Tại Đại hội Đảng 12,
ông Nguyễn Phú Trọng được bầu tiếp tục vị trí tổng bí thư, sau khi ông Nguyễn Tấn
Dũng rút lui khỏi cuộc đua.
Một tờ báo có tiếng
của Nhật nhận định rằng gốc gác miền nam cũng như yếu tố Trung Cộng có thể là
lý do khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “trượt” chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam vừa qua.
Mở đầu bài phân tích
có tựa đề “Gốc gác miền nam, và có thể là Trung Cộng, đã làm tan nát hy vọng của
ông Dũng như thế nào”, tờ Nikkei Asian Review viết rằng “chiến tranh
Việt Nam đã chấm dứt 41 năm qua, nhưng cuộc tranh giành quyền lãnh đạo của Đảng
Cộng sản vừa qua cho thấy chia rẽ Nam – Bắc vẫn là một yếu tố chính trên chính
trường” Việt Nam.
Tờ báo thuộc sở hữu
của một trong những tập đoàn truyền thông lớn nhất của Nhật Bản bình luận rằng
“nếu ông Dũng là biểu tượng của miền nam có định hướng kinh tế, thì ông Trọng
là đại diện cho cộng sản miền bắc”, và rằng “đại hội đảng vẫn nắm chắc quyền lực
chính trị”.
Tờ báo dẫn lời một
nguồn tin giấu tên nói rằng các chính trị gia miền nam đã tìm cách để ông Dũng
được tham gia cuộc đua vào chức tổng bí thư.
Tuy nhiên, theo Nikkei, nhiều đảng viên miễn cưỡng, không muốn chấp nhận người đứng đầu đảng từ miền nam. Tờ báo viết rằng từ thời ông HCM, tất cả 8 tổng bí thư đều xuất thân từ miền bắc hoặc miền Trung.
Tuy nhiên, theo Nikkei, nhiều đảng viên miễn cưỡng, không muốn chấp nhận người đứng đầu đảng từ miền nam. Tờ báo viết rằng từ thời ông HCM, tất cả 8 tổng bí thư đều xuất thân từ miền bắc hoặc miền Trung.
Tờ báo của Nhật Bản
nhận xét rằng theo “luật bất thành văn, một quan chức từ miền nam không thể đứng
đầu đảng, và đó là trở ngại không chỉ riêng đối với ông Dũng”.
Nikkei viết
thêm: “Quan điểm chung cho rằng Bắc Việt đã giải phóng miền nam Việt Nam nên
nhiều người Việt nghĩ rằng sự thịnh vượng hiện nay là nhờ các lực lượng miền bắc”.
Ngoài ra, theo tờ
báo, nhiều người cũng chấp nhận rằng “con cái của những ai chiến đấu trong quân
đội miền bắc phải nhận được nhiều đãi ngộ hơn về các cơ hội giáo dục cũng như
việc làm”.
Nhà quan sát tình
hình chính trị ở trong nước, ông Nguyễn Thanh Giang, nhận định rằng:
“các khóa gần đây, đặc biệt là khóa 11, sự phân biệt vùng miền không lộ liễu”.
Ông nói thêm:
“Đặc biệt sang khóa
12 này, thành phần miền nam trong trung ương và trong Bộ Chính trị co nhỏ lại một
cách rất là thảm hại. Đấy là do thủ đoạn của ông Nguyễn Phú Trọng. Trong nhận
thức không chỉ của nhân dân mà còn trong đảng nữa, không có chuyện kỳ thị miền
nam, và thậm chí bây giờ người ta cũng thừa nhận rằng dân miền nam năng động,
có tinh thần công nghiệp và có sáng kiến tổ chức xã hội”.
Tờ báo Nhật Bản nhận
định rằng gốc gác miền nam cũng như yếu tố Trung Cộng có thể là lý do khiến Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng “trượt” chức Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vừa qua.
Trong số 19 tân ủy
viên Bộ Chính trị được bầu tại Đại hội 12, có 13 người gốc miền bắc; miền nam
có 4 người và miền trung có 2 người.
Các trang mạng tiếng
Việt “lề trái” thời gian qua lan truyền một câu phát biểu được cho là của ông
Nguyễn Phú Trọng tại một cuộc họp bàn nhân sự, nói rằng “tổng bí thư phải là
người có lý luận và phải là người miền bắc”.
Tuy nhiên, trên các
trang báo do nhà nước quản lý không thấy trích dẫn câu nói này của ông Trọng.
Chính vì điều đó,
ông Giang cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam bị Trung Cộng kiềm chế”, và “đất nước
Việt Nam phải lệ thuộc vào Trung Cộng”.
Trong khi đó, tiến
sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore,
cho rằng “việc gán cho một nhóm nào đấy trong nội bộ của đảng là thân Trung Cộng
hay thân Mỹ hơi phiến diện và không chính xác”. Học giả trẻ này nói thêm:
"Theo quan sát
của tôi, nhìn tổng thể, khi nói về chủ quyền và quan hệ với Trung Cộng, tôi
nghĩ có một sự đồng thuận ở một mức độ nào đấy. Nhiều người nói rằng Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng thân Trung Cộng và chống Mỹ chẳng hạn, nhưng qua quan sát
gần đây thì có vẻ không phải như vậy. Bây giờ, trong nội bộ đảng, nhất là quan
chức cấp cao, không ai muốn mang tiếng thân Trung Cộng cả. Trong bối cảnh biển
Đông đang nóng lên, và chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam cũng dâng cao như vậy,
không ai muốn bị coi là thân Trung Cộng vì nó ảnh hưởng tới sự nghiệp chính trị
của họ.”
Bình luận về quan hệ
Hà Nội – Bắc Kinh, tờ Nikkei viết rằng “ở phía sau hậu trường [chính trị Việt
Nam] lẩn quất bóng dáng của Trung Cộng, và dù nước này không gây tác động trực
tiếp, nhưng rõ ràng có ảnh hưởng”.
Tờ báo của Nhật cũng
nói tới chuyến công du của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tới Trung Cộng gặp
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hôm 23/12, trước đại hội đảng, rồi cho rằng
“các chuyên gia ngờ rằng họ cũng nói tới việc tái bổ nhiệm ông Trọng làm tổng
bí thư”.
Tờ báo viết thêm rằng
“không có bằng chứng về việc Bắc Kinh can thiệp vào cuộc đua lãnh đạo ở Hà Nội,
nhưng chính quyền này có ảnh hưởng lớn đối với chính trị Việt Nam”.
Theo Nikkei, Thủ tướng
Dũng “rõ ràng không phải là ứng viên ưa thích của Bắc Kinh” vì từng có các
tuyên bố cứng rắn về biển Đông, nhất là phát biểu rằng “không đánh đổi chủ quyền
lấy hữu nghị viển vông”.
Tuy nhiên, trước khi
diễn ra kỳ họp quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam cuối năm ngoái, Trưởng Ban
Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh từng khẳng định rằng “Trung Cộng không thể
tác động vào Đại hội 12”.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.