Danh thần đời Nam Tống là Hồng Mại (1123-1202) trong nhiều năm biên soạn được tập bút ký “Di kiên chí”, tập hợp những câu chuyện thần kỳ mà ông nghe được. Trong đó, ông ghi chép ba loại khí vật thần kỳ mà khoa học hiện đại ngày nay cũng khó có thể giải thích.
Nướng thịt thông thường cần nhiệt lượng rất lớn, nhưng sau khi đem đồ ăn cho vào siêu đồng, dùng một trang giấy vẽ thì sau đó rất nhanh thịt liền được nấu chín. Thời xưa không có tủ đông, tủ lạnh, nhưng nếu dùng một nồi gang nấu chín thức ăn rồi cất trong một tháng, thịt vẫn không bị hư. Hoàng đế nước Kim là Hoàng Nhan Lượng có một phiến đá kỳ bí làm bảo vật trấn quốc, nó có đặc điểm kì lạ gì? Hãy cùng “Di kiên chí” nhớ lại những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian.
1_ Siêu đồng: đốt cháy giấy vẽ liền có thể nấu chín thức ăn
Note: hình trong bài là minh họa
Trần Đạt Thiện tiên sinh ở huyện Thiên Thai (nay là huyện Thiên Thai, tỉnh Chiết Giang, Trung cộng), vào những năm Thuần Hy thời Tống Hiếu Tông (năm 1174-1189) nhận chức vụ “Giám tả tàng khố”, thăng lên nhậm chức Thái thủ Khai Châu (nay là huyện Khai ở Tứ Xuyên). Khi ông ở Khai Châu có được một siêu đồng (âm điệu), chữ “điệu” được giải thích là một loại nồi kim loại nhỏ có tay cầm. Siêu đồng này loại nhỏ nhất là khoảng ba tấc, giống như cái đỉnh tròn nhỏ mà mặt dưới có ba chân, mặt trên như cái vung mỏng tựa tờ giấy. Trần Đạt Thiện ban đầu cũng không biết về công dụng của nó.
Sau này có người nói với ông rằng cái siêu này là vật dị thường: “Để thức ăn vào trong, đốt cháy nó bằng một tờ giấy sáng rực, trong phút chốc thức ăn sẽ chín”. Tức là đặt thực phẩm vào bên trong siêu đồng, đốt cháy một tờ giấy vẽ bên dưới siêu, rất nhanh đồ ăn sẽ được nấu chín.
Trần Đạt Thiện sau khi nghe xong quyết định thử xem sao. Ông mang hai miếng thịt heo, nói đầu bếp làm như lúc bình thường, rắc muối và rượu vào mặt trên, lại cho thêm nước vào siêu đồng, đóng nắp lại. Ông tự mình châm lửa đốt tờ giấy vẽ dưới siêu đồng, chuyện thần kỳ sau đó đã xảy ra.
Trong khoảnh khắc nghe được tiếng sôi sùng sục của nước được nấu lên, sau khi tờ giấy cháy hết mở nắp siêu ra xem, thịt heo đã chín nhừ. Từ đó, mỗi ngày vào sáng sớm, ông đều dùng siêu đồng tự mình làm bữa sáng, ăn xong lại làm việc. Về sau ông lại được giữ chức Chuyển vận sứ Hồ Bắc, con trai trưởng Hồng Mại lúc đi ngang bên sông ở Ngạc Châu, Hồ Bắc đã nghe ông kể lại chuyện này.
2_ Nồi gang: có thể giữ thịt trong một tháng không hư
Vào năm Càn Đạo thứ 3 thời Hiếu Tông nhà Nam Tống (năm 1167), Tổng quản Đông Lộ người phía bắc là Lý Bang cũng sai hạ nhân mang mấy món đồ dị thường đến Sở Châu (nay là Thôi An, Giang Tô) ủy thác cho thống lĩnh vùng này là Trần Thiệp thay ông ta bán đi. Trong đó có một đồ vật kỳ lạ là đỉnh gang. Đỉnh gang này được trang trí hết sức bình thường, miệng nhỏ khoảng bảy tấc, nhìn vẻ ngoài hơi thô kệch.
Ngoài ra, còn có một nồi gang (âm tặng), “tặng” là một nồi dùng nấu cơm thời xưa, cũng giống như nồi nấu cơm hiện đại, nhìn bề ngoài giống như một đỉnh bình. Đáy nồi và miệng đỉnh rộng bằng nhau, miệng nồi rộng khoảng một thước bảy tấc, đỉnh gang và nồi gang đều cao một thước năm tấc, đáy nồi thông suốt để thông khí lúc nấu chín thức ăn. Đỉnh gang, nồi gang khả năng là cùng một bộ, cho nên nó có giá năm ngàn quan tiền đồng. “Mân” nguyên trước là sợi dây xâu qua loại tiền đồng thời cổ đại, lúc này để chỉ đơn vị tính toán, là một xâu tiền. Năm ngàn quan tức là năm ngàn xâu tiền đồng, thời xưa mỗi dây xâu một ngàn đồng, tức năm vạn tiền đồng.
