Giống như hầu hết
thanh thiếu niên 9X, Aleksey Krupnyk dành nhiều thời gian rảnh cho việc chơi
trò chơi điện tử trên máy tính.
Thế nhưng không giống
như các thiếu niên khác, game thủ người Ukraine này kiếm tiền nhờ việc tiêu diệt
những kẻ xấu trong không gian ảo.
Đến năm 2003, chàng
trai 23 tuổi khi đó đã giành chiến thắng lớn đầu tiên tại giải đấu thể thao điện
tử (esport). Giải thưởng là một máy tính xách tay mà anh đã bán phắt đi với giá
1.430 đôla - một món tiền khổng lồ đối với người Ukraine vào thời điểm đó.
"Đó là một khoản
tiền lớn," ông nói. "Tôi có thể mua một chiếc xe hơi ở đây."
Khi Krupnyk bắt đầu
chơi game để kiếm tiền, ngành công nghiệp thể thao điện tử - nơi các game thủ cạnh
tranh với nhau - vẫn còn trong giai đoạn trứng nước.
Anh đã có một cuộc sống
khá, thu về khoảng 33.500 đôla nhờ chiến thắng ở các giải đấu và có thu nhập
khoảng 2.000 đôla một tháng từ nhà tài trợ trong giai đoạn đỉnh cao của mình hồi
năm 2011.
Khi
"eSports" ngày càng trở nên thịnh hành, các giải thưởng và nguồn tài
trợ tiền cộng với các cơ hội việc làm cũng tăng theo.
Theo E-Sports
Earnings, có 4 game thủ kiếm được hơn 1,73 triệu đôla trong năm 2015, và có nhiều
người khác có thu nhập hơn 100 nghìn đôla.
Trong khi eSports vẫn
còn phải đi một chặng đường dài trước khi trở thành trào lưu như bóng rổ hay
bóng đá, Superdata Research, một công ty chuyên theo dõi lĩnh vực này tại New
York, cho biết trị giá thị trường eSports toàn cầu sẽ tăng từ 748 triệu đôla hiện
nay lên 1,9 tỷ vào cuối năm 2018.
Năm 2015, có chừng
188 triệu người đã theo dõi các giải đấu trực tuyến và trên truyền hình, tăng
cao hơn so với mức 71,5 triệu vào năm 2013.
Thị trường đang bùng
nổ vì nhiều lý do: Có nhiều người chơi trò chơi hơn bao giờ hết (trò chơi trên
toàn thế giới đạt doanh số 114 tỷ đôla trong năm 2015); các game thủ có thể cạnh
tranh với nhau qua Internet; sự xuất hiện của các nhà quảng cáo tài trợ cho các
cuộc thi vì muốn nhắm vào thị phần khách hàng từ 18 đến 35 tuổi, Joost van
Dreunen, Giám đốc điều hành Superdata, cho biết.
Chuyên nghiệp hoá
Giống như trong các
môn thể thao khác, nhiều người chơi chỉ kiếm được một khoản tiền nhỏ.
Có khoảng từ 300 đến
500 người chơi được liệt kê trên trang web E Sports Earnings là có thu nhập
chưa đến 50 nghìn đôla từ các giải đấu trong năm 2015. Thế nhưng khi ngành công
nghiệp trưởng thành, các game thủ sẽ có nhiều cơ hội để kiếm được thu nhập cao
hơn, ông nói.
Để đi từ việc chơi
trong phòng ngủ của bạn đến tham gia một giải đấu thành công sẽ phải mất nhiều
giờ thực hành, kỹ năng tốt và nhanh tay, van Dreunen nói.
Một người thường có
thể hoàn thành trung bình khoảng 100 thao tác trong mỗi phút trong một trận đấu,
nhưng các game thủ chuyên nghiệp có thể hoàn thành trung bình từ 350 - 500 thao
tác.
Để chiến thắng các
trò chơi đối kháng như League of Legends, StarCraft II, DotA 2, thì game thủ cần
phải nghĩ nhanh và có chiến lược tốt.
