Tuesday, April 26, 2016

Làm sao để 'thuần phục' sếp độc tài?

Animation Domination High-Def fox girls animation domination fox adhd
Họ là những kẻ tự nhận mình biết hết mọi thứ. Họ cai trị bằng quả đấm thép và luôn muốn mọi thứ phải theo ý mình.

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng bắt gặp một người sếp độc tài, người không biết khiêm tốn là gì.

Liệu có cách nào đó để thuần phục những nhân vật như vậy tại công sở hay không?

Đó là một chủ đề mà một vài người có tầm ảnh hưởng trên LinkedIn đã thảo luận thời gian qua. Đây là ý kiến của hai trong số họ.

image
Daniel Goleman, đồng giám đốc Consortium for Research and Emotional Intellience in Organizations và người đồng sống lập Collborative for Academic, Social, and Emotional Learning

image
Liệu có bất cứ hy vọng nào cho một người lãnh đạo độc tài? Goleman kể về câu chuyện một người quản lý tên là Allen.

Các nhân viên của ông gọi ông là 'Ngài không-theo-tôi-thì-biến'.

Allen đã điều hành nhân viên của mình với một nắm đấm thép và đưa ra các quyết định mà không cần tham vấn hoặc hầu như không tham vấn từ những người khác. Các nhân viên của ông không dám đưa ra ý kiến gì bao giờ.

image
Khi ngày càng có nhiều bằng chứng chỉ ra rằng các lãnh đạo độc đoán tác động một cách tiêu cực lên hiệu suất của cả đội, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề về tính cách cá nhân nữa.

Các cố vấn giám đốc nói những lãnh đạo độc tài đôi khi vẫn có thể được thuần hoá.

image
Goleman dẫn nghiên cứu của Daniel Siegal, tác giả cuốn Mindsight, cố vấn giám đốc kiêm diễn giả đã tìm cách hiểu điều gì khiến một người trở thành một lãnh đạo độc đoán.

Theo Siegal, con người ta cần ba chữ S: "Được thừa nhận (seen), được dỗ dành (sooth), được an toàn (safe)".

"Khi bạn có được ba điều đó, bạn đạt được "chữ S thứ tư, 'security' - sự chắc chắn."

Kết luận ở đây, Goleman viết, đó là khi mà con người không có ba chữ S đầu tiên, họ không có cảm giác chắc chắn và chính điều đó khiến họ hành xử như một kẻ độc tài trong một tổ chức.

Thế nhưng việc thay đổi phong cách của một kẻ độc tài chỉ có thể bắt đầu với việc tìm hiểu vì sao họ lại cư xử như vậy.

Goleman đặt ra hai câu hỏi cho người sếp độc đoán - một, liệu họ có thực sự quan tâm tới sự độc tài của mình hay không và hai, họ có muốn thay đổi hay không?

image
Nếu họ muốn thay đổi, những kẻ độc tài cần phải nhìn bản thân mình dưới con mắt của người khác, ông viết.

Tiếp theo, ông viết, cần tìm ra hình mẫu của kẻ độc tài này. Người này có thể là "một lãnh đạo nào đó mà họ tôn sùng trên con đường sự nghiệp... một hình mẫu rất tích cực, thay vì con người mà họ đang trở thành. Sau đó, giúp họ rèn luyện từng bước để trở thành hình mẫu của mình. Từ đó, họ có thể nhìn thấy giá trị của việc thay đổi phong cách lãnh đạo."

Có lẽ bạn nghĩ không có ích gì trong việc thay đổi những kẻ độc tài đã quá quen với lối hành xử của mình? Không hẳn vậy, Goleman viết. "Không bao giờ là quá muộn."

image
Bill George, cựu giám đốc điều hành của Medtronic và giáo sư Havard Business School.

Mỗi ngày qua, các mẩu tin lại tràn ngập với những ví dụ về những lãnh đạo thiếu đức khiêm nhường.

image
"Nếu nghe theo truyền thông ngày nay thì chúng ta sẽ nghĩ rằng các lãnh đạo đã mất hết sự khiêm tốn," George viết.

image
"Donald Trump khoe rằng ông ta đã sử dụng khối tài sản thừa kế trị giá 1 triệu đôla để xây dựng khối tài sản ròng trị giá 10 tỷ đôla" và các giám đốc điều hành "đánh bóng báo cáo hàng quý của mình bằng cách chỉ tập trung vào những khía cạnh tích cực, để rồi phải chứng kiến cổ phiếu của công ty mình trượt giá vào ngày tiếp theo".

"Vì sao sự khiêm tốn không còn là một tiêu chí cho các lãnh đạo nữa?" George đặt ra câu hỏi.

Các lãnh đạo ưu tú nhất 'rất hiểu về sự hạn chế của họ và tầm quan trọng của đội ngũ xung quanh họ' trên con đường đi đến thành công.

Họ cũng vô cùng khiếm tốn, ông viết, không chỉ trong sự hợp tác với những người khác, mà trong cả những hành động trước mặt mọi người. Có lẽ đó chính là khái niệm khiêm tốn mà ngày nay đã bị mất đi, ông nói.

"Từ 'khiêm tốn' thường bị hiểu sai. Các từ điển quan niệm sự khiêm tốn là 'cách nghĩ nhằm tự giảm bớt tầm quan trọng bản thân', 'không nghĩ mình giỏi hơn người khác'.

image
Thế nhưng quan trọng hơn hết, "sự khiêm tốn xuất phát từ sự đánh giá cao bản thân. Vì họ biết rằng trách nhiệm của một lãnh đạo là phục vụ khách hàng, các nhân viên, các nhà đầu tư, cộng đồng và xã hội thông qua công việc của mình."

Tuy nhiên, ông cho rằng những lãnh đạo thiếu khiêm tốn thường không đánh giá đúng giá trị bản thân mình.

'Những lãnh đạo khoe khoang thành tựu của mình thường là do họ cảm thấy bất an. Bên ngoài, họ hành xử như những kẻ bắt nạt, luôn tìm cách đe doạ người khác, thế nhưng trong thâm tâm, họ cảm giác như mình là những kẻ lừa đảo có thể bị lật tẩy bất cứ lúc nào."

Swagger Media style posh fashionista swaggermedia

41 năm 'ngược dòng lịch sử'
Thuy Thi Nguyen: đề cử làm hiệu trưởng Foothill Co...
Số con rệp
Quảng cáo ở Saigon
Quê hương mình rồi sẽ ra sao?
Chiến tranh Việt Nam kết thúc mang ý nghĩa gì?
Mẹo hay mở nút rượu vang
Bí quyết để được trả lương xứng đáng
Ngày này năm 1975
Vượt biên
Mya Le Thai: phát minh ra những cục pin bền trọn đ...
Kiến trúc sư tài ba thời hai ngàn năm trước
Facebook là nghĩa địa của tương lai
Tôi muốn được đặt chân tới Mỹ!
Bắt nhiều người Đài Loan giả làm công an VN để lừa...
Vụ lừa đảo khổng lồ khiến Trung - Đài bất đồng
Ban nhạc Viet Cong chính thức đổi tên vì phản ứng ...
Quán mì nào ngon nhất tại Nhật Bản?
Độc quyền quyền lực và vấn đề đạo đức
Những lợi thế sức khỏe của tuổi già

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.