Trần Thiệp không rõ vì sao hai đồ vật này lại có giá cao đến thế, người hầu của Lý Bang nói: “Thức ăn đã nấu chín đặt trong nồi này, trong vòng một tháng không bị hư”.
Trần Thiệp sai người nấu nồi cơm với hai đấu gạo đặt vào trong nồi xem thử, quả thực một tháng không bị hư. Lúc này ông mới tin.
Lúc chế tạo đỉnh gang và nồi gang, đều không có minh văn ghi chép, cũng không có ai biết hai đồ vật này có từ thời nào, triều đại nào. Đáng tiếc là mọi người cho rằng công dụng của nó không quan trọng, lại quá đắt đỏ cho nên không có người mua. Người hầu của Lý Bang chỉ còn cách mang chúng trở về.
3_ Kỳ thạch trấn quốc: trân bảo của Kim chủ Hoàn Nhan Lượng
Lưu thông phán từng nói với Hồng Mại rằng, lúc ông đi đến Giang Lăng, từng thấy một khách thương mua ruộng ở sông Hoài (lưu vực sông Hoài), Lưu thông phán và ông ta nói về các kỳ trân dị bảo trên thế gian, nói chuyện rất hợp nhau. Khách thương này nói: Mùa đông năm Tân Tỵ niên hiệu Thiệu Hưng thời Cao Tông nhà Nam Tống (năm 1161), vua nước Kim là Hoàn Nhan Lượng chết trong nội loạn, quân Tống thừa cơ phản công, rất nhiều quân Kim vận chuyển tài vật theo thuyền bè đều bị quân Tống bắt được. Lúc ấy người khách thương còn là một tên lính nhỏ trong quan quân, cùng bắt được một người Kim, dùng kiếm uy hiếp muốn giết anh ta, người Kim này khẩn cầu nói: “Trên thuyền có bảo vật, tôi sẽ mang đến đây, ông đừng giết tôi”.
Ông ta liền mở dây trói quấn quanh người Kim này, phái hai binh sĩ đi cùng. Không lâu sau, người Kim này ôm một cái tráp đi tới, mở ra xem thử, bên trong còn có một cái tráp khác, hai cái tráp này đều là trang sức nước Kim, lại mở đến cái tráp thứ hai, bên trong vẫn còn một cái tráp khác, liền biết trong hộp ba tầng chứa bảo vật. Bảo vật là một phiến đá, ba cạnh, trên nhỏ dưới lớn, màu vàng nhạt, có một hình rồng quấn quanh phần eo phiến đá. Đầu rồng ngẩng lên, móng trái bám vào châu ngọc, móng rồng, răng rồng dữ tợn khỏe khoắn, trông như thật. Hình dáng rồng này với rồng vẽ trong dân gian không giống nhau lắm.
Người Kim kia nói: “Hoàng đế nước Kim chúng tôi là Hoàn Nhan Lượng xem nó là bảo vật trấn quốc. Muốn nhìn được sự thần kỳ của bảo vật này chỉ cần dùng nước sạch đặt trong chậu, đến nửa đêm đặt phiến đá vào trong nước, rất nhanh sẽ có đám mây đen bay đến, phủ lên phiến đá. Lúc đám mây đen xuất hiện, Hoàn Nhan Lượng sẽ khẩn trương mang phiến đá kỳ lạ này cất đi, vì nếu chậm một chút thôi nó có thể bay đi mất! Cho nên lúc thử, chỉ xem một chút như vậy. Sau đó đem phiến đá lạ này cất giữ cho đến bây giờ”.
Lưu thông phán lúc nghe người kia nói xong, liền hỏi khách thương: “Vậy vật này có còn không?”. Khách thương nói: “Tôi thường mang theo người mấy năm nay”.
Lưu thông phán đề xuất muốn xem một chút. Ngày hôm sau, khách thương liền đem phiến đá đến. Vào lúc nửa đêm, Lưu thông phán chuẩn bị một chậu nước, thử xem, quả nhiên trên phiến đá xuất xuất mây đen. Đến khi trời sáng, Lưu thông phán đem phiến đá trả lại, về sau bảo vật thất lạc đi đâu ông cũng không rõ.
Ba đồ vật này đều đã trải qua thí nghiệm thực tế, cũng đã có người chứng kiến minh xác, hơn nữa người chứng kiến đều là quan viên triều đình đương thời. Siêu đồng chỉ cần nhiệt lượng rất nhỏ từ tờ giấy đốt cháy liền có thể nấu chín thức ăn, giống như dùng nhiệt lượng rất lớn vậy. Nồi gang có công hiệu giữ thức ăn, tương tự như tủ lạnh, tủ đông thời hiện đại, nhưng không dùng nước. Hai vật này đều siêu thường vượt qua nhận thức của khoa học hiện đại. Điều này minh chứng rằng, thời cổ đại tồn tại một con đường phát triển khoa học khác vượt hẳn khoa học kỹ thuật hiện đại. Phiến đá kỳ lạ trấn quốc của Hoàn Nhan Lượng có thể sản sinh mây đen, còn sợ nó bay đi mất, xem ra càng thần kỳ hơn, hoặc nó có lẽ đến từ không gian khác!
Toan Đinh
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.