Người Việt bị
phản đối vì đăng thư 'thân cộng'
Truyền thông
Việt Nam
hải ngoại lại gặp sóng gió sau khi báo Người Việt cho đăng bài có nội dung phỉ
báng Việt Nam Cộng hòa trong mục diễn đàn ý kiến độc giả.
Bài viết có
quan điểm gần Hà Nội của tác giả Sơn Hà là thư phản biện lại ý kiến của ông
Nguyễn Gia Kiểng, một nhân vật được xem là có khuynh hướng hòa hợp hòa giải qua
bài viết "Vết Thương Ngày 30 Tháng 4" trong số Chủ Nhật (ngày
8-7-2012).
Tác giả Sơn Hà
nói trong thư gửi cho báo Người Việt rằng chiến thắng 30/4 làm "cả dân tộc
vui mừng" và "chỉ có đội quân xâm lược Mỹ và bè lũ Việt gian tay sai
của Mỹ là thất thủ".
Người Việt
ngay lập tức đã phải hứng cơn Bấmphẫn nộ từ các giới nhân sĩ trong cộng
đồng với những lời kết án rằng làm thế nào mà những ngôn từ mạ lỵ Việt Nam Cộng
hòa (VNCH) như thế lại được lên trang của Nhật Báo Người Việt.
Theo tin tức
ghi nhận từ Quận Cam thì dường như báo Người Việt đã trải qua những giây phút
căng thẳng nhằm "chữa cháy" cho sự kiện được xem là có manh nha lan
rộng như vụ in hình chậu rửa chân có hình cờ VNCH vào số báo Xuân năm 2008.
Thế rồi, bằng
một biện pháp hành chánh, tờ báo này đã quyết định sa thải ông Vũ Quí Hạo
Nhiên, phụ tá chủ bút, là người chịu trách nhiệm lên trang bài viết trong mục
diễn đàn độc giả.
Người Việt
cũng phải mở cuộc họp báo trong ngày thứ Sáu (13-7-2012) và thừa nhận hết trách
nhiệm, đồng thời đưa ra các nguyên tắc về quy chế điều hành phòng tránh những
sai sót xảy ra trong tương lai.
Tuy phản ứng
của cộng đồng được xem là lý tính và đúng đắn nhưng hình thức giải quyết của
Nhật Báo cũng mang tính bất ngờ và quyết định quá nhanh chóng. Một ngạc nhiên
khác là người chịu trách nhiệm cũng lại là Vũ Quí Hạo Nhiên, người đã phụ trách
lên trang số báo Xuân 2008.
'Kế hoạch giải
vây'
Theo sự đánh
giá chung thì sự giải quyết như thế là thỏa đáng nhưng việc Vũ Quí Hạo Nhiên bị
sa thải lại đi quá xa vấn đề chuyển cảm xúc từ tức giận sang đáng tiếc.
Cách đưa bài
của Vũ Quí Hạo Nhiên thường có chút cá tính, dí dỏm và khiêu khích sự hiếu kỳ.
Các thể loại ý
kiến độc giả như thế này từng được Vũ Quí Hạo Nhiên đưa lên coi như là biện
pháp phản kích về mặt tâm lý với dụng ý người đọc báo xong thường tỏ ra ghê rợn
trước miệng lưỡi cực đoan kiểu cộng sản hồng vệ binh. Với bài phản biện dành
cho tác giả Nguyễn Gia Kiểng như thế sẽ dẫn đến nhận thức rằng chớ có nên có ảo
tưởng là người phía cộng sản đã thay đổi tư duy và nhận thức về cuộc chiến.
Lúc ban đầu
thì các nhân sự trong báo Người Việt còn bình tĩnh hy vọng tìm ra cách chữa
cháy nhưng sau khí thế áp đảo của các thế lực chống cộng ở Bolsa, công ty báo
Người Việt đã viết thư xin lỗi và đi đến quyết định sa thải nhân sự.
Riêng sự ra đi
của Vũ Quí Hạo Nhiên lần này để lại sự phân vân tiếc nuối cho bạn bè khắp nơi
và dấy lên một số tranh luận về quan điểm báo chí, lập trường ký giả và tôn chỉ
của tờ báo.
Ký giả
Etcetera của tờ Việt Weekly đã chỉ trích tờ Người Việt về việc sa thải Vũ Quí
Hạo Nhiên như là hành động đi ngược với quyền tự do ngôn luận.
