Đặc công, bộ đội,
công binh, cảnh sát... tham gia buổi diễn tập quy mô lớn về chống khủng bố, cứu
con tin và ngăn chặn biểu tình, bạo loạn.
Nếu Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng không vượt hẳn trên Bộ Công an vào tháng Ba tới, quyền biểu
tình của người dân Việt Nam sẽ mang trên mình một món nợ thời gian khủng khiếp:
suýt soát một phần tư thế kỷ ma mị kể từ Hiến pháp 1992 mà không trôi dạt một ảo
ảnh thiện tâm nào.
Quá tam ba bận “lùi
luật Biểu tình”
Hãy ngẫm lại bài học
Myanmar.
Năm 2013. Những gì
mà Tổng thống Thein Sein và giai cấp thống trị của ông đã làm được, trong đó có
việc ban bố Luật Biểu tình, dù không tránh khỏi động cơ và động lực của tư tưởng
lợi ích nhóm và chủ nghĩa thân hữu, vẫn đã mở ra một lối thoát khả dĩ cho những
chính khách khôn ngoan, nếu so với triển vọng phải sống lưu vong hoặc mất trắng.
Việt Nam. Làm sao để
không phải lưu vong hoặc mất trắng? Quốc hội sẽ làm thế nào để biến quá nhiều hứa
hẹn hão huyền thành động tác hình thể - một loại hành vi vì lợi ích biểu thị và
biểu tình của dân chúng chứ không phải thiên lệch cho những nhóm lợi ích đã dày
vò quá tàn nhẫn nền kinh tế và dân sinh?
Phiên họp Ủy ban thường
vụ Quốc hội Việt Nam vào tháng 2/2016 được mở đầu bằng một nút thắt tối mò xen
lẫn chút ánh sáng lối ra.
Dường như không nằm
trong chương trình được thông qua, nhưng Dự luật Biểu tình vẫn được Ủy ban thường
vụ Quốc hội truy vấn các cơ quan “làm luật” liên quan là Bộ Công an và Bộ Tư
pháp. Song khác với hai lần trước, lần này có vẻ Bộ Công an lùi vào một góc mà
để lãnh đạo Bộ Tư pháp đứng lên “đọc bài”. Như một bài bản có sẵn, Bộ trưởng Tư
pháp Hà Hùng Cường - người bị một số đơn thư tố cáo trong thời gian trước và trong
Đại hội XII của đảng cầm quyền - xin “lùi Luật Biểu tình” với lý do “còn nhiều
ý kiến khác nhau”.
Bộ trưởng Tư pháp Hà
Hùng Cường
Một hiện tượng rất
đáng thất vọng - đối chiếu với châm ngôn “dân chủ đến thế là cùng” của tổng bí
thư tái cử thêm vài năm Nguyễn Phú Trọng.
Trước đó, đã hai lần
Bộ Công an như quá sợ hãi với quyền biểu tình chính đáng của người dân - điều
đã được ghi rõ từ Hiến pháp 1946.
Tháng 3/2015, Bộ
Công an nại ra lý do để xin lùi trình Luật Biểu tình: “Trong quá trình soạn thảo
có một số nội dung phát sinh cần tiếp tục đầu tư thời gian, công sức nghiên cứu
kỹ lưỡng, thấu đáo, khảo sát thực tiễn và tham khảo kinh nghiệm quốc tế như
khái niệm “biểu tình,” “quyền tự do biểu tình,” “nơi công cộng,” “tụ tập đông
người”...; phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật (có bao gồm cả việc tổ chức
mít-tinh, biểu tình do Đảng, Nhà Nước, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức; việc
khiếu kiện đông người, đình công, bãi công, bãi thị, bãi khóa hay không); vấn đề
áp dụng các biện pháp trấn áp tương xứng, có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng biểu
tình vi phạm pháp luật; trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc giải
quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình biểu tình...”.
Cuối năm 2015, cũng
Bộ Công an lại thập thò một đề xuất với Quốc hội về việc cho hoãn luật biểu
tình với lý do “dự luật biểu tình đã được xoạn thảo xong, đã xin ý kiến các bộ
ngành liên quan, nhưng một số vấn đề có tính chất nhạy cảm thì các bộ liên quan
như Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp chưa cho ý kiến.”
Một luật gia cho rằng
đã có đủ căn cứ để thấy rằng việc cố tình kéo dài thời gian soạn thảo dự luật
biểu tình của Bộ Công an là hành vi tắc trách công vụ, vi phạm vào Điều 4 của
nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 do chủ tịch
Quốc hội ký ban hành tại kỳ họp thứ 7, tháng Sáu năm 2014.
Nếu Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Sinh Hùng đồng ý với đề nghị “hoãn trình” dự thảo Luật Biểu tình của Bộ
Công an và Bộ Tư pháp, thì có nghĩa ông Hùng đã thừa nhận tính lỏng lẻo rất quá
đà của nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 mà
chính tay ông đã ký.
Tâm thế Nguyễn Sinh
Hùng?
Vào lần này và khác
với tâm trạng lặng nín những năm trước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã
“ghi điểm” với dân quyền.
Sau khi nghe Bộ trưởng
Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày tờ trình của Chính phủ xin rút dự án Luật Biểu
tình ra khỏi chương trình kỳ họp tháng 3/2016 của Quốc hội, ông Hùng bật lên: “Tại
sao cứ lùi đi lùi lại mãi, do làm không được hay không chịu làm? Chương trình
là Quốc hội quyết định, Bộ Chính trị cũng đã quyết định đưa vào chương trình rồi,
nhưng Chính phủ cứ xin lùi mãi”.
