Sinh viên đại học Shahid Beheshti nhất định không chịu giẫm lên cờ Mỹ và cờ Israel để tỏ thái độ phản kháng với chính phủ Iran
Giới lãnh đạo Iran đang phải đối mặt với lời kêu gọi ngày một dữ dội đòi sa thải các quan chức cao cấp sau khi một máy bay dân dụng của Ukraine bị bắn rơi, khiến toàn bộ 176 người trên khoang tử nạn.
Không còn ai sống sót trong vụ máy bay Ukraine rơi, tin cho hay
Người biểu tình tập trung ở các trường đại học tại thủ đô Tehran và các địa điểm khác trong thành phố, kêu gọi các quan chức cấp cao từ chức.
Cảnh sát bạo động đã được điều động tới Quảng trường Azadi và một số nơi khác.
Người Iran biểu tình trước cửa Sứ quán Anh hôm Chủ nhật 12/1 phản đối việc Đại sứ Anh Rob Mccaire tham dự lễ tưởng niệm nạn nhân vụ máy bay rơi, vụ việc sau đó biến thành biểu tình
Máy bay của Ukraine bị bắn trong bối cảnh căng thẳng ngày một tăng giữa Iran và Mỹ.
Quân đội nước này phải mất ba ngày để thừa nhận đã bắn nhầm.
Những gì mới nhất
Người biểu tình tổ chức các cuộc xuống đường mới, bất chấp lực lượng cảnh sát đông đảo được điều động.
Cảnh sát bạo động, cũng như các thành viên của nhóm Vệ binh Cách mạng tinh túy trên xe máy và công an mặc thường phục được huy động.
Trong một hành động mang tính biểu tượng để phản đối truyên truyền của nhà nước, các video clip cho thấy sinh viên Iran nhất định không giẫm lên lá cờ Mỹ và cờ Israel được sơn trên sân trường Đại học Shahid Beheshti.
Trong vài clip lan truyền trên mạng xã hội, người biểu tình hô to các khẩu hiệu chống chính phủ, trong đó có: "Họ nói dối chúng ta rằng kẻ thù là Mỹ, kẻ thù của chúng ta ở ngay đây".
Tin cho hay cũng có nhiều người biểu tình ở các địa điểm khác trong thành phố.
Những người quyết định tiếp tục biểu tình sẽ cảnh giác với bạo lực mà cảnh sát đã dùng để trấn áp các phong trào biểu tình trước đây, biên tập viên Sebastian Usher của BBC nói.
Đám đông tập trung trước cửa Đại học Amir Kabir hôm thứ Bảy 11/1, kêu gọi quan chức cấp cao từ chức và cáo buộc họ đã nói dối
Hôm thứ Bảy, sinh viên tập trung bên ngoài hai trường đại học. Lúc đầu họ định tập trung để tưởng nhớ các nạn nhân, nhưng đến đêm, biểu tình đầy giận dữ đã bùng phát.
Sinh viên kêu gọi những ai chịu trách nhiệm về vụ bắn nhầm máy bay, và những ai mà họ cho là đã bao che cho hành động này, phải bị truy tố.
Một số báo Iran đưa tin lễ tưởng niệm các nạn nhân của thảm họa này với những lời lẽ như "Nỗi nhục" và "Không thể tha thứ được".
Sinh viên biểu tình ở Đại học Amir Kabir hôm thứ Bảy 11/1
Nhưng cũng có những ý kiến ca ngợi cái mà các báo ủng hộ chính phủ gọi là sự công nhận sai lầm "trung thực".
Cũng có các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật để ủng hộ tướng Soleimani, và phản đối Mỹ và Anh.
Phản ứng của thế giới
Tổng thống Donald Trump hôm Chủ nhật nhắc lại lời cảnh báo rằng Iran không nên nhắm vào người biểu tình chống chính phủ. Ông nói "cả thế giới đang theo dõi. Quan trọng hơn, Hoa Kỳ đang theo dõi".
Trong khi đó, Anh đã lên án việc Iran bắt giữ đại sứ Anh tại Tehran là sự "vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế".
Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab nói Đại sứ Rob Mccaire bị bắt giữ sau khi tham gia vào một buổi lễ tưởng niệm những người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay chở khách của Ukraine, trong đó có người Anh.
Ông Mccaire nói ông rời lễ tưởng niệm khi nó biến thành một cuộc biểu tình và không có vai trò gì trong cuộc biểu tình.
Ông Macaire thêm rằng: "Bắt giữ các chính khách là vi phạm pháp luật, ở mọi quốc gia."
Ông Macaire bị bắt và bị giam giữ trong ba giờ khi ông dừng chân ở một hiệu cắt tóc trên đường trở về Đại sứ quán Anh.
Hôm Chủ nhật, Iran đã triệu vị đại sứ Anh đến để phản đối "cách hành xử không truyền thống của ông khi tham gia một cuộc biểu tình bất hợp pháp," trang web Bộ Ngoại giao Iran viết.
Cũng có người biểu tình Iran đốt cờ Anh trước cửa sứ quán Anh hôm Chủ nhật.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.