Thursday, February 4, 2016

Hương xuân ngày cũ, Sài Gòn trước 1975

image
Gần đây cư dân mạng truyền nhau những tấm hình, những video clip phim xưa có ghi lại những hình ảnh quê hương Việt Nam ngày cũ, đã làm sống dậy ký ức của những người con lưu xứ. Nhất là hình ảnh Tết Sài Gòn, mỗi độ xuân về.

image
Sống ở đất người, bốn mùa rõ rệt, tôi thấy được thu, hạ, đông đi, xuân tới, luân chuyển nhẹ nhàng như một vũ khúc mang mang của đất trời.  Chồi non nẩy lộc, lá mới cựa mình, no căng nhựa sống, xanh biếc những bao la hy vọng. Tết đến trong tuổi thơ và những ngày mới lớn của tôi ở Sài Gòn dịu dàng hiện về, thật là trìu mến. Với tôi, Sài Gòn hai mùa mưa nắng, không có mùa xuân, mà chỉ có ngày Tết.

image
Tết là những reo vui, nào lư hương, pháo đỏ, phong bao lì xì, bánh mứt, hạt dưa, manh áo mới, bánh chưng xanh, mâm ngũ quả, cành mai tươi… và còn bao nhiêu thứ rực rỡ sắc màu khác, khiến ai mà không mê luyến. Để chuẩn bị cho giờ phút giao mùa, người mình đã bỏ bao công sức, tiền bạc, và cả cái tâm thức rạo rực cũng như thật tích cực để chào đón ngày Tết.

image
Sạp báo
Khi các tờ lịch hay báo xuân xuất hiện tràn ngập ở các sạp báo, đó là lúc Sài Gòn bắt đầu rộn rã lên với không khí Tết. Ngày ấy, những tờ lịch bóc ngày hay tháng, thường có hình các cô người mẫu hay ca sĩ. Bóng dáng các minh tinh Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Thanh Lan…trong nụ cười xinh bên những tràng pháo đỏ đã làm nao lòng người. Ai cũng muốn chọn mua những nụ cười xinh mang về trang trọng treo vào chỗ dễ thấy nhất, để xem ngày, biết tháng. Ngày nay, lịch thiếu nữ với các chiếc áo dài đủ màu đủ kiểu, vẫn là món lịch Tết thời trang đắt khách.

image
Gia Long xuân
Nhắc tới báo xuân, tôi còn nhớ, Tết là dịp cho các học sinh hay sinh viên các trường đua nhau làm bích báo. Các cô cậu văn thi sĩ mới lớn, mới ra lò, ơi ới thúc nhau, gọi nhau nộp bài vở cũng như các tờ sớ táo quân. Lúc đem tờ bích báo trường nữ của mình đi bán ở các trường khác nhất là các trường nam, chúng tôi chí choé dành nhau cơ hội của những mối duyên hạnh ngộ, ngàn năm một thưở ấy.  Ngoài ra, chúng tôi còn phải bận rộn tập hát, tập kịch cho các tiết mục văn nghệ của trường nữa.

image
Chợ hoa
Thú vị nhất là phút cùng bạn bè rủ nhau đi chợ Tết xem hoa, ngắm người và những món mứt Tết xanh, đỏ được gói trong khay bằng giấy bóng kiếng, lóng lánh màu, trông thật vui mắt. Lũ nữ sinh chúng tôi thường được bên nam sinh nhóm bích báo trường bạn, tháp tùng đi chợ hoa.

image
Lúc đi ngang hàng bán cây quất (tắc), dù người bán hàng có mắt la, mày liếc thế nào đi chăng nữa, quất cũng bị bẻ trộm. Qua khỏi chợ hoa, bọn con trai móc túi ra, trên tay đứa nào cũng hai ba trái quất đem tặng lũ con gái làm quà. Đúng là nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò.

image
Nhạc xuân
Ai từng xa xứ, phải đón Tết tha hương mới thấy cái khác biệt lớn vô chừng của Tết xứ người cùng cái Tết quê nhà. Mùi hương, cái vị, khoé nhìn, lát nếm, tất cả đều khác, kể cả cung cách đón Tết xưa và nay. Người ta nghe được mùa xuân tới gần bằng cả âm thanh của nhạc xuân. Trước 1975, khắp miền nam, đi tới đâu người ta cũng nghe thấy những bản nhạc xuân “Nắng xuân, Chúc xuân, Mừng xuân, Gái xuân, Ly rượu mừng..v..v..”

image

Vào những thập niên 70, ngày tôi mới lớn, không khí Sài Gòn, nơi chúng tôi lớn lên đã thoang thoảng mùi chiến tranh. Đêm hoả châu, ngày phập phồng với những vụ pháo kích, người chết, kẻ bị thương đã ảnh hưởng người dân trong mùa lễ hội. Do đó ngày Tết, chúng tôi có thêm một dòng nhạc xuân cho những chiến sĩ mà chúng tôi gọi nôm na là lính. 

image

Những “Đầu năm lính chúc, Đồn vắng chiều xuân, Phiên gác đêm xuân, Phút giao mùa..v..v..” đã là tâm sự ngày xuân buồn quắt quay của những người trai cầm súng bảo vệ biên cương. Nhất là khi nghe Duy Khánh nức nở trong bài tân nhạc “Xuân này con không về”, bao nhiêu trái tim bà mẹ mềm ra, rũ xuống, đập nhịp thê thiết. “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con, khi thấy mai đào nở vàng bên nương, Năm trước con hẹn đầu xuân sẽ về, nay én bay đầy trước ngõ, mà tin con vẫn xa ngàn xa…”. 

image

Tôi có người anh trong quân đội, ngày Tết dù hưu chiến, anh cũng không được về. Cả nhà mong anh, người nhắc tới anh nhiều nhất vẫn là mẹ. Ôi biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam khóc chảy máu mắt trong đêm ba mươi vì nhớ, thương con, không được về trong ngày lẽ ra phải là ngày sum họp thiêng liêng.

“…Thôi, má ng đêm nay ngon gic
Con ngi đưa chiếc võng rách quê nhà
Đn vòng cu đng đi trong đêm ti
L s đy gic má nh con xa…”
(Đêm cuối năm viết cho má - Nguyễn Dương Quang)

Rồi năm mới tới, người ta chúc nhau hạnh phúc, tiền vào như nước, con cháu đầy nhà. Họ lau khô nước mắt, quên đi niềm đau, cái nghèo, chúc nhau cười nhiều, tươi tắn, mới mẻ như mùa xuân. Ngày Tết, các vở hài kịch, phim hài, đại nhạc hội, được các đài truyền hình, rạp chiếu bóng đặt hàng, đắt như tôm tươi. Những danh hài như Phi Thoàn, Thanh Hoài, Khả Năng, La Thoại Tân, Tùng Lâm đi show mệt nghỉ. Ai cũng thích cười dù là chúm chím hay thật hả hê trong ba ngày Tết. Tôi rất mê xem ciné, thường thì xem ở các rạp nhỏ bình dân gần nhà như Văn Cầm, Cẩm Vân ở Phú Nhuận hay Văn Hoa ở Đa Kao.

image
Một lần, tôi được bố mẹ cho tiền cùng người anh đi xem phim hài Tết ở một trong các rạp lớn như rạp Đại Nam ở đường Trần Hưng Đạo. Rạp đông kinh khủng, không có chỗ ngồi, đành đứng. Đang say mê xem phim cười, bỗng tôi thấy một vật gì nóng hổi áp sát vào lưng, tôi hoảng quá tìm tay người anh trai, cố chen và lách ra khỏi đám đông. Sau lần đó, tôi không dám đi xem phim khi rạp hát quá đông người.

Ngày Tết, người lớn đi chùa, hái lộc, xin xâm, coi bói hay thăm viếng nhau đầu năm. Riêng tụi con nít chúng tôi chỉ khoái tụ tập ở đầu ngõ xem người ta sát phạt nhau ở các đám cờ bạc, bầu cua cá cọp, hoặc rủ nhau đi xem múa lân ở các cửa tiệm gần nhà. Tôi thích ngắm con lân múa may rất lâu quanh cây gậy có gắn giây buộc phong bao đỏ và một cây xà lách. Thú gì đâu khi thấy nó cắp được cái phong bao lì xì vào cái miệng rộng.

image
Thời thơ ấu đứa trẻ nào mà không thích tiền lì xì vào ngày Tết. Khi không, có một món tiền lớn, tôi hay dùng nó để mua quà vặt vì tôi rất ớn ba cái món bánh chưng, thịt đông, dưa hành, phải ăn trong ba ngày Tết. Mẹ tôi thường cấm các con ăn quà bán ngoài đường, nên tôi phải ăn lén.

Đầu hẻm Cô Giang cắt ngang đường Võ Duy Nguy có một bà chuyên bán ruột và chân vịt rất ngon. Có tiền, tôi liền chạy đến hàng bà, mua và chén ngay cái món ruột vịt dòn dòn, dai dai, ngon hết chỗ chê đó. Không biết bà ướp gia vị gì mà khi ăn tôi thấy từa tựa như phá lấu. Nó thơm hương hoa hồi, hoa quế, lại thấm vị mằn mặn của xì dầu, xen trong cái ngòn ngọt mía đường nâu. Thật là đã con tì, con vị một đứa bé thích ăn quà vặt như tôi. Bà rất đông con, tới 16 đứa. Bà cố thủ chỗ ngồi bán đó rất lâu, thay đủ món, kể cả món trứng ung. Còn dư tiền tôi lại la cà qua mấy cái xe bán đậu đỏ, bánh lọt ở trước cổng trường Gia Long có nước dừa béo ngầy ngậy ngon hết biết.

selena gomez lonely sad alone hurt
Một mùa xuân nữa lại về cho những người con xa quê hương, lìa đất tổ. Ngồi nhớ về những khoảng khắc được lưu dấu trong ký ức xa xưa, tôi chợt nghĩ mình may mắn đã có những kỷ niệm ngày xuân thật đẹp và tròn đầy. Trong khi ngoài kia, bên Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới còn có những người không có đến một ngày xuân đủ nghĩa. Không hoa, không bánh, không áo mới và không cả tình thương. Xin thắp một nén trầm ngày Tết cầu nguyện cho tất cả người con Việt có được một ngày xuân ấm áp và đủ đầy.



Trịnh Thanh Thủy

flowers liv tyler 1990s bernardo bertolucci stealing beauty

Tiến sĩ Tô Huy Rứa
Đất nước nghèo, lạc hậu, dân trí thấp trách nhiệm ...
Chuyện tài xế taxi bị 3 tù vượt ngục bắt cóc
Đại sứ Mỹ đạp xe từ Hà Nội đi Huế
Du học Việt Nam
Dịp Tết: Người yêu kẻ ghét?
Làm gì để về hưu trước lúc 40 tuổi?
Café Du Monde ở New Orleans
Mứt Tết - ăn để 'chết'?
3000 từ tiếng Anh bằng thơ lục bát
Nỗi lo việc cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản...
Nhịp sống trong những siêu thị 'ma'
Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để r...
Vui buồn chuyện Tết năm nay ở VN
Bí ẩn xoay quanh vụ tù nhân gốc Việt vượt ngục ở Q...
Chính trị và đời thường tại VN
Đạo Dừa: Một tôn giáo kỳ quặc
Giáo viên tiếng Anh bị bắt vì giúp 3 tù nhân vượt ...
Cần cai nghiện điện thoại để hạnh phúc?
Taharrush: "Trò chơi cưỡng hiếp tập thể"

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.