Đó là một trong nhiều quả trứng làm bằng gốm mà Faint giữ gìn cẩn thận - chúng rất quan trọng với chủ nhân của nó.
Faint là người phụ trách viện bảo tàng Clowns' Gallery đặt trong nhà thờ Trinity ở khu Đông London, vốn thường được biết đến là "Nhà thờ của những anh hề".
Bên trong một nhà thờ ở Đông London, một chú hề tên là Mattie Faint đang giữ một quả trứng rất đặc biệt - trên bề mặt quả trứng vẽ hình mặt anh hề.
Cửa kính cũ của nơi này khiến ta gợi nhớ đến Joseph Grimaldi, người bảo hộ nghề diễn hề tại nước Anh.
Có ít nhất di hài một diễn viên hề được giữ trong sân trước của nhà thờ.
Trong một số căn phòng ở phía sau nhà thờ, có rất nhiều các vật khác nhau liên quan tới nghệ thuật biểu diễn hề được cất giữ, như các bộ trang phục, đồ phụ kiện, hay các đồ trang trí khác thường được dùng trong gánh xiếc.
Có lẽ thứ thú vị nhất trong bộ sưu tập của Faint là những quả trứng.
Trên mỗi quả trứng được vẽ một khuôn mặt độc nhất, không giống với bất kỳ quả trứng nào khác.
Những quả trứng như thế này được lưu giữ trong những bộ sưu tập nhỏ trên khắp thế giới, đại diện cho một quyền bản quyền không chính thức - và không chỉ có thế.
Hệ thống đăng ký mẫu trang điểm mặt hề trên các quả trứng tồn tại ngoài sự kiểm soát của pháp luật, khiến những người nghiên cứu về luật như chúng tôi đặc biệt thích thú.
Chúng tôi quan tâm đến việc những người nghệ sĩ nghĩ như thế nào về nguồn gốc, sự vay mượn và sao chép.
Nghiên cứu trước đó của chúng tôi đã tập trung vào những hình thức tương tự của các quy ước tài sản: Bút danh khác nhau của các vận động viên patin, luật bất thành văn trong sao chép, lấy cảm hứng từ tác phẩm khác, và quyền sở hữu trong ngành xăm hình. Một số nhà nghiên cứu cũng nghiên cứu tài sản trí tuệ trong ngành như kịch nói, tranh phun sơn, ẩm thực Pháp …
Tại sao những người đóng vai hề lại trân trọng kiểu mẫu trang điểm? Hệ thống dựa trên những quả trứng của họ hoạt động như thế nào? Và tại sao trong rất nhiều lựa chọn, những người đóng vai hề lại chọn phương pháp rất độc đáo, khác biệt này để nhận dạng?
Công cụ pháp luật
Bên cạnh bản chất vấn đề rất thú vị, việc nghiên cứu tài sản trí tuệ không chính thống không phải là sự tò mò vô nghĩa.
Quy định pháp luật về sáng tạo đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Các luật về bản quyền hay bằng sáng chế tạo động lực sáng tạo cho người sở hữu chúng. Bằng cách trao cho họ công cụ pháp luật giúp kiểm soát việc sản phẩm của họ được sử dụng ra sao đã khuyến khích họ tạo ra thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật, vì họ tin rằng mình sẽ được nhuận từ đó.
Nhưng thực ra họ còn có nhiều động cơ khác mà luật bản quyền chỉ tác động được vào một phần nhỏ trong đó.
Một số người sáng tạo vì tình yêu nghệ thuật hoặc bởi muốn thể hiện chính mình. Một số người khác là vì muốn được những nhà sáng tạo khác tôn trọng, ghi nhận. Các lợi ích chính thức mà luật bản quyền đem lại thì không tính đến những động cơ mạnh mẽ đó.
Do đó, khi một nhóm những người đóng vai hề quyết định không dùng đến công cụ pháp luật mà tạo ra giải pháp riêng, điều này cho thấy rằng hệ thống luật pháp bảo vệ tài sản trí tuệ đã không đáp ứng được hết nhu cầu của cộng đồng sáng tạo trong việc lưu trữ và bảo vệ các sản phẩm của họ.
