Nếu du lịch mạo hiểm đến những nơi sợ hãi thì cả hai gộp lại sẽ là một điều kinh ngạc.
Từ một ngôi đền có
hàng nghìn con chuột cho đến một đảo nhung nhúc rắn độc, trang mạng Quora (Hỏi và
Đáp) tiết lộ một vài nơi sợ lạnh xương sống và sởn da gà trên thế giới.
Nếu bạn muốn có sự
phiêu lưu năm nay thì hãy đọc bài này.
Hồ lạnh buốt đầy
xương người
Không ai có thể biết
chắc rằng lý do vì sao những bộ xương này lại ở dưới hồ lạnh giá.
Năm 1942 một cảnh
sát cơ động đi núi gần hồ Roopkund ở Ấn Độ, chót vót 5.029m trên dãy Himalayas,
đã nhìn thấy một điều sửng sốt: một hồ nông, lạnh buốt có xương người bao xung
quanh.
Khi hè đến và băng
tan thì hàng trăm bộ xương người lộ ra, thịt và tóc vẫn còn dính bám.
Ai hoặc
cái gì đã giết từng ấy người, biến một hồ hẻo lánh trên cao ở một nơi không người
trên Himalayas thành một mồ tập thể?
Một điều bí mật lẩn
khuất ở đáy hồ Himalayas này.
Mọi người, từ dân địa
phương đến các nhà nhân chủng học đồn đoán lý do của Hồ Xương này, Varun Ojha
viết. Giả thuyết đi từ dịch bệnh đến lở núi, đến tự sát theo nghi lễ tôn giáo.
Một đoàn thám hiểm
năm 2004 đã tìm thêm được manh mối. Các bộ xương là của 200-300 người từ thế kỷ
thứ 9 và được chia thành 2 nhóm tách biệt: một nhóm của một gia hệ hoặc bộ tộc
và một nhóm của người địa phương nhỏ và thấp hơn. Xương nằm lẫn với các vòng
đeo, giáo, giày da và gậy tre. Những vết nứt ngắn và sâu ở xương sọ gợi cho thấy
tất cả những xác này hình như bị chết theo cùng một cách, bị đập vào đầu bằng một
vật thể tròn, không phải vũ khí.
Các nhà khoa học kết
luận là tất cả 200-300 người này bị chết vì một trận mưa đá lớn lịch sử. Hàng
nghìn những viên đá to bằng quả bóng chày đã rơi xuống đầu và vai những người
hành hương và những người mang vác khi họ qua vùng này. Bị kẹt ở một thung
lũng, không nơi trốn chạy, nhóm người đã chết tất cả, điều vẫn còn làm những du
khách bạo gan cảm thấy sửng sốt cho tới ngày nay.
Du khách tới vùng
này vẫn có thể thấy các bộ xương, mặc dù mùa hè là thời gian thích hợp vì xương
ở đáy hồ chỉ trông thấy khi băng tan.
Đảo đầy rắn độc
Nọc độc rắn có thể
làm hư thận, xuất huyết não và nhiều bệnh nguy kịch khác.
Việc tới thăm đảo
Ilha da Queimada Grande của Brazil bị nghiêm cấm. Đó là vì đảo, ngoài khơi bang
Sao Paulo, nhung nhúc rắn độc.
Đảo Rắn này có khoảng
4.000 rắn độc Bothrops sinh sống, còn được gọi là rắn đầu mác vàng, một loại có
nguy cơ tuyệt chủng, chúng bị mắc kẹt trên đảo khi nước biển dâng ngập vùng đất
nối với đất liền.
Hải quân Brazil đóng cửa đảo vào năm 1920 để bảo vệ rắn khỏi
con người và bảo vệ con người khỏi loài rắn chết người này. Rắn đầu mác vàng
dài tới hơn nửa mét và có nọc độc làm tan thịt người. Theo ước tính thì trên đảo
mỗi m2 có một con rắn.
“Nọc độc gây một loạt
triệu chứng gồm suy thận, hoại thư cơ, xuất huyết não và chảy máu đường ruột.
Chắc chắn là một thứ khủng khiếp,” Smriti Iyer giải thích.
Ngôi đền đầy chuột
Những người trông giữ
đền nuôi dưỡng những con chuột luôn luôn có sữa, các loại hạt và các thứ ngon
khác.
Một nơi tu hành và
du lịch, đền Karni Mata của Ấn Độ là một nơi vừa tôn kính vừa khiếp sợ.
Đó là
vì nơi này có hàng nghìn con chuột bò lổm ngổm.
Chùa Chuột, ở sâu
trong sa mạc Thar của Rajasthan, là nơi ở của 20.000 con chuột đen và chúng đi
lại tự do trong nơi thờ cúng này. Hàng ngàn những người hành hương mộ đạo cũng
như các du khách tò mò tới thăm đền này hàng năm, mong mỏi có sự phù hộ của các
con chuột linh thiêng này.