Cũng là một lần hiếm
hoi, chủ tịch Quốc hội nói toạc ra: “Thường vụ Quốc hội không đồng ý với việc
lùi. Chính phủ chưa trình dự luật này ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chúng tôi
đã biết nội dung như thế nào đâu mà bảo là cho lùi? Tôi cho rằng đây là việc
làm thiếu nghiêm túc”.
Cấp dưới của ông
Nguyễn Sinh Hùng - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng-An ninh Nguyễn Kim Khoa - cũng lập
tức phản ứng khá mỉa mai và quyết liệt đối với thái độ muốn chặn Luật Biểu tình
từ trong trứng nước của Bộ Quốc phòng - đơn vị bị dư luận xem là quá nhu nhược
trước Trung Cộng.
Trong khoảng hơn một
năm trở lại đây, ông Nguyễn Sinh Hùng bất chợt trở thành nhân vật có nhiều phát
ngôn ấn tượng nhất trong “tứ trụ” về “không phải muốn bắt ai thì bắt”, “nói hay
thế mà một đồng tăng lương cũng không có là sao!”. Vào cuối năm 2015, ông đã ủy
quyền cho chánh văn phòng Quốc hội lần đầu tiên thông báo công khai về từ ngữ
quá đỗi nhạy cảm: “Xã hội dân sự”…
Sau ẩn số Nguyễn
Sinh Hùng lên Bắc Kinh để ‘thỉnh thị” vào tháng 12/2015 trước Đại hội XII, cá
nhân ông đã được giải mã không phải là tổng bí thư, nhưng lại tiếp tục trở
thành một câu hỏi dành cho nhân loại: Sẽ để lại dấu ấn cuối đời chính khách?
Một nghị viện có đến
“hàng trăm đại biểu không phát biểu gì trong nhiều kỳ họp” chắc hẳn đã phản ánh
đến tận cùng tâm thế buồn nản của một đời làm chính trị. Nếu nguyên Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Văn An đã trở thành tác giả của khái niệm nổi tiếng “chế độ vua tập
thể”, lẽ nào người sắp mãn nhiệm Nguyễn Sinh Hùng lại không thể nói sự thật hơn
thế, nhất là trong khung cảnh những ông vua ấy đang lao vào bóng sẫm hoàng hôn ủ
rũ đến chết buồn?
Một khả năng có thể
là tâm thế Nguyễn Sinh Hùng đang vận động theo hướng thay đổi - một kiểu cách
dân chủ theo thuyết “hội tụ” - nằm giữa phương Tây và ý thức hệ bảo thủ của
giai cấp tư sản đỏ Việt Nam.
Lý do không thiếu
quan trọng khác để ông Nguyễn Sinh Hùng tỏ thái độ “cách mạng” hơn là sau Đại hội
XII, ông không còn nằm trong Bộ Chính trị.
Có đôi chút hy vọng
để luật Biểu tình được ban hành ngay trong năm 2016, nếu các ông Nguyễn Phú Trọng
và Nguyễn Sinh Hùng có một chút thực tâm “vì dân” hơn.
Năm của Quốc hội?
Nhiều năm qua, trên
mảnh đất Việt đương đại và dồn dập tang thương bởi các nhóm lợi ích từ kinh tế
đến chính trị, có quá nhiều lý do để người dân và trí thức tụ tập, cùng biểu thị
nỗi uất ức về quốc nạn tham nhũng vô bờ bến và trạng thái hèn yếu khó có thể tồi
tệ hơn của chính quyền trước bóng ma phương Bắc.
Giờ đây, không chỉ
người dân mất đất đã hình thành một giai tầng dân oan lên đến hàng triệu người,
mà cả nạn nhân môi trường, công nhân và tiểu thương cũng trở thành chứng nhân lịch
sử cho một tâm lý khao khát quyền biểu tình hướng đến một xã hội công dân đúng
nghĩa.
Trong thực tế và chẳng
cần đến luật biểu tình chưa biết khi nào mới được 500 đại biểu Quốc hội đồng gật,
từ năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc tuần hành và tọa kháng của dân oan đất đai.
Năm 2011 đã làm nên dấu mốc lịch sử bởi hàng ngàn trí thức, nhân sĩ và người
dân đã tổ chức hàng chục cuộc xuống đường để phản đối Trung Cộng, cùng truy vấn
thái độ im lặng đầy khuất tất của đảng cầm quyền và chính phủ trước một bí mật
bắt đầu bị hé lộ: Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Không chỉ sợ cái
bóng của Trung Cộng, giới lãnh đạo đảng, chính phủ và Bộ Công an còn luôn bị ám
ảnh bởi chính đồng bào của họ.
Giờ đây, cách duy nhất
để xóa tan nỗi ám ảnh ấy là phải xóa trắng quan điểm mặc định rằng cứ có Luật
Biểu tình là dân chúng sẽ nổi loạn.
Ngược lại là đằng
khác.
Năm 2016 có thể là
năm của Quốc hội. Một Quốc hội “tương đối độc lập” với các chỉ thị của đảng cầm
quyền và cũng không còn để các cơ quan tham mưu pháp luật như Bộ Công an, Bộ Tư
pháp “đạo diễn” theo kiểu cầm tay chỉ việc.
Từ sau “thời” 2014 của
Nguyễn Tấn Dũng, hình như Nguyễn Sinh Hùng đang tỏ ra tự tin hơn bao giờ hết
vào lúc này.
Một Quốc hội không
chỉ luôn “gật” mà còn biết “lắc”.
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.