Lực lượng lính biên
phòng trong một buổi diễn tập chuẩn bị cho lễ diễu hành kỷ niệm ngày 30 tháng 4
tại Việt Nam.
Ai cũng biết là cuộc
nội chiến Quốc-Cộng tại Việt Nam kéo dài trên 20 năm (1954-1975) và đã kết thúc
tính đến 30 tháng tư năm nay là đúng 41 năm (1975-2016). Như vậy là thấm thoắt
thời gian hòa bình trên đất nước ta đã dài gấp đôi cuộc chiến.
Dân tộc Việt Nam đã
được gì, mất gì trong những thời gian chiến tranh và hòa bình ấy, hẳn ai cũng
có thể nhẩm tính được. Ðã có biết bao biến đổi thăng trầm trên đất nước và dân
tộc Việt Nam trong hòa bình. Chiều hướng biến đổi chung là các bên thù địch
tham chiến hôm qua, hôm nay đều như có nỗ lực đẩy lùi quá khứ, muốn mau chóng
quên đi chiến tranh, hận thù để cùng hướng đến một tương lai tươi sáng và tốt đẹp
cho dân tộc.
Các bên cựu thù là
người Việt Nam, từng được ngọai bang sử dụng như những công cụ chiến lược một
thời, nay đa số như đồng ý là cần “hòa giải và hòa hợp dân tộc” theo đúng ý
nghĩa của cụm từ này. Vấn đề bất đồng chỉ còn là phương thức thực hiện “hòa giải
và hòa hợp dân tộc” thế nào cho hợp tình hợp lý, để các bên có thể chấp nhận được,
hầu sớm đi đến thống nhất được tòan lực quốc gia để cùng kiến tạo một tương lai
tươi sáng cho dân tộc, tạo thế lực vững chắc bảo vệ được chủ quyền lãnh thổ,
lãnh hải trước tham vọng xâm lăng của ngoại bang Phương Bắc.
Các bên cựu thù ngọai
bang, thì nay dường như tỏ ra có thực tâm muốn tạo điều kiện thuận lợi cho các
bên cựu thù bản xứ xích lại gần nhau và sẵn sàng giúp Việt Nam xây dựng dân chủ,
phát triển đất nứơc, theo yêu cầu của một thế chiến lược quốc tế mới và vì quyền
lợi thiết thân của chính họ.
Thành ra, càng ngày
người ta có vẻ dễ dàng đồng ý được với nhau về ý nghĩa lịch sử của chiến tranh
Việt Nam và sự kết thúc của cuộc chiến này. mang một ý nghĩa trung thực phù hợp
với tính khách quan của lịch sử.
Thật vậy, sau khi
chiến tranh kết thúc, chế độ công cụ cộng sản quốc tế Hà Nội được đóng vai trò
thắng trận đã đưa ra ba “ý nghĩa lịch sử” của cuộc chiến tranh Việt Nam và sự kết
thúc của nó. Chúng ta hãy nhận định về ba “ý nghĩa lịch sử” này, để thấy được sự
chuyển biến nhận thức của các bên tham chiến theo thời gian, những người Việt
Nam cộng sản cũng như những người Việt Nam không cộng sản.
I/- Có phải đó là
“Cuộc Chiến Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc và Bảo Vệ Tổ Quốc
Tiêu Biểu và Vĩ Ðại Nhất Ở NứơcTa” không?
Cần phân định rạch
ròi cuộc chiến đánh đuổi thực dân Pháp cho đến năm 1954, hòan tòan khác với cuộc
chiến tranh Quốc - Cộng do chế độ công cụ của cộng sản quốc tế ở Miền Bắc phát
động, tiến hành tại Miền Nam từ năm 1954 đến 1975 về mục tiêu và ý nghĩa.
Mọi người có thể đồng
ý với những người Việt Nam cộng sản về ý nghĩa của cuộc chiến tranh trước, đúng
thực là “Cuộc Chiến Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc và Bảo
Vệ Tổ Quốc Tiêu Biểu và Vĩ Ðại Nhất Ở NứơcTa”. Vì cuộc chiến này đã kết
thúc gần một trăm năm nô lệ thực dân Pháp, sau một quá trình đấu tranh
lâu dài, gian khổ của nhiều thế hệ nhân dân Việt Nam. Còn cuộc chiến tranh sau,
đến lúc này thì ai cũng phải hiểu đó là “Cuộc chiến tranh lợi dụng lòng yêu nước,
khát vọng độc lập, tự do, dân chủ của nhân dân Việt Nam, xô đẩy dân tộc vào
vòng cương tỏa của chủ nghĩa thực dân mới”.