Theo truyền thuyết địa
phương thì khi con riêng của vợ thánh Karni Mata bị chết đuối thì ông thánh đã
xin thần chết Yama làm nó sống lại. Yama cuối cùng cũng thông cảm đồng ý nhưng
với điều kiện là con riêng của vợ cũng như tất cả những người thuộc đẳng cấp của
ông phải hóa kiếp thành chuột.
Được các người mộ đạo
và người trông coi đền coi như “các trẻ nhỏ”, các con chuột này được nuôi bằng
sữa, các loại hạt, cùi dừa và kẹo được các người trông coi đền và mộ đạo chế biến
đặc biệt. Vì thức ăn mà chuột đã gậm nhấm được cho là đem lại may mắn nên thậm
chí một số người hành hương còn chia sẻ các thức ăn thừa của chuột.
“Thật là một trải
nghiệm khi đi xuyên qua một đền mà có những con chuột chạy lon ton hết sức tự
do xung quanh và ăn các đồ cúng mà người ta đưa lại cho mình để mình ăn,”
Prayash Giria viết.
Địa ngục ngay trên
trần gian
Một cuộc thăm dò
khoa học đã sai đi một cách khủng khiếp. Năm 1971 một nhóm các nhà khoa học Xô
Viết đã lắp đặt một thiết bị khoan để thăm dò cái mà họ nghĩ là là một mỏ dầu lớn
ở giữa sa mạc Karakum của Turkmenistan.
Thực ra nền phía dưới
thiết bị là một mỏ khí ga rất lớn và nó sập xuồng thành một miệng hố mở rộng
vào lúc các nhà khoa học tới, nó nuốt thiết bị và lều trại của họ. Sợ sự lan tỏa
của khí mê tan độc hại các nhà khoa học đã đốt miệng hố, gây xé rộng toác hố lửa
tàn tệ ngay dưới chân họ. Họ hy vọng rằng khí đốt sẽ cháy hết trong vòng vài
ngày hoặc vài tuần.
Việc đó là từ 4 thập
kỷ trước. Ngày nay miệng hố rộng 70m sâu 30m tiếp tục cháy ngùn ngụt nên dân địa
phương gọi cái vực lửa và bùn sôi này là “Cửa xuống Địa Ngục”.
“Có vẻ như hố lửa
nguy hiểm này sẽ không bao giờ ngừng cháy,” Aditya Basu viết. Nhưng điều này
không ngăn cản hàng chục nghìn du khách (một số còn hạ trại bên mỏ khí ga) tới
thăm lò lửa dường như vĩnh cửu này, một địa ngục thực tế trên trái đất.
Đảo búp bê ma
Một tai nạn khủng
khiếp đã biến vườn nổi tiếng này thành điều hãi hùng.
Do một tai nạn không
may, các vườn nổi đẹp đẽ của đảo Munecas của Mexico nay thành một thứ ác mộng
hãi hùng.
Theo truyền thuyết địa
phương, một cô gái đã chết đuối ở kênh đào Xochimilco bên ngoài thành phố
Mexico hàng thập kỷ về trước. Sau cái chết sớm của cô, các búp bê bắt đầu trôi
dạt trên bờ đảo nhỏ ở kênh đào nơi cô chết. Bị dằn vặt là không cứu được cô,
người trông coi đảo Don Julian Santana Barrera bắt đầu treo các con búp bê lên
các cây trên đảo để tưởng nhớ cô.
Đảo Búp Bê hiện là
nơi “tưởng nhớ linh hồn cô gái tội nghiệp đã mất quá sớm trong tình huống lạ
lùng”, Rushali Ramteke nói.
Người trông coi đảo
Munecas bắt đầu treo các con búp bê để tưởng nhớ cô gái trẻ đã qua đời.
Theo năm tháng các
cây đã đầy những phần còn lại nham nhở của các búp bê, các chân tay cụt và đầu
lìa ra của búp bê bị không khí ẩm làm mục nát. Dân địa phương nói rằng các búp
bê bị linh hồn ma của cô gái ám và có người nói có nghe thấy các búp bê nói rì rầm
với nhau, hấp dẫn các du khách tới đảo.
Nhưng không phải câu
chuyện đã kết thúc. Khoảng 50 năm sau khi thu thập và treo búp bê trên khắp đảo
thì Barrera được khám phá là chết đuối ở đúng nơi cô gái đã chết nhiều thập kỷ
trước.
Kể từ khi Barrera chết
vào năm 2001, đã có hàng trăm du khách tới thăm đảo này (hiện đảo thực tế là một
khu vườn nổi). Một số thậm chí còn mang theo búp bê của mình để thay thế cho bộ
búp bê ma ám.
Husna Haq
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.