Nó cũng không quá
khác với cờ vua, dù có tốc độ nhanh hơn rất nhiều.
"Nó giống như đứa
con chung của môn hockey và cờ vua," van Dreunen nói.
"Nó diễn ra rất nhanh và thay đổi liên tục, nhưng nó cũng yêu cầu có cái nhìn toàn diện - bạn cần quan sát hành động
của đối thủ và phản ứng ngay lập tức."
Từ từ thăng hạng
Chỉ có một cách để
kiếm tiền trong môn thể thao này: giành chiến thắng, giành chiến thắng và giành
chiến thắng .
Tại Ukraine, Krupnyk
không có một máy tính ở nhà nên anh tham gia một câu lạc bộ.
Khi trở nên thành thục
hơn với trò Starcraft Broodwar, tiền thân của StarCraft II - anh bắt đầu hạ các
thành viên từ những câu lạc bộ khác.
Emil Christensen đã
biến tình yêu chơi video game thành một nghề làm ăn phát đạt.
Anh sau đó được mời đến
đấu với thành viên từ các câu lạc bộ khác nhau, và anh thắng.
Sau đó anh bắt đầu
trực tuyến cạnh tranh với các game thủ ở Hàn Quốc - nước được coi là nơi sinh
ra eSports, và cũng giành chiến thắng ở những trận đấu đó.
Tuy nhiên để thực sự
thi đấu ở các giải cao cấp, bạn cần phải tham gia vào một nhóm.
Tương tự như các môn
thể thao khác, các nhà quản lý và các tuyển trạch tìm kiếm các game thủ hàng đầu
để ký hợp đồng và sau đó đưa họ đến tất cả các giải đấu lớn nhất.
Krupnyk ký hợp đồng
đầu tiên của mình vào năm 2004.
Ông chỉ kiếm được
khoảng 100 đôla một tháng vào thời điểm đó, nhưng sau đó ông đã chuyển sang một
đội khác, nơi ông kiếm 24.000 đôla một năm, không bao gồm tiền thắng giải.
ESports hấp dẫn ở chỗ
nó là một ngành công nghiệp toàn cầu và bất cứ ai từ bất cứ nơi nào cũng có thể
tham gia.
Trong khi Hàn Quốc vẫn
là một mảnh đất màu mỡ của game, Mỹ, châu Âu và châu Á lại là các thị trường
đang phát triển nhanh nhất, van Dreunen nói.
Ông chỉ ra rằng các
khoản đầu tư liên quan đến eSports đạt 321 triệu đôla tại châu Á trong năm
2015, nhiều hơn khoảng 100 triệu đôla so với Bắc Mỹ.
Không chỉ là game
Chơi game không phải
là một sự nghiệp lâu dài. Tính phổ biến của từng trò chơi thường xuyên thay đổi
và khi điều đó xảy ra, thu nhập của bạn có thể giảm đáng kể.
Bên cạnh đó, việc
chơi game hàng giờ liền không phù hợp với đời sống gia đình, Krupnyk, người hiện
đã thi đấu ít hẳn kể từ khi có con, nói.
Tuy nhiên điều may mắn
là vẫn có nhiều công việc khác liên quan đến game. Krupnyk giờ đây làm việc cho
Twittch.TV, một cộng đồng mạng cho các game thủ.
Công ty của Reichert
có khoảng 400 nhân viên trên toàn cầu và hiện đang quảng cáo tuyển dụng thêm 40
vị trí. Ông cần tất cả mọi thứ mà một công ty truyền thông bình thường cần có -
những nhân viên tiếp thị, người dẫn chương trình truyền hình, người điều phối
các giải đấu, kế toán, quản lý tài chính.
Ngay cả khi việc thi
đấu không phải là điều mà các game thủ có thể theo đuổi lâu dài, những người đã
bước vào ngành game không thực sự giải nghệ.
"Một khi đã trở
thành game thủ chuyên nghiệp, bạn sẽ là game thủ chuyên nghiệp suốt đời,"
Krypnyk nói.
Bryan Borzykowski
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.