ông
ty JTC thừa nhận đã hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự
án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Nhật
Bản sẽ ngừng cấp các khoản vay mới cũng như tạm ngưng giải ngân viện trợ phát
triển chính thức (ODA) cho Việt Nam .
Hãng tin AFP cùng tờ Japan Times dẫn các nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật và Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội cho biết tin này sau cuộc họp giữa Tokyo với Hà Nội về việc sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản hôm 2/6.
Quyết định này được đưa ra hơn hai tháng sau khi xuất hiện các thông tin về việc chủ tịch một công ty tư vấn của Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn hồi tháng Ba rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.
Hãng tin AFP cùng tờ Japan Times dẫn các nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nhật và Đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội cho biết tin này sau cuộc họp giữa Tokyo với Hà Nội về việc sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản hôm 2/6.
Quyết định này được đưa ra hơn hai tháng sau khi xuất hiện các thông tin về việc chủ tịch một công ty tư vấn của Nhật Bản thừa nhận hối lộ quan chức đường sắt Việt Nam để đổi lấy việc trúng thầu dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
Chủ tịch công ty tư vấn đường sắt JTC thừa nhận hành vi đưa hối lộ trong cuộc thẩm vấn hồi tháng Ba rằng công ty đã ‘lại quả’ cho quan chức Việt Nam 80 triệu yen (tương đương hơn 16 tỷ VND) để đổi lấy một gói thầu dự án ODA tại Việt Nam trị giá 4,2 tỷ yen.
Trong một thông cáo gửi cho VOA Việt Ngữ qua email, đại sứ quán Nhật Bản ở Hà Nội có nói tới cuộc họp nhằm ‘tăng cường phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong thực hiện các dự án của Bộ Giao thông Vận tải có sử dụng ODA’ của Nhật Bản.
Thông cáo cho biết Nhật sẽ ‘ngưng giải ngân đối với các hợp đồng bị phát hiện có tiêu cực’ liên quan tới JTC.
Ngoài ra, theo thông cáo, đối với ‘các hợp đồng khác của JTC và Tổng Công ty Đường sắt Việt
VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện kinh tế gia Lê Đăng Doanh về quyết định của phía
VOA: Việc phía Nhật Bản ngưng giải ngân vốn ODA sẽ có tác động như thế nào đối với Việt
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Sẽ là một sức ép rất là lớn bởi vì Nhật Bản là nước cấp vốn ODA song phương lớn nhất đối với Việt Nam và nếu như nguồn vốn đó tạm ngưng thì sẽ có tác động rất rõ rệt đến cái việc giải ngân và đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở Việt Nam bởi vì vốn ODA Nhật Bản tập trung vào việc tài trợ cho các công trình kết cấu hạ tầng, thí dụ như là cầu, cầu đường sắt và các công trình tương tự như vậy.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Như tôi đã nói, tôi thấy đây là một quyết định sẽ gây tác động khá là mạnh mẽ đối với Việt Nam cả về mặt vật chất lẫn về mặt tâm lý, bởi vì Việt Nam hiện nay đang chịu tác động rất nhiều bởi quan hệ với Trung Quốc và tình hình đang còn diễn biến phức tạp. Phía Trung Quốc đang tỏ rõ là họ sẵn sàng tiếp tục leo thang và có những bước nguy hiểm nữa để tiếp tục hành vi độc chiếm biển Đông và xâm phạm vào chủ quyền của Việt Nam vì vậy cho nên Nhật Bản là một nước đã có bày tỏ sự ủng hộ đối với lập trường, quan điểm của Việt Nam nhưng nay vì một lý do khác, tức là chống tham nhũng lại phải tạm ngưng việc giải ngân vốn ODA, theo tôi, điều này sẽ tác động, khá mạnh mẽ đối với nền kinh tế Việt Nam.
VOA: Ngoài tác động về mặt kinh tế, thì rõ ràng nó cũng ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước, nhất là trong bối cảnh Việt Nam và Nhật Bản đang xích lại gần nhau trong khi đương đầu với Trung Quốc. Ông nhận định ra sao?
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh: Rõ ràng là Thủ tướng Shinzo Abe đã có những tuyên bố rất là mạnh mẽ ở Diễn đàn Shangri-La, và điều đó đã được người dân Việt Nam hết sức là hoan nghênh, nhưng việc ngừng giải ngân này lại là một bước khác, được tác động bởi các lý do khác, mà người dân Việt Nam thì có thể cảm thông đối với lại cái quyết định đó của Nhật Bản nhưng nó sẽ là một tác động khá mạnh mẽ và nặng nề đối với kinh tế Việt Nam.