Tuy không hoàn
toàn hài lòng với cuộc họp báo do Người Việt tổ chức vì theo nhận xét của Việt
Weekly đây là kế hoạch giải vây.
"Nhưng dù
sao đây là tinh thần đón nhận ý kiến mà Nhật Báo Người Việt lần đầu tiên thực
hiện".
Cũng theo lời
ông Etcetera, ở mức độ trách nhiệm thì có lẽ ông muốn nghe lời giải thích từ Vũ
Quí Hạo Nhiên hơn là biện pháp hiện nay của Nhật Báo Người Việt.
'Chân thực, dí
dỏm'
Tin Vũ Quí Hạo
Nhiên bị sa thải lần thứ hai cũng nhanh chóng lan truyền trên mạng vì Vũ Quí
Hạo Nhiên có facebook đông đúc và cũng là một blogger nổi tiếng cả tiếng Anh và
tiếng Việt.
Trên facebook,
blogger Mẹ Nấm viết rằng "nói gì thì nói, mình vẫn ủng hộ lối viết chân
thực, dí dỏm và ngắn gọn của anh Hạo Nhiên"
"Đọc bài
viết của Sơn Hào hiện rõ tính truyên truyền dối trá, lừa gạt mọi người. Nếu
biến cố 30/04/75 thực sự tốt đẹp thì ông Võ Văn Kiệt đã không cần tuyên bố
30/04 có triệu người vui thì cũng có nhiều người buồn, và chính quyền nước
CHXHCNVN không phải ra quyết định về hoà giải hoà hợp dân tộc…." Một người
lấy tên là Anh Dzung viết.
Một người lấy
tên là Dang Huong trên facebook: "Nói thật, đọc Người Việt mình chỉ thích
đọc bài của bác Hạo Nhiên."
Phạm Phú Thiện
Giao, chủ bút của báo Nhật Báo Người Việt cho rằng vì không có câu dẫn nhập
hoặc lời tòa soạn về bức thư này cho nên toàn bộ sự việc trở nên nghiêm trọng.
Ông nói:
"Việc đăng bức thư ấy với nội dung như vậy đã khiến cộng đồng phẫn nộ, nay
nhìn lại toàn bộ sự việc thì đó là điều rất đáng tiếc và sự ra đi của Hạo Nhiên
cũng là điều đáng tiếc."
'Tay chơi vĩ cầm'
Trước đây Vũ
Quí Hạo Nhiên cũng là một luật sư tốt nghiệp trường luật UCLA. Do gặp phải sơ
suất trong công việc nên bị thẩm tra.
Do xảy ra
nghịch cảnh gia đình, Vũ Quí Hạo Nhiên đã bỏ qua cơ hội kháng cáo trước hội
đồng hành nghề luật của tiểu bang California .
Khi không làm
nghề luật nữa, anh chuyển sang làm báo chí Việt Ngữ với một đam mê khác thường
của một người trưởng thành trong thế giới Anh Ngữ. Blog Bolsavik bằng tiếng Anh
của Vũ Quí Hạo Nhiên cũng là một trang web đầy sức lôi cuốn về nội dung và cách
hành văn.
Ông Vũ Quý Hạo Nhiên, người học về luật, cũng là
giáo sư toán và một cây violin
Vũ Quí Hạo
Nhiên cũng là một giáo sư dạy toán ở đại học Santa Ana và là một tay chơi vĩ cầm có hạng
trong các chương trình ca nhạc thính phòng.
Những người
đồng nghiệp của Vũ Quí Hạo Nhiên đều có thiện cảm và nhận xét rằng "Vũ Quí
Hạo Nhiên là một con người cực kỳ thông minh, cực kỳ lương thiện, và cực kỳ tài
năng. Tuy nhiên có những giây phút như làm công ty quá bối rối để lại những hệ
lụy không biết phải ăn nói làm sao?".
Cũng có người
cho rằng Vũ Quí Hạo Nhiên cũng là một dấu ấn (trademark) mang chất nghệ sỹ của
báo Người Việt.
Không biết sau
sự ra đi này Nhật Báo Người Việt rồi đây có còn tìm ai có cá tính hay sự dí dỏm
tương tự để thay thế.
Bài viết
thể hiện quan điểm riêng của tác giả, người cũng là chủ bút tuần
báo Người Việt ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ.
Trần Đông Đức
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.