Nói cách khác, một
cuộc chiến mà các bên Bắc và Nam Việt Nam đã bị ngoại bang sử dụng như những
công cụ một thời, thực hiện chiến lược quốc tế trong vùng của các cường quốc đế
quốc cộng sản và tư bản. Nghĩa là một cuộc chiến tranh ý thức hệ do các cường
quốc đế quốc chủ mưu và thủ lợi, đã xử dụng hai công cụ bản xứ để thực hiện cuộc
chiến tranh cốt nhục tương tàn, biến đất nước ta thành bãi chiến trường, nhân
dân ta là đối tượng tiêu thụ vũ khí tồn đọng sau Thế Chiến II và thử nghiệm thêm
các phương tiện giết người hiện đại.
II/- Có phải đó là
“Bản Anh Hùng Ca Vĩ Ðại Nhất Trong Lịch Sử Hàng Ngàn Năm Dựng Nước Và Giữ Nước
của Dân Tộc” không?
Phải khẳng định là
không. Vì đây là hệ quả tất nhiên của ý nghĩa thứ nhất. Bởi một khi người ta đã
đồng ý được với nhau rằng cuộc chiến tranh vừa qua không phải là “Cuộc Chiến
Tranh Yêu Nước, Chiến Tranh Giải Phóng Dân Tộc. . .” thì tất nhiên việc tiến
hành và kết thúc cuộc hiến tranh ấy không thể là “Bản Anh Hùng Ca Vĩ Ðại Nhất
Trong Lịch Sử Hàng Ngàn Năm Dựng Nước Và Giữ Nước của Dân Tộc”. Vả chăng
chỉ có thể coi cuộc chiến tranh này, do công cụ cộng sản Hà Nội khởi động, tiến
hành và kết thúc “thắng lợi” như thế, là “Bản anh hùng ca vĩ đại nhất của các
cá nhân và tập đòan làm tay sai cho ngọai bang trong lịch sử hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta”.
Vì rằng quả thực cá
nhân Ông Hồ và tập đòan cộng sản Việt Nam đã thực hiện xuất sắc các ý đồ chiến
lược của cộng sản quốc tế, vì lợi ích cho lịch sử bành trướng của các tân Ðế Quốc
Ðỏ Liên-Xô, Trung Cộng, hòan tòan xa lạ và đi ngược lại với lịch sử đấu tranh dựng
nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Vĩ đại nhất vì trong lịch sử làm công cụ
thực hiện ý đồ cho ngọai bang, không có cá nhân và tập đòan nào thực hiện
“Nghĩa vụ quốc tế cao cả” (!) xuất sắc hơn Ông Hồ và các lãnh tụ kế tục đảng Cộng
sản Việt Nam.
III/- Cuộc chiến
tranh Việt Nam kết thúc như thế có phải là “Thắng Lợi Của Phe Xã Hội Chủ
Nghĩa”đối với “Phe Tư Bản Chủ Nghĩa” hay không?
Lại vẫn phải khẳng định
là không. Trước đây có thể là hầu hết những người Việt Nam cộng sản không đồng
ý với sự khẳng định này. Nhưng chẳng bao lâu sau ngày 30-4-1975 và cho đến lúc
này, dù muốn dù không, đa số người Việt Nam cộng sản cũng như không cộng sản đã
phải thừa nhận sự thật này: Vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế, các cường
quốc đế quốc mới chủ động đưa cuộc hiến tranh Việt Nam đi đến kết thúc vào ngày
30-4-1975; và do đó, chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế không thể coi là thắng
lợi của phe này (phe XHCH: Việt cộng) đối với phe kia (Phe TBCN: Việt quốc).