Đó là lý do chúng tôi đến Nhà thờ Trinity, tìm gặp Faint với bộ sưu tập trứng ở đó.
Faint nhiệt tình pha trà tiếp đón rồi dẫn chúng tôi thăm các sản phẩm nghệ thuật, ảnh, trang phục cũng như các hiện vật khác ở bảo tàng. Là thành viên của câu lạc bộ của các diễn viên hề quốc tế, ông đã đóng vai hề được 46 năm. Ông từng được gặp Nữ hoàng hai lần trong sự nghiệp của mình.
Trong cuộc nói chuyện kéo dài ba tiếng, Faint đã chia sẻ về những yếu tố quan trọng của nghề và lịch sử của những quả trứng hề.
Quả trứng được đăng ký đầu tiên là vào năm 1946, khi Stan Bult - một nhà hóa học, không phải anh hề, bắt đầu vẽ mặt chú hề ở gánh xiếc nổi tiếng lên một quả trứng, đầu tiên chỉ là để cho vui. Dần dần, việc này trở thành "tập hợp các khuôn mặt để các chú hề biết mà tránh, không bắt chước lẫn nhau".
Bult đã vẽ mặt của nhiều nghệ sĩ hề danh tiếng tới khi mất vào năm 1966. Tới lúc đó, ông đã tạo ra được khoảng 200 quả trứng, tuy nhiên tổ chức của những người đóng vai hề quốc tế chỉ có 40 quả trứng trong số đó và số còn lại vẫn chưa tìm thấy. Giả thuyết được đưa ra nhiều nhất là, chúng đã được mua lại bởi một người sưu tập nào đó vào hồi giữa thập niên 1960 và bị vứt bỏ hoặc tiêu hủy.
Năm 1987, Faint và một số người lãnh đạo của tổ chức các diễn viên hề quốc tế đã phục hồi lại việc tô trứng. Từ đó, ba nghệ sĩ: Janet Webb, Kate Stone và Debbie Smith bắt đầu tô lên trứng để tưởng nhớ các thành viên của tổ chức. Hiện bộ sưu tập đã lên tới 200 quả và được trưng bày ở Wookey Hole, một điểm thu hút khách du lịch thuộc Somerset, nhưng phần lớn trứng vẫn đang được lưu giữ ở nhà thờ Trinity.
Nhưng Faint nói rằng ông không phục hồi truyền thống tô trứng vì sự khẩn thiết phải có công cụ bảo vệ quyền tài sản ngoài hệ thống pháp luật.
Tuy rằng có một quan điểm chung giữa các chú hề về tầm quan trọng của việc không sao chép người khác, Faint không cho rằng hệ thống pháp luật bảo vệ quyền tài sản là cần thiết cho mục đích này.
Những người trong nghề họ tự tránh được điều này trong cộng đồng của họ. Như Faint chẳng hạn, ông thường góp ý thiết kế trang điểm cho những người mới vào nghề, giúp họ tránh việc trang điểm giống những người đi trước.
Faint cũng nói với chúng tôi rằng việc sao chép hình ảnh của người khác không phải là một vấn đề nghiêm trọng như mọi người vẫn nghĩ. Những chú hề thích hình ảnh của mình là độc nhất để khác biệt, và nếu một người cố để trông giống một người khác, sự khác biệt trong cấu trúc khuôn mặt sẽ giúp phân biệt hai chú hề.
Ông muốn coi việc đăng ký như một cách để lưu trữ các thành viên của tổ chức những người đóng vai hề quốc tế, như một sự trân trọng tới những người nghiêm túc với nghệ thuật biểu diễn hề. Nó có thể không phải bằng chứng để "tôi có thể kiện bạn", mà hơn thế, là "sự lưu giữ cho hậu thế".
Kỹ năng tô vẽ
Điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi là Folkestone, một thị trấn ven biển gần vách đá vôi dựng đứng Dover, nơi bà Debbie Smith tô những quả trứng mà sau này thuộc bộ sưu tập Wookey Hole. Bà trở thành nghệ nhân tô trứng cho tổ chức những người đóng vai hề quốc tế năm 2010.