Việt
Nam
thay tổng giám đốc đường sắt
Bộ
trưởng Đinh La Thăng nói tổng giám đốc đường sắt 'đạo đức trong sáng' nhưng
không làm được việc
Bộ
trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam
quyết định cho thay Tổng Giám đốc Đường sắt Việt Nam , trong bối cảnh đang có điều
tra nghi án nhận hối lộ từ Tập đoàn JTC (Nhật Bản).
Ông
Nguyễn Đạt Tường mất chức tổng giám đốc, để chuyển sang làm thành viên chuyên
trách Hội đồng Thành viên của Tổng Công ty này.
Ông
Nguyễn Đạt Tường, cựu Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam
Quyết
định thay ông Nguyễn Đạt Tường đã có trong tháng Năm, nhưng được công bố chính
thức hôm 3/6.
Ông
Vũ Tá Tùng, nguyên phó tổng giám đốc Đường sắt Việt Nam , chính thức lên thay vị trí của
ông Nguyễn Đạt Tường kể từ ngày 3/6. Ông Tùng cũng đang kiêm chức Tổng Giám đốc
Đường sắt Sài Gòn khi có quyết định này.
Cùng
ngày 3/6, Nhật Bản thông báo tạm ngừng viện trợ ODA các dự án đường sắt cho
Việt Nam .
Bộ
Giao thông Vận tải không nói việc ông Nguyễn Đạt Tường mất chức tổng giám đốc
là có liên quan tới cuộc điều tra nghi án nhận hối lộ từ Tập đoàn JTC (Nhật
Bản).
Bộ
trưởng Giao thông Đinh La Thăng nói ông Tường là người “đạo đức trong sáng”
nhưng “công việc anh làm không tốt nên buộc phải thay”.
“Anh
đứng đầu một đơn vị, công việc trì trệ thì anh phải làm việc khác cho phù hợp,
lý do chỉ có thế,” Bộ trưởng Thăng cho biết.
Sau
quyết định trên, ông Thăng cũng phản bác lại ý kiến cho rằng bộ Giao thông
chỉ xử lý “nhân viên bán vé” chứ không dám đụng đến cán bộ cấp cao.
“Nói
chỉ xử lý nhân viên mà không dám xử lý cấp trên thì tôi không hiểu phải xử lý
như thế nào nữa, vậy không lẽ tôi tự xử tôi? Tôi tự cách chức Bộ trưởng thì mới
làm hài lòng dư luận?” bộ trưởng Thăng được trích lời trên Dân trí nói.
Theo
báo Dân trí, lãnh đạo của bộ Giao thông cũng đang yêu cầu thay thế 10 vị trí
cấp cao khác tại công ty này.
Nghi
án hối lộ
Hồi
cuối tháng Ba, một quan chức Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) khai
với cơ quan công tố Tokyo việc hối lộ một quan chức Việt Nam 66 triệu
yen (tương đương 16 tỷ đồng) để giành dự án có sử dụng vốn ODA trị
giá 4,2 tỷ yen. Đây là một phần trong dự án xây dựng tuyến đường sắt
trên cao ở Hà Nội.
Đến
đầu tháng Năm, sáu cán bộ cao cấp của Công ty Đường sắt đã bị khởi tố, tạm giam
để điều tra, bao gồm Phó Tổng giám đốc Trần Quốc Đông, hai Phó giám
đốc Ban Quản lý các Dự án Đường sắt Phạm Quang Duy và Phạm Hải
Bằng, Trưởng phòng dự án 3 Nguyễn Nam Thái, Giám đốc Ban quản lý dự án
đường sắt (thuộc bộ Giao thông) Trần Văn Lục, cùng với Nguyễn Văn Hiếu, Giám
đốc Ban quản lý dự án đường sắt (thuộc Công ty Đường sắt).
Các
cán bộ cấp cao này bị cáo buộc các tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Tuy vậy,
hiện chưa ai bị cáo buộc tội “nhận hối lộ”.
'Ngừng
ODA'
Vụ
bê bối đã "ảnh hưởng không nhỏ đến sự tin cậy của người dân [Nhật Bản] đối
với những dự án viện trợ ODA", ông Kimihiro Ishikane, Vụ trưởng Vụ Hợp tác
quốc tế, Bộ Ngoại giao Nhật Bản, cho biết trong cuộc họp với bộ Giao thông Việt
Nam vào ngày 2/6.
Cũng
trong cuộc họp, Nhật Bản cho biết đã tạm ngừng viện trợ ODA các dự án đường sắt
cho Việt Nam cho đến khi Hà Nội kết luận điều tra và có những bước ngăn ngừa
các vụ việc tương tự xẩy ra, hãng thông tấn Kyodo đưa tin. Cụ thể, khoản nợ cho
giai đoạn đầu của dự án đường sắt số 1 sẽ bị tạm ngưng.
Đại
sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội cho biết sẽ xem xét nối lại viện trợ trong cuộc gặp
mặt giữa hai bên vào cuối tháng, khi có đánh giá về nỗ lực từ phía Việt Nam .
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.