Việt Nam là
khách hàng mua vũ khí lớn từ Nga
Báo chuyên
ngành có tiếng của Nga nói Trung Quốc gây hấn với Việt Nam ở Biển
Đông để đánh lạc hướng người dân trong nước.
Tờ báo mạng
Dầu khí nước Nga vừa có bài nhìn nhận những căng thẳng mới đây giữa
Bắc Kinh và Hà Nội xung quanh việc khai thác tài nguyên ở Biển Đông
và cho rằng trong trường hợp Trung Quốc muốn tiến tới, nước này sẽ
gặp phản ứng không chỉ từ phía Việt Nam, mà cả Nga và Hoa Kỳ.
Bài báo trên
mạng này dẫn ý kiến của ông Sergei Pravosudov, Giám đốc Học viện Năng
lượng Quốc gia Nga, nói trong điều kiện Iran bị cấm vận, Trung Quốc
quay sang gọi thầu trong các lô của Việt Nam ở Biển Đông, nơi mà các
công ty của Nga và Mỹ là Gazprom và Exxon đã đang hoạt động.
"Nga có
thể đóng vai trò như thế nào trong cuộc xung đột này?"- bài báo
hỏi.
Theo vị
chuyên gia, một mặt Nga là đối tác của Trung Quốc, mùa xuân năm nay hai
bên đã có tập trận chung với sự tham gia của các tàu chiến Nga thuộc
Hạm đội Thái Bình Dương.
"Mặt
khác, phía Trung Quốc đang mời thầu tại nơi mà Gazprom đã ký hợp
đồng. Cùng lúc, Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang tham gia tập trận
chung với Mỹ, mà Trung Quốc không được mời."
Bài viết
cũng nhắc tới việc Việt Nam đang đặt mua nhiều vũ khi từ Nga, như
chiến đấu cơ Su-30MK2, chiến hạm Gepard, tàu ngầm hay các hệ thống
phòng thủ bờ biển Bastion và hỏa tiễn chống hạm Yakhont...
Việt Nam đã
thay Trung Quốc trở nên khách hàng mua vũ khí từ Nga nhiều thứ hai
thế giới, sau Ấn Độ.
"Nếu xem
xét các loại vũ khí này, có thề thấy dường như chủ yếu chúng dùng
để chống lại xâm lược từ phía biển, trong đó có cả bảo vệ thềm
lục địa."
Yếu tố đối
nội
Theo bài trên
Dầu khí nước Nga, tình hình chính trị nội bộ Trung Quốc có thể
đóng vai trò quan trọng trong xung đột với Việt Nam.
Mùa thu năm
nay ở Trung Quốc sẽ có sự chuyển giao quyền lực, vốn đang dẫn tới
đấu tranh nội bộ quyết liệt trong ban lãnh đạo nước này.
Từ đó nảy
sinh các vụ như bê bối Bạc Hy Lai, hay cáo giác gần đây rằng gia đình
họ hàng Tập Cận Bình sở hữu hàng trăm triệu đôla tiền ở các công ty
còn bản thân ông Tập cũng nắm công ty khai thác khoáng sản đất hiếm
trị giá 1,73 tỷ đôla.
"Lãnh
đạo Trung Quốc đang tìm cách đánh lạc hướng dư luận khỏi các thông
tin không mấy dễ chịu này."
Tuy nhiên,
nhà bình luận Nga nhận định: "Cần nhớ rằng, lần cuối Trung Quốc
tấn công Việt Nam xảy ra chưa lâu, vào năm 1979".
"Trong
cuộc chiến đó, nước Trung Quốc khổng lồ đã chịu thua trước nước
Việt Nam nhỏ bé. Tại Trung Quốc, tới nay điều này vẫn bị coi như vết
nhơ của dân tộc."
"Thế
nhưng, nếu như phía Trung Quốc muốn trả thù thì nước này sẽ gặp
phải sự phản ứng từ cả Nga và Mỹ."
Nga luôn tỏ
ra không khoan nhượng trong các tranh chấp chủ quyền.
Mới đây, tàu
hải tuần của Nga đã nã súng và bắt giữ hai tàu cá của Trung Quốc
với cáo buộc các tàu này xâm phạm hải phận của Nga ở vùng Viễn
Đông.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.