Tuy đây là một công việc danh giá nhưng nó không mang lại sự giàu có cho bà. Bà mất công sức nhiều ngày liền để hoàn thành công việc, nhưng chỉ nhận được 15 bảng Anh (20 đôla) cho mỗi quả trứng.
Stan Bult được coi là cha đẻ của việc vẽ mặt hề lên trứng
Tuy nhiên, sản phẩm của bà luôn vượt sự kỳ vọng. Bà không chỉ phản ánh từng chi tiết trang điểm của mỗi chú hề mà còn thêm các chi tiết về trang phục của họ như: cổ áo, cà vạt, mũ, theo mẫu khách hàng cung cấp.
Nhưng không phải anh hề nào được vẽ mặt lên trứng cũng đều thành công, bà nhớ lại.
Tổ chức những người đóng vai hề quốc tế loại những người đang cố dùng tên mà các thành viên của câu lạc bộ đang dùng hoặc liên quan đến những chú hề nổi tiếng. Chỉ những người đang làm nghề và đã thành danh mới được kết nạp làm thành viên. Những người mới hành nghề, trẻ em và những người không biểu diễn không được ưu tiên.
Giống như Faint, Smith coi việc đăng ký có ý nghĩa lịch sử hơn là về mặt luật pháp. Việc đăng ký có ý nghĩa thuộc một truyền thống lâu đời của nghề. Nó khiến họ được tưởng nhớ bởi hậu thế.
Smith lưu ý chúng tôi rằng dù cho mục đích của nó nghiêm trọng thế nào, việc đăng ký qua tô trứng là một công việc thú vị. Nhiều thành viên của tổ chức những người đóng vai hề quốc tế xin bà làm thêm một quả trứng cho họ, ngoài quả đã làm để nộp vào Wookey Hole.
Ngày tiếp theo, chúng tôi tới Bournemouth, nơi chúng tôi dành thời gian buổi trưa với Chris Stone. Stone hãnh diện tự nhận mình là một người 'nhập vai' chứ không phải một anh hề.
Giống như Stan Bult, Stone chạy trốn khỏi công việc buồn chán bằng cách tham gia tổ chức những người đóng vai hề quốc tế. Vào những năm cuối 1980, Chris cùng với Faint và một số người khác đã giúp phục hồi việc tô trứng.
Với Stone, tuy nhiên, việc phục hồi không chỉ là một công việc tiêu khiển. Ông làm những quả trứng vì không chỉ xem đây là một thứ dành cho những anh hề và công chúng, mà còn là một hình thức đăng ký thành viên có hệ thống của Clowns International, theo đúng tầm nhìn của Bult trước đó.
Stone - người đã làm thư ký tòa án ở London cho biết ông muốn mô phỏng hệ thống đăng ký từ quả trứng giống như việc khẳng định quyền phát hành sách nhiều thế kỷ trước qua việc lưu trữ các tựa sách của Stationers' Company.
Do đó, Stone bác bỏ nhận thức sai lầm rằng những quả trứng đại diện cho việc đăng ký bản quyền. Việc đăng ký là một sự lưu trữ trên giấy, ông nói, gồm cả tên thật, tên chú hề, ngày gia nhập thành viên và mã số của toàn bộ cách thành viên hiệp hội những người diễn hề quốc tế, được lưu từ thời thập niên 1980 tới nay. Stone đã lưu giữ sổ đăng ký trong nhiều thập kỷ và có ý định dùng nó cho "khía cạnh bản quyền".
Việc đăng ký có cả ngày tháng, bởi vậy, các thành viên có thể giải quyết mâu thuẫn như cách trang điểm giống nhau, tuy nhiên những mâu thuẫn này rất hiếm. Trong lúc Stone nhắc lại quan điểm chung cho rằng những người đóng vai hề không bắt chước nhau, ông thích quan điểm của Faint rằng họ tự giải quyết những vấn đề này trong nội bộ. Sự sao chép lộ liễu có thể khiến bạn bị "bôi đen" trong cộng đồng những người hành nghề một cách trực tiếp và gián tiếp.