Nhớ lại, sau ngày
30-4-1975, những người Việt Nam cộng sản đã tỏ ra kiêu hãnh và tự hào rằng cuộc
chiến tranh Việt Nam kết thúc đã là một “đại thắng mùa xuân” cho họ, vì đã làm
được công việc “đẩy lùi trận địa của chủ nghĩa đế quốc, mở rộng trận địa
cho chủ nghĩa xã hội, đảo lộn được chiến lược tòan cầu của đế quốc Mỹ…”.Thế
nhưng đến nay, dù không nói ra, thực tế và các tài liệu giải mật sau này
của các phe tham chiến, đã “giác ngộ và phản tỉnh” những người Việt Nam Cộng sản,
giúp họ hiểu rằng, chính “đế quốc Mỹ và các thế lực phản động quốc tế” đã tiêu
diệt được trận địa chủ nghĩa xã hội, chủ động dập tắt cuộc chiến tranh Việt Nam
nói riêng, chiến tranh Ðông Dương và các cuộc chiến tranh cục bộ khác
trên thế giới nói chung, là do yêu cầu thay đổi thế chiến lược quốc tế mới, là
nỗ lực chung của các cường quốc cực nhằm thiết lập “một nền trật tự kinh tế quốc
tế mới” hay là “Một hệ thống kinh tế thế giới mới”.
Vì sao những người
Việt Nam Cộng sản “Giác ngộ và phản tỉnh” được như vậy?- Chính là do các sự kiện
thực tế diễn ra sau ngày cuộc chiến chấm dứt.
Thật vậy, khởi đầu
quá trình thời gian, ngay khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, đã có một số
người Việt nam cộng sản có trình độ nhận thức và viễn kiến, lưu ý đến sự kết
thúc chiến tranh không bình thường. Trong thâm tâm những người Việt Nam Cộng sản
này đã có những suy nghĩ cùng chiều với một số đông người Việt Nam không cộng sản
có tâm hồn lạc quan và tầm nhìn chiến lược. Suy nghĩ rằng: Nếu việc kết thúc
chiến tranh Việt Nam quả là một thắng lợi của “phe xã hội chủ nghĩa” thì tình
hình Việt Nam phải biến chuyển theo chiều hướng khác với thực tế kể từ sau ngày
30-4-1975.
Thực tế hợp luận lý
(logic) phải là phe xã hội chủ nghĩa, cụ thể là các cường quốc cộng sản hàng đầu
như Liên Xô, Trung Cộng, phải tìm mọi cách và dồn mọi nỗ lực chi viện tối đa
cho chế độ cộng sản Việt Nam vượt qua những khó khăn hậu chiến, tạo điều kiện
cho Việt Nam phát triển đến cường thịnh.
Ðể làm gì? – Ðể phát huy thắng lợi Việt
Nam nhằm lôi kéo, mời chào các nước nghèo đói, chậm tiến trong vùng hãy noi
gương Việt Nam, lao vào “một cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng
dân tộc. . .” để đạt mục tiêu lật đổ các chính quyền tư sản, xóa bỏ “các chế độ
người bóc lột người” để thay thế bằng các chế độ “Xã hội chủ nghĩa”; hãy theo
gương Việt Nam, để trong “Chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng” sẽ
được trợ giúp tối đa về vũ khí, lương thực để đánh thắng các chính quyền
“phản động”; và sau chiến tranh cũng sẽ được Liên Xô, Trung Cộng và các nước xã
hội chủ nghĩa anh em khác viện trợ ồ ạt, vô điều kiện trong “tinh thần quốc
tế vô sản”, để cùng nhau thực hiện cuộc cách mạng vô sản trên tòan thế giới,
xây dựng “một xã hội xã hội chủ nghĩa” tại mỗi nước, tiến tới xã hội viên mãn
tòan cầu: “Xã hội cộng sản” như một “Thiên đường Cộng sản” trong viễn tưởng!
Thế nhưng thực tế
trên đã không xẩy ra mà chỉ thấy các hiện tượng trái chiều. Người ta thấy Liên
Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, dường như chờ đợi một
cái gì đó khác hơn. Tất cả như chỉ đứng nhìn và để mặc cho Cộng sản Việt Nam
loay hoay tự giải quyết các khó khăn mọi mặt, khó khăn cũ cũng như khó khăn hậu
chiến mới phát sinh.
Trong những năm đầu,
vào thời điểm mà mâu thuẫn Nga-Hoa đã đến thời kỳ quyết liệt, Việt Nam bị đẩy
vào thế phải chọn lựa dứt khóat: Theo Liên Xô hay theo Trung cộng. Trong khi chờ
đợi sự lựa chọn dứt khóat này, cả Liên Xô lẫn Trung Cộng đều không có
hành động chi viện tích cực nào như đã từng hào hiệp đưa vũ khí, lương thực và
các phương tiện giết người hiện đại cho cộng sản Bắc Việt làm “Chiến tranh cách
mạng, chiến tranh Giải phóng Miền Nam”. Ðến khi chẳng đặng đừng cộng sản Việt
Nam bó buộc phải chọn lựa “Matxcơva là tổ quốc xã hội chủ nghĩa” duy nhất của
mình, lập tức Trung Cộng gây khó khăn thêm nữa cho Cộng sản Việt Nam.
Hành động cụ thể đầu
tiên là Trung cộng đòi nợ khẩn cấp, rút hết chuyên gia về nước, bỏ dở các công
trình đang xây dựng. . . Ðể trả món nợ trong chiến tranh này, cộng sản Việt Nam
đã vơ vét luá gạo, vàng bạc quý kim, tài nguyên đất nước, cùng với “chiến lợi
phẩm” lấy được ở Miền Nam của “Mỹ-Ngụy”, đem trả nợ cho Trung Cộng.
Hậu quả thấy được là
nhân dân cả nước trong thời gian này đã phải ăn bo bo, bột mì, độn ngô khoai sắn.
. . Ðã vậy, như chưa hả giận và như để trừng phạt kẻ phản bội “tham phú phụ bần”,
Trung cộng đã sử dụng công cụ mới của mình ở Campuchia (chế độ Pol Pot) tiến
hành các họat động quấy phá quân sự (như đánh chiếm vài đảo nhỏ gần bờ biển
phía cực Nam của Việt Nam, tấn công Tây Ninh và một số tỉnh biên giới phía Nam
của Việt Nam).
Các họat động quân sự này của Pol Pot, sau đó người ta hiểu được
ý đồ thực sự của Trung Cộng chỉ là gài thế cho cộng sản Việt Nam ngã sấp mặt và
sa lầy lâu dài tại Campuchia, là muốn gián tiếp kéo Liên Xô vào cuộc và gây
thêm gánh nặng khó khăn cho Liên Xô… Bằng sự quấy phá, khiêu khích quân sự của
Pot Pot, rõ ràng là Trung Cộng đã đẩy cộng sản Việt Nam vào thế phải kéo quân
vào đất Chùa Tháp tháng 1 năm 1979, và cuối cùng bị sa lầy ở đó. Ðã vậy,
Trung Quốc còn bồi thêm những đòn trừng phạt quân sự, tiến quân vào các tỉnh
phía Bắc, tàn phá nặng nề những cơ sở quân sự, kinh tế (1979)… gọi là để “dạy
cho Việt Nam một bài học”.
Nay thì thực tế ngày
càng cho thêm dữ kiện đầy đủ để mọi người Việt Nam có thể đi đến thống nhất nhận
định, rằng cuộc chiến tranh Việt Nam thực chất chỉ là cuộc nội chiến ý thức hệ
do các cường quốc phát động và tiến hành trên đất nước Việt Nam, thông qua các
cá nhân, tập đòan bản xứ làm công cụ, xô đẩy nhân dân Việt nam vào một cuộc chiến
tranh cốt nhục tương tàn. Hậu quả bi thảm của cuộc chiến tranh này đất nước và
dân tộc Việt Nam phải gánh chịu, sau khi ý đồ chiến lược trong vùng của các cường
quốc đã đạt được thông qua cuộc chiến.
Và vì vậy, cuộc chiến
tranh Việt nam kết thúc như thế, không phải là thắng lợi của phe này (Việt Cộng)
đối với phe kia (Việt Quốc), mà chỉ là vì nhu cầu thay đổi thế chiến lược quốc
tế mới của các cường quốc mà thôi.
Thiết tưởng đã 41 năm qua rồi, thời gian đã
quá đủ cho cả Việt Quốc và Việt Cộng chẳng nên tiếp tục tự hào về cuộc chiến ấy
nữa, khi trong cuộc nội chiên “Nồi da xáo thịt” này, các bên đều bị ngoại bang
sử dụng như những công cụ chiến lược một thời. Thực tế bây giờ là cả Việt Quốc
và Việt Cộng cần cố gắng đẩy lùi quá khứ, hướng đến tương lai, để biết phải làm
gì và cần làm gì hữu ích, có lợi nhất cho nhân dân và đất nước.
Thiện Ý
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.