Đang có một cuộc tranh luận
liệu các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam và các tổ chức của họ nên tham gia,
hay tẩy chay bầu cử vào cuối tháng 5/2016.
Ứng cử viên độc lập trong kỳ
bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp dự kiến vào tháng Năm năm nay ở Việt
Nam, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang A cho rằng quyền tẩy chay với kỳ bầu cử là một
quyền của người dân.
Nhà vận động cho xã hội dân
sự và dân chủ hóa ở Việt Nam cũng ủng hộ các đề nghị về việc có giám sát độc lập
với kỳ bầu cử, kể cả giám sát quốc tế, cũng như yêu cầu thay đổi ngay luật bầu
cử Quốc hội được cho là hoàn toàn mang tính 'đảng cử dân bầu'.
Ông Nguyễn Quang A nói:
"Quyền tẩy chay là một
quyền rất là quan trọng và tôi nghĩ rằng mọi người phải tôn trọng quyền tẩy
chay của những người người ta thực hiện quyền tẩy chay của người ta."
Không hề mâu thuẫn
Nêu quan điểm về việc người
dân có thể đề nghị nhà nước thay đổi ngay cách thức 'đảng cơ cấu, dân bầu', đặc
biệt là cách thức 'hiệp thương' của Mặt Trận Tổ Quốc vốn được cho là đem lại lợi
thế độc tôn cho Đảng cộng sản Việt Nam, mà không chỉ dừng lại ở bước đấu tranh
cho 'tự ứng cử thành công', ông Nguyễn Quang A nói:
"Tôi rất ủng hộ những
ý kiến như vậy, nhưng chúng ta cũng lại phải hết sức thực tiễn. Tôi nghĩ rằng họ
đã chuẩn bị trong một thời gian rất là dài và thời gian tới, tôi nghĩ rằng
chúng ta (người dân Việt Nam) đòi như thế, tôi cũng sẵn sàng ủng hộ và sẵn sàng
đòi như thế.
"Nhưng mà tôi nghĩ rằng
trong phiên họp tới của Quốc Hội trong tháng Ba này, thì họ sẽ không thể sửa được
những chuyện đó. Bởi vì theo luật hiện hành, quy định hiện hành, thì đến ngày
13/3 đã là chấm dứt việc đăng ký ứng cử. Và thực sự nó rơi vào ngày 11 hay 10
gì đó, bởi vì ngày 12, 13 là ngày cuối tuần, không ai làm việc cả.
"Thế thì từ nay đến
tháng Ba người ta mới họp, thì tôi không nghĩ rằng Quốc Hội kỳ họp này người ta
sẽ thay đổi. Tất nhiên nếu chúng ta lên tiếng rất mạnh mẽ, mà họ thay đổi được
thì rất là tốt.
"Cái việc mà phản đối,
cái việc mà lên tiếng không mâu thuẫn với việc của những người tự thực hiện quyền
của mình, hai cái đấy là hai việc có thể làm song song với nhau," TSKH
Nguyễn Quang A nói.
Trước giả thuyết người dân ở
Việt Nam đưa ra yêu cầu giám sát độc lập đối với kỳ bầu cử với toàn bộ các khâu
đoạn, trong đó có việc đề nghị cho các tổ chức dân sự độc lập và cả các tổ chức
giám sát quốc tế, tham gia, ứng viên độc lập nêu quan điểm:
"Tôi rất ủng hộ những
ý kiến như vậy, nhưng mà nếu chúng ta xem xét kỹ quy định hiện hành, thì người
dân có quyền giám sát, báo chí có quyền giám sát và thậm chí báo chí và đại diện
của những người ứng cử. Tôi nói thí dụ một người ứng cử, cái đấy có thể người
được đảng cộng sản Việt Nam đề cử, thì cuối cùng thì họ cũng là một người ứng cử.
"Người đấy, chứ không
phải người tự ứng cử có thể ủy quyền cho những đại diện của mình để chứng kiến
việc kiểm phiếu ở từng tổ bầu cử," ông Nguyễn Quang A nói.
Khuynh hướng nào đúng?
Hôm Chủ Nhật, một nhà quan
sát thời sự và chính trị Việt Nam ở trong nước cũng nêu quan điểm liên
quan cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp của Việt Nam.
Trước câu hỏi giữa hai
khuynh hướng là tham gia và tẩy chay kỳ bầu cử, của người dân ở Việt Nam, thì
đâu là 'khuynh hướng đúng hay là nên', nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo từ Hà
Nội nói:
"Theo tôi việc Đảng cử,
dân bầu là nó cũ quá rồi, nhưng không thể không có một tổ chức nào để mà gợi ý
lên một số người. Nếu mà đa đảng, thì mỗi đảng người ta giới thiệu một số người.
"Và như thế mỗi đảng
người ta cũng gợi ý lên, họ giới thiệu về đảng này hoặc đảng kia, nhưng ở Việt
Nam thì có một đảng, thì đảng họ cũng giới thiệu lên, nhưng quyền công dân là
được tự do ứng cử, thì trường hợp như anh Nguyễn Quang A mà ứng cử, tôi cho là
rất là tốt.
"Và tôi nghĩ rằng nhiều
người nếu mà thấy rằng mình mà có thể giữ một vai trò gì đấy trong Nghị viện,
trong Quốc Hội, họ làm được, họ có khả năng đáp ứng những nguyện vọng của nhân
dân, thì tôi nghĩ họ ứng cử đều là tốt cả.
"Vấn đề là họ phải
trình bày họ là ai và họ làm những gì, ngay cả những người Đảng (cộng sản) cử
cũng phải nói với dân biết là ai chứ. Tôi quá nhiều lần đi bầu cử mà rơi vào chỗ
tôi là toàn những người tôi không biết, thế tôi bầu cử họ là thế nào?
"Nếu mà tôi cứ bầu cho
họ để nghe Đảng giới thiệu thì hóa ra là tôi chẳng có quyền gì à? Vì tôi có biết
họ là ai đâu, vì họ chưa nói với tôi một điều gì rằng đối với dân họ sẽ làm gì,
đối với đất nước họ làm gì, đối với Trung Cộng họ sẽ làm gì, thế thì làm sao
tôi bầu cho họ được?", nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo.
Hôm 21/2, bản tin tối lúc
19h00 của Truyền hình Việt Nam (VTV1) đưa tin về một Nghị quyết của Thường vụ
Quốc hội Việt Nam sau đợt hiệp thương mới nhất vừa hoàn tất, trong đó công bố số
lượng, cơ cấu Đại biểu Quốc hội khóa XIV, theo đó trong 500 Đại biểu Quốc hội,
198 người thuộc Trung ương, 302 người thuộc địa phương.
Trong mục cơ cấu kết hợp, sẽ
có 12-14 người là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12, 160 tái cử,
người ngoài đảng tối đa là 50. Trong thành phần Trung ương, có 114 người cơ
quan Quốc hội, 18 người cơ quan Chính phủ, 15 người Bộ Quốc phòng, 11 người thuộc
cơ quan đảng, 3 người bộ công an v.v... Trong khối địa phương, Mặt trận Tổ quốc
có 10 người, đoàn thành niên CSHCM 5 người, đại biểu tôn giáo 6 người v.v...
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.