quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất khi cựu hoàng này đang ở nước Pháp.
Mời bạn xem qua các hình ảnh chọn lọc khác của Sài Gòn trong năm 1955:
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.