Đúng như với địa vị "quản lý" trong nhóm của những anh hề, Stone cũng lưu ý rằng việc đăng ký bằng trứng thể hiện sự chuyên nghiệp của những người làm nghề mua vui cho người khác và thường bị xã hội coi thường. Những quả trứng là một phần của quá trình đăng ký, và Stone mong nó thể hiện phẩm chất và sự trật tự của một nhóm thường coi là không có quy tắc. Đó là lý do tại sao Clowns International tổ chức dịch vụ trưng bày những quả trứng ở nhà thờ. Ý tưởng của việc đăng ký và tổ chức của ông là để mang những chú hề đến với mọi người.
Trước khi chúng tôi ra về, Stone hỏi liệu chúng tôi có biết cái rương to đặt cạnh cái bạn chỗ chúng tôi ngồi nói chuyện chứa cái gì không. Chúng tôi không, đương nhiên. Ông mở nó ra và bên trong có 40 quả trứng do Stan Bult tô.
Ông xếp những quả trứng 70 tuổi lên chiếc bàn ăn. Chúng tôi nhận ra những diễn viên hề nổi tiếng ở đầu thế kỷ 20 như Sir Robert Fossett, Paul Fratellini, Len "Spider" Austin và Lulu Craston.
Stone đã mua chúng với giá không hề rẻ từ một người sưu tầm vào năm ngoái, rất lâu sau khi nhiều người trong ngành cho rằng chúng bị phá hủy hoặc bị thất lạc.
Thận trọng gói những quả trứng được bảo quản một cách cẩn thận, ông cho biết chúng tôi là một trong những người hiếm hoi có vinh dự được nhìn ngắm những tác phẩm này trong suốt nửa thế kỷ qua. Tuy hiện tại ông không có kế hoạch để trưng bày chúng, nhưng chúng là một phần quan trọng trong dự án về đăng ký qua những quả trứng được tô mặt các chú hề.
Bên trong gánh xiếc
Ngày cuối cùng trong chuyến đi nghiên cứu của chúng tôi là ở Hanham Common, ngoại ô Bristol, nơi chúng tôi đã dành chút thời gian lang thang trong cơn mưa xung quanh một rạp xiếc có vẻ đã bị bỏ hoang. Bất ngờ, một người đàn ông chắc nịch đi ra khỏi lều xiếc với vẻ mặt như muốn bảo chúng tôi ra khỏi nơi này vì đã xâm phạm tới tài sản tư nhân.
Nhưng đó không phải là người gác cổng: đó là Bippo, tên thật là Gareth Ellis, một trong những chú hề rạp xiếc nổi tiếng nhất ở Anh. Ông mời chúng tôi vào bên trong lều nói chuyện. Bippo đã diễn vai hề từ khi còn là một cậu bé và thuyết phục được bố mẹ cho đi theo rạp xiếc.
Robert Fossett là diễn viên hề của Anh được biết đến với tên gọi Jacko hồi thế kỷ 20, có màn đánh bốc với kangaroo Bippo rất quen thuộc với việc đăng ký bằng trứng; ông có 2 quả trứng được tô. Quả đầu tiên được hoàn thành khi ông còn trẻ và cần một hình ảnh có tiếng vang, quả thứ hai là gần đây, khi ông muốn xây dựng một hình ảnh khác.
Ông coi việc đang ký bằng trứng có nhiều chức năng: Nó thể hiện một tài năng mới tham gia vào ngành, nó chỉ ra nên làm gì với việc trang điểm (và không nên làm gì); nó giúp tránh việc lặp lại trang điểm của người khác; đó là một hình ảnh mang tính lịch sử của một anh hề. Bippo còn đề cập rằng, việc đăng ký bằng trứng giống như một dạng của bản quyền, nhưng không phải luật bản quyền.
Trong quá khứ, Bippo từng nghĩ đến việc đang ký bản quyền về mặt luật pháp tính cách vai hề của mình, nhưng ông nói không có thời gian để làm hay nghĩ rằng việc đó có thể gây ra rắc rối.
Tuy nhiên, có nhiều như từng bắt chước Bippo. Từng có một người bạn của ông muốn đóng vai hề và ông đã giúp người đó trong suốt quá trình tới khi người đó bắt đầu trình diễn với khuôn mặt giống ông tới mức làm khán giả nhầm lẫn. