Thẩm phán Phan Quang
Tuệ
LTS: Thẩm phán Toà
án di trú San Francisco trong bài nói chuyện tại St.Paul, Minnesota, ngày 22
tháng 7, 2012 nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và
Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại Minnesota đã nói rằng,“Không ai phủ nhận
là cộng đồng người Việt được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ
hoàn toàn trong việc sử dụng quyền tự do ngôn luận.
Vấn đề là có những
cá nhân và tổ chức trong cộngđồng muốn sử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt
tự do ngôn luận của những ai không đồng chính kiến với họ.
Đăng một bài phỏng vấn
hay một lá thư có thể gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia sẻ bởi
rất nhiều người, vàđược xem là một sự phẫn nộ chính đáng.
Câu hỏi cần được đặt
ra là đây có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờ báo, làm áp lực
đóng cửa toà báo. Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những
biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói,
một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tiêu diệt!
Dưới đây là nguyên
văn bài nói chuyện:
Kính thưa Quý Vị,
Khi chọn đề tài Tự
Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí cho buổi nói chuyện hôm nay, tôi chỉ nhằm mục
đích chọn một đề tài thích hợp với ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành
báo Người Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại Minnesota.
Tôi không ngờ đã vô tình mở cánh cửa bước vào một vũ trụ bao la vô tận. Một biển
cả mà càng đi tới, chân trời càng xa. Tôi xin giải thích tại sao tôi có cảm tưởng
như vậy. 10 ngày trước đây tôi khởi sự ngồi xuống để soạn bài nói chuyện. Tôi
vào Google và đánh hai chữ:”free speech”. Trên màn ảnh của máy computer hiện ra
con số 63,100,000 tài liệu liên quan đến đề mục tôi muốn tìm hiểu. Con số tài
liệu lớn lao này cho thấy tầm quan trọng của vấn đề tự do ngôn luận và tự do
báo chí.
Năm 1993, Đại Hội Đồng
Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 3 tháng 5 hàng năm là ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới hầu
cổ võ cho quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trên toàn cầu. Thomas
Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳcông bố vào ngày 7 tháng 4, năm
1776 và là vị Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ, đã tuyên bố như sau:
“The basis of our
government being the opinion of the people, the very first object should be to
keep that right; and were it left to me to decide whether we should have a
government without newspapers, or newspapers without a government, I should not
hesitate a moment to prefer the latter. But I should mean that every man should
receive these papers and capbable of reading them.” “Nền tảng của các chính quyền
của chúng ta đặt trên lòng dân, vì thế quyền phát biểu phải là đối tượngđược bảo
vệ trên hết. Nếu phải chọn lựa giữa một chính quyền không có báo chí và một
tình trạng báo chí không có chính quyền, tôi sẽ chọn tình trạng thứ hai. Nhưng
tôi cần nói thêm là với điều kiện mọi người đều có cơ hội đọc báo và cóđủ hiểu
biết để đọc và hiểu các bài báo!” Và đó là lời phát biểu 236 năm trướcđây của
tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập!
Câu tuyên bố của
Thomas Jefferson chỉ nhằm nhấn mạnh đến vai trò không thể thiếu trong một xã hội
không có báo chí, không ngờ lại đã xảy ra trong thực tế hơn hai trăm năm sau,
không phải tại Hoa Kỳ, mà là tại một quốc gia ở Âu Châu!! Đó là Vương Quốc Bỉ.
Thực vậy, sau ngày bầu cử Quốc Hội Bỉ vào tháng 6, 2010 đã không có một đảng
phái nào hội đủ túc số để thành lập nội các. Các cuộc thương thuyết nhằm thành
lập nội các giữa 11 đảng phái đã kéo dài từtháng 6, 2010 cho đến khi đạt được
thỏa hiệp và một nội các đã được thành lập ngày 5 tháng 12, 2011. Tổng cộng nước
Bỉ và dân tộc Bỉ đã có một đời sống quốc gia 540 ngày mà không có một chính quyền.
Nhưng tất cả các cơ quan báo chí, truyền thông, hệ thống Internet tại quốc gia
này vẫn tiếp tục trong suốt thời gian gần hai năm đó!! Đời sống quốc gia, sinh
hoạt hằng ngày của người dân, các phương tiện giao thông, chuyên chở công cộng
vẫn tiếp tục trong vòng trật tựcho thấy tầm quan trọng của dân trí và ý thức
trách nhiệm của người công dân Vương Quốc Bỉ.
Tuy tự do ngôn luận
và tự do báo chí có một vị thế quan trọng nhưvậy trong đời sống con người, quyền
tự do này lại không phải là một quyền sởhữu, gắn liền với con người như con người
có tay và chân cùng các bộ phận khác! Tự do ngôn luận quan trọng vì con người
là một con vật xã hội. Khi chúng ta sống một mình cô quạnh như Robinson Crusoe
trên một hoang đảo chơi vơi giữa biển cả mênh mông xung quanh không có gì khác
hơn là một cây dừa lẻ loi thì quyền tự do ngôn luận không cần thiết phải đặt
ra.
Theo cuộc kiểm kê
dân số vào năm 2010 thì dân số Minnesota hơn 5,300,000 triệu người mà trong đó
dân số người Việt có hơn 27,000 người, đứng hạng thứ 13 về dân số người Việt so
với toàn quốc. Twin Cities, mà tôi thấy có quý vị địa phương dịch là Song Thành
có dân số gần 2,500 người ở St.Paul và 2,000 người ở Minneapolis. Dẫu tỷ lệ dân
số nhỏ so với dân số toàn tiểu bang, báo Việt ngữ vẫn là một nhu cầu cần thiết
vừa để thông tin, vừa làm nhịp cầu liên lạc giữa cộng đồng người Việt, đồng thời
nhằm nuôi dưỡng tiếng Việt, vốn là một nét đặc thù của văn hoá Việt Nam.
Tự Do Ngôn Luận và Tự
Do Báo Chí được xem là đệ tứ quyền trong hệthống luật pháp Hoa Kỳ, sau quyền lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy gọi là đệtứ quyền nhưng tự do ngôn luận, tự do
báo chí lại không được quy định trong 7điều khoản chính của Hiến Pháp. Thực vậy
tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định trong nửa phần thứ hai của Tu
Chính Án Thứ Nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ:
“Congress shall make
no law…abridging the freedom of speech, or of the press…” “Quốc Hội sẽ không
làm luật…hạn chế tự do ngôn luận, hay tự do báo chí”
Chúng ta cần lưu ý đến
kỹ thuật thảo hiến điêu luyện của những nhà lập hiến Hoa Kỳ mà các tài liệu lịch
sử đều nhắc đến họ như là: the Framers of the Constitution, những con người đã
gầy dựng nên nền móng khuôn khổ của Hiến Pháp. Phần lớn các bản Hiến Pháp của
các quốc gia trên thế giới đều viết đại loại như: Quốc Gia công nhận quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí. Hay: Công Dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, quyền được thông tin theo qui định của pháp luật như điều 70 trong Hiến
Pháp 1992 của Cộng Sản Việt Nam. Tu Chính Án thứ nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ qui
định một cách rõ ràng và vắn tắt: Quốc Hội sẽ không làm luật…hạn chế tự do ngôn
luận, và tự do báo chí.
Kỹ thuật thảo hiến của
các nhà lập hiến Hoa Kỳ 225 năm trước đâyđưa đến hai hệ quả song hành: thứ nhất,
xác nhận ý chí của nhà lập hiến không cho cơ quan lập pháp, nghĩa là Quốc Hội
Liên Bang, quyền làm luật hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí. Thứ hai, đặt
nguyên tắc căn bản cho việc giải thích tính cách hợp hiến đối với những văn kiện
luật pháp hay lập qui, cho dầu trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến tự do ngôn
luận, tự do báo chí.
Hệ thống công quyền
của Hoa Kỳ được đặt trên nguyên tắc căn bản checks and balances, kiểm soát và
cân bằng. Cả ba ngành luật pháp, hành pháp, tư pháp đều có mối liên hệ hỗ
tương, ngành này kiểm soát ngành kia. Thí dụ Lập Pháp có quyền làm luật, biểu
quyết ngân sách, phê chuẩn các hiệp ước quốc tế.Hành Pháp có quyền đề nghị các
dự luật, phủ quyết các đạo luật do lập pháp biểu quyết. Tư Pháp có quyền giải
thích Hiến Pháp, tuyên bố tính cách hợp hiến hay không của các đạo luật của
ngành lập pháp.
Nhưng còn tự do ngôn
luận, tự do báo chí vốn được xem như là đệ tứquyền thì sao? Ngoài điều khoản
công nhận tự do ngôn luận và tự do báo chí trong Tu Chính Án Thứ Nhất, không có
một giới hạn hiến định nào khác được trù liệu để giới hạn hay kiểm soát quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí.
Một sử gia Anh Quốc,
Lord Acton, trong thế kỷ 19 đã từng nói:”Power tends to corrupt, and absolute
power corrupts absolutely”. Quyền hạn dễ đưa đến lạm dụng, và quyền hạn tuyệt đối
sẽ đưa đến lạm dụng tuyệt đối.
Quyền lực, hay quyền
hành, tự bản chất thực ra không hẳn đối ngịch với đời sống dân chủ. Vấn đề là
làm sao để điều hành quyền lực như thế nào cho phù hợp với sinh hoạt dân chủ.
Chúng ta đã thấy các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được giới hạn và kiểm
soát hỗ tương như thế nào. Trong lãnh vực tư,chúng ta cũng thấy mối tương quan
hỗ tương giữa các công ty sản xuất và nghiệpđoàn nhân công, và những giới hạn của
cả hai bên bởi luật pháp và các cơ quan hành chánh. Nhưng còn tự do ngôn luận, tự
do báo chí được công nhận trong Tu Chính Án Thứ Nhất thì sao?
Ai cũng đồng ý tự do
báo chí là điều cần thiết cho tự do chính trị, và nơi đâu mà con người không được
chuyển đạt, bày tỏ tư tưởng giữa con người với con người, nơi đó không có tự
do. Nhưng nếu tự do này bị lạm dụng thì sao? Và phải chăng tự do bị lạm dụng sẽ
đưa đến sự hủy diệt của tự do? Nhưng câu hỏi trên chính là vấn đề khó xử khi thảo
luận về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Và đâu là ranh giới phân biệt giữa những
điều có thể chấp nhận và nhữngđiều không chấp nhận được mỗi khi hành xử quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí.
Không ai có thể nghĩ
rằng qua Tu Chính Án Thứ Nhất, những nhà thảo hiến có thể chủ trương rằng tất cả
mọi người dân đều có quyền tự do phát biểu không giới hạn về bất cứ vấn đề gì
theo ý muốn, bất cứ ở đâu và bất cứ vào lúc nào. Thí dụ, khai gian trước toà
hay phổ biến tài liệu khích dục có được bảo vệnhư là một phần của tự do ngôn luận
hay không? Thí dụ viết bài đặt điều nói xấu người khác, phỉ báng (libel) hay
phát biểu nói xấu gây thiệt hại cho người khác (mạ lỵ, slander) có phải là tự
do ngôn luận được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệhay không?
Khi giải thích những
vấn đề liên quan đến tự do ngôn luận và tự do báo chí, án lệ Toà Án thường đối
chiếu quyền tự do ngôn luận với những quyền khác cần được bảo vệ trong một xã hội
tự do dân chủ. Đó là những quyền nhưquyền được sống an toàn, quyền được bảo vệ
trong đời sống riêng tư, quyền của những người khác trong một xã hội mà mọi người
đều có quyền được đối xử bìnhđẳng. Khi mang đối chiếu với các quyền lợi khác,
Toà Án thường đặt quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí vào một điạ vị ưu
tiên, preferred position vì đây là hai quyền tự do căn bản cho đời sống dân chủ.
Đặc biệt toà án có khuynh hướng bảo vệ tự do ngôn luận trong lãnh vực các phát
biểu về những vấn đề chính trị.
Trong lãnh vực này,
phán quyết của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ trong vụ án New York Times v. Sullivan
(1964) là một án lệ căn bản trong lãnh vực tựdo báo chí. Trong phán quyết này,
Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán rằng giới chức chính quyền phải chứng minh là
người chủ nhiệm hay chủ bút tờ báo đăng bài chỉ trích phải biết là điều chỉ
trích không đúng với sự thật và người chủ nhiệm có ác ý (malice) khi đăng bài
báo chỉ trích. Trách nhiệm dẫn chứng (burden of proof) này đặt một tiêu chuẩn
quá cao khó cho các nguyên đơn có thể đạt được. Từ tiêu chuẩn áp dụng cho các
giới chức chính quyền (government officials) lý luận của án lệ Sullivan đã dần
dà nới rộng cho những người tuy không phải là giới chức chính quyền nhưng vì điạ
vị và hoạt động của họ, được xem như là những khuôn mặt công cộng (public
figures).
Ngoài tiêu chuẩn
“preferred position”, vị trí ưu tiên, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ còn áp dụng 4
tiêu chuẩn khác cần phải chứng minh trước khi một đạo luật giới hạn tự do ngôn
luận được công nhận là hợp hiến.
Tiêu chuẩn thứ nhất,
luật giới hạn tự do ngôn luận phải không là một luật nhằm mục đích ngăn chận
trước, prior restraint. Điều này nhằm tránh tình trạng kiểm duyệt và tiêu chuẩn
này được xem như là trách nhiệm dẫn chứng khó khăn nhất trong phạm vi luật
pháp.
Thứ hai, luật giới hạn
tự do ngôn luận, tự do báo chí phải có nội dung vô tư, neutral. Thí dụ, nếu một
thành phố ra quyết định cấm dán giấy quảng cáo trên các cột đèn, thì quyết định
này phải nhằm cho tất cả các quảng cáo, không phải cho một loại quảng cáo nào đặc
biệt.
Thứ ba, điều giới hạn
phải không quá bao quát, too vague, khiến cho ai cũng ngần ngại. Một đạo luật
như vậy sẽ có thể gây một tác dụng mà án lệ gọi là chilling effect sẽ làm tất cả
mọi người ngần ngại, chùn bước không dám hành xử quyền tự do ngôn luận.
Tiêu chuẩn thứ tư là
khi một đạo luật hay một nghị định đi quá xa trong mức giới hạn tự do ngôn luận
thì đạo luật hay nghị định có thể bị xem là bất hợp hiến. Thí dụ tất cả mọi người
đều có thể đồng ý là trật tự và an toàn lưu thông là cần thiết cho ích lợi
chung. Nhưng khi một thành phố quyết định cấm hết tất cả mọi cuộc diễn hành hay
biểu tình trên đường phố thì quyết định hành chánh này có thể bị xem là bất hợp
pháp. Thành phố có thể giới hạn cuộc diễn hành vào một thời gian và trên một số
đường phố thì giới hạn này có thể được xem là không vi phạm quyền tự do ngôn luận.
Những tiến bộ trong
kỹ thuật thông tin ngày nay, đặc biệt là Internet, cho thấy những khó khăn mà
Toà Án gặp phải khi phân biệt thế nào là tự do ngôn luận khả chấp và tự do ngôn
luận bất khả chấp. Khi Tu Chính Án ThứNhất ra đời 221 năm trưoóc đây nào đâu đã
có Internet!! Ngày nay qua Internet, hệ thống liên mạng, tất cả mọi công dân
bình thường đều có thể nhận được vô vàn tin tức trong đủ mọi lãnh vực và liên lạc
hầu như ngay tức khắc với một sốngười hầu như không giới hạn mà không cần phải
rời nhà của mình. Trong số lượng những tin tức thông tin này có cả những tài liệu,
hình ảnh khiêu dâm, bạo hành rất có hại cho trẻ em. Năm 1995, Quốc Hội liên
bang đã biểu quyết đạo luật Communications Decency Act, gọi tắt là CDA, xem việc
xử dụng Internet để chuyển các tài liệu “indecent material”, xúc phạm công sĩ,
là tội hình sự có thể bịphạt 2 năm tù và phạt vạ $250,000 Mỹ kim cho mỗi vi phạm.
Đạo luật CDA đã bị Tối
Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên bố bất hợp hiến trong phán quyết Reno v. ACLU
(American Civil Liberties Union), 521 U.S.844 ((1997). Phán quyết này được biểu
quyết thuận bởi tất cả 9 thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, với thẩm phán John Paul
Stevens là tác giả thảo ra phán quyết. Reno v. ACLU là phán quyết quan trọng đầu
tiên của Tối Cao Pháp Viện đối với những luật lệ quy định cách thức và nội dung
các tài liệu gửi qua trên hệ thống Internet. Trong phán quyết này, TCPV đã phán
đạo luật CDA bất hợp hiến vì đã không tôn trọng các tiêu chuẩn quá mơ hồ (too
vague), nội dung không khách quan (content not neutral), vì đã gộp chung tài liệu
khiêu dâm với những tài liệu thuộc loại khác dưới một danh xưng quá rộng
“indicent material”, và sau cùng đã không tìm những biện pháp ít cực đoan hơn
nhằm bảo vệ các trẻ em không được xem các tài liệu khiêu dâm.
Mặc dầu có phán quyết
Reno v. ACLU, án lệ về tự do ngôn luận trong lãnh vực Internet vẫn chưa rõ ràng
và TCPV và các toà án còn nằm ở giai đoạn dò dẫm trong lãnh vực mới mẻ này.
Nói chung, luật lệ
giới hạn quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí có thể được xếp vào 3 loại: giới
hạn về nội dung, content restriction, giới hạn về nơi chốn, place restriction,
và tự do ngôn luận có tính chất biểu tượng, symbolic speech. Cộng thêm vào đó
là loại phát biểu gây nên mối nguy hiểm rõ ràng và tức khắc, clear and present
danger. Thí dụ giới hạn về nội dung là những tài liệu khiêu dâm. Giới hạn vì lời
phát biểu có thể gây nên mối nguy cơrõ ràng và tức khắc là trường hợp trong một
rạp hát đông nghẹt có một ngườiđứng lên hô to “cháy, cháy” tạo nên hỗn loạn. Giới
hạn về biểu tượng, symbolic speech, như khi chống chiến tranh bằng cách đốt thẻ
động viên. US v. O’Brien, 391 U.S.367 (1968) là một phán quyết liên quan đến
phong trào phản chiến. Trong phán quyết này, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ phán rằng
hành vi đốt thẻ động viên không phải là một hành vi có tính cách tự do ngôn luận
được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất.
Các mục quảng cáo
trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh được xếp chung vào loại commercial
speech. So với political speech được luật pháp bảo vệ nhiều thì commercial
speech được bảo vệ ít hơn. Nói thế không có nghĩa là các mục quảng cáo không được
Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ. Nhưng nếu quảng cáo sai lạc, thổi phồng quá đáng,
gây nên thiệt hại cho người tiêu thụ thì lại là vấn đề khác.
Bài nói chuyện của
tôi sẽ thiếu sót nếu tôi không đề cập đến tự do ngôn luận trong công tư sở,
hãng xưởng. Đa số chúng ta thường hay nói: tôi có quyền tự do của tôi khi phát
biểu về vấn đề gì. Điều này đúng nhưng không đúng cho nơi làm việc, work place.
Nguyên tắc chung là quyền tự do ngôn luận rất giới hạn tại nơi làm việc, nhất
là khi nơi làm việc là một hãng xưởng hay công ty tư, không phải công sở. Mục
đích của chủ nhân thâu nhận chúng ta vào làm việc là để làm việc, không phải để
xử dụng tự do ngôn luận. Tu Chính Án ThứNhất quy định: Quốc Hội không làm luật
… hạn chế tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tu Chính Án này không hề quy định là
chủ nhân không được sa thải một nhân viên khi nhân viên này nói quá nhiều,
không chịu làm việc!
Tôi vừa trình bày
cùng quý vị về tự do ngôn luận và tự do báo chí dưới khía cạnh hiến pháp, luật
pháp, trong đời sống quốc gia. Bây giờ chúng ta thử xét vấn đề trong đời sống cộng
đồng. Cộng đồng đây là Cộng Đồng người Việt tại Hoa Kỳ, không phải là cộng đồng
người Việt tại Twin Cities Song Thành ở đây.
Theo cuộc kiểm tra
dân số thực hiện năm 2010 vừa qua thì dân sốngười Việt tại Hoa Kỳ là 1,548,449
người, xếp hạng thứ tư trong dân số người Á Châu. Bốn thành phố có người Việt
đông nhất là San Jose, Garden Grove, Westminster và Houston.
Tôi sẽ đơn cử 4 trường
hợp liên quan đến quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trong đời sống cộng đồng
người Việt tại Hoa Kỳ. Bốn trường hợp này đều xảy ra tại 4 thành phố nói trên.
Trường hợp đầu tiên
là trường hợp tờ Thời Báo xuất bản ở San Jose, California. Vào khoảng đầu năm
1984, tờ Viêtnam, nhật báo đầu tiên của người Việt tại hải ngoại ra đời. Sau
đó, người chủ báo tách ra làm tờ Thời Báo, phát hành 5 số một tuần, số báo ra
cuối tuần có trên 80 trang. Năm 1986, số Xuân Thời Báo đang hai bài phỏng vấn xếp
cạnh bên nhau, một bài phỏng vấn thẩm phán Phan Quang Tuệ, một người quốc gia,
một bài phỏng vấn Nguyễn Xuân Phong, lãnh sự Cộng Sản tại San Francisco. Ngay lập
tức có phản ứng chống đối tờ Thời Báo vì đã đăng bài phỏng vấn viên lãnh sự Cộng
Sản. Các người chống đối tổ chức biểu tình 86 lần, kéo dài hơn 100 ngày. Ngày
ngày họ kéo đến trước toà soạn tờ Thời Báo chửi rủa. Họ điện thoại đến toà báo
chửi rủa. Họ làm áp lực với các thân chủ quảng cáo trên tờ Thời Báo chấm dứt quảng
cáo. Họ đòi hỏi tờ báo phải công bố tên người ký giả đã phỏng vấn trực tiếp 2
nhân vật cho hai bài phỏng vấn. TờThời Báo cho tới nay vẫn còn tồn tại nhưng
không còn mạnh mẽ như trước.
Vụ thứ hai xảy ra gần
đây tại Houston, Texas. Luật sư Hoàng Duy Hùng nộp đơn kiện cựu Đại Tá Trương
Như Phùng đã phỉ báng ông qua những lời tốcáo LS Hùng đã thụt két công quỹ
Fema, đã liên lạc với Toà Lãnh Sự Việt Nam tại Houston và đã làm ăn với Việt Cộng.
Tin mới nhất cho biết vụ kiện đã được Toà Án bãi nại chiếu theo đạo luật
Anti-Slap. Anti-Slap là một đạo luật ở Texas vàở 26 tiểu bang khác cộng với
vùng Hoa Thịnh Đốn nhằm mục đích giảm thiểu các vụkiện về phỉ báng, mạ lỵ giữa
các người tố cáo và các nhân vật có khuôn mặt công chúng (public figure).
Trường hợp thứ ba lại
cũng xảy ra ở San Jose. Tháng Sáu vừa qua một số người đứng ra tổ chức mời ông
Bùi Tín, cựu Đại Tá Cộng Sản, đã ly khaiđảng Cộng Sản và từ năm 1990 là một nhà
báo sống tại Paris, đến nói chuyện. Một số người Việt tổ chức biểu tình phản đối.
Xem cuộc biểu tình trên YouTube, còn thấy một người đi dự buổi nói chuyện bị một
người biểu tình nhổ nước miếng vào mặt.
Trường hợp thứ tư là
trường hợp mới nhất xẩy ra tại quận Cam vàođầu tháng 7 này. Báo Người Việt phát
hành tại Westminster, đăng một lá thư của một độc giả đã viết “..ngày 30 tháng
4 là ngày vui mừng của dân tộc và Việt Nam Cộng Hoà là bè lũ tay sai của giặc Mỹ”!
Lập tức có phản ứng ngay từ các cá nhân, hội đoàn, và ngay cả các báo khác. Chủ
nhiệm của báo Người Việt quận Cam có thư xin lỗi ngay trên trang đầu, công nhận
“đã phạm lỗi nặng nề nên xin lỗi toàn thể cộng đồng”. Thư xin lỗi cho biết tờ
báo đã điều tra và cho nhân viên phụ trách chọn đăng bức thư độc giả nghỉ việc.
Ban Điều Hành báo Người Việt Westminster đã tổ chức một cuộc tiếp xúc giữa Ban
Điều Hành và đại diện cộngđồng để trình bày những biện pháp kỷ luật mà tờ bào
đã áp dụng với những nhân viên trách nhiệm trong việc đăng lá thư nói trên.
Khi các nhà thảo hiến
soạn thảo Tu Chính Án Thứ Nhất vào năm 1791, hơn 200 năm trước đây, họ nhằm bảo
vệ quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của người công dân đối với với nhà cầm
quyền. Tu Chính Án nhằm đến chính quyền và quy định: Quốc Hội sẽ không làm luật
hạn chế tự do ngôn luận và tự do báo chí. Các nhà thảo hiến đã xem chính quyền
là nguồn gốc chính đe dọa quyền tự do báo chí.
Trong 4 trường hợp
đơn cử, không có một trường hợp nào có sự can thiệp của chính quyền, dẫu cho là
cấp liên bang, tiểu bang, quận hạt, hay thịxã, để giới hạn tự do ngôn luận, tự
do báo chí của cộng đồng người Việt.
Không ai phủ nhận là cộng đồng người Việt được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hoàn toàn trong việc xử dụng quyền tự do ngôn luận. Vấn đề là có những cá nhân và tổ chức trong cộng đồng muốn xử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt tự do ngôn luận của những ai không đồng chính kiến với họ. Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư có thể gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia xẻ bởi rất nhiều người, và được xem là một sự phẫn nộ chính đáng. Câu hỏi cần được đặt ra là đây có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờbáo, làm áp lực đóng cửa toà báo. Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt! Và nếu như thế thì lợi ích và mục tiêu chính đáng của Tu Chính Án Thứ Nhất có còn cần thiết nữa hay không?
Không ai phủ nhận là cộng đồng người Việt được hưởng hoàn toàn và được Tu Chính Án Thứ Nhất bảo vệ hoàn toàn trong việc xử dụng quyền tự do ngôn luận. Vấn đề là có những cá nhân và tổ chức trong cộng đồng muốn xử dụng tự do ngôn luận của họ để dập tắt tự do ngôn luận của những ai không đồng chính kiến với họ. Đăng một bài phỏng vấn hay một lá thư có thể gây phẫn nộ cho độc giả. Sự phẫn nộ có thể được chia xẻ bởi rất nhiều người, và được xem là một sự phẫn nộ chính đáng. Câu hỏi cần được đặt ra là đây có phải là lý do chính đáng để kêu gọi tẩy chay tờbáo, làm áp lực đóng cửa toà báo. Và chúng ta có muốn tiếp tục theo con đường và áp dụng những biện pháp tương tự cho đến khi tất cả chúng ta chỉ còn những tờ báo đồng một tiếng nói, một luận điệu, một ngôn ngữ với một lời cảnh cáo: ai nói khác sẽ bị tận diệt! Và nếu như thế thì lợi ích và mục tiêu chính đáng của Tu Chính Án Thứ Nhất có còn cần thiết nữa hay không?
Ngày 3 tháng 5 năm
2012 vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức mừng ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới. Ông Ban
Ki-moon, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và bà Irina Bokova, Giám Đốc UNESCO đã ra một
tuyên bố chung có đoạn như sau: Freedom of Expression is one of our most
precious rights. It underpins every other freedom and provides a foundation for
human dignity. Free, pluralistic and independent media is essential for its
exercise. Tựdo ngôn luận là một trong những quyền quý báu nhất của chúng ta. Nó
là căn bản cho các quyền tự do khác và đặt nền móng cho phẩm cách của con người.
Tự do, đa dạng và độc lập của báo chí là điều tối cần thiết cho việc thực thi
quyền tự do ngôn luận.
Tôi xin mượn đoạn
trên trong bản tuyên bố chung làm kết luận cho bài nói chuyện hôm nay.
Xin cám ơn quý vị!
Chuyển Hóa
_________________
(Thẩm-phán Phan
Quang Tuệ tốt nghiệp Trường Luật Sài Gòn năm 1965, lấy bằng Tiến-sĩ Luật-khoa tại
Trường Luật Viện Đại-học Drake vào năm 1985.Trước đó, từ năm 1986 đến 1988, ông
là Thẩm-phán về Luật Hành-chánh rồi Phụ-tá Bộ-trưởng Tư pháp Tiểu-bang Iowa ở
thủ-phủ Des Moines, Iowa. Đến năm 1995 ông được bà Tổng-trưởng Tư pháp Janet
Reno chỉ-định làm Thẩm-phán Di Dân. Ông là thẩm-phán gốc Việt đầu tiên được cử
vào chức-vụ này. Thân phụ ông là Phó Thủ Tướng Phan Quang Đán; trước 1975 ông
là Trung Úy của Quân Lực Việt Nam Cọng Hòa. Ông có một người em phi công bị mất
tích trong một phi vụ ở Cam Lộ miền trung VN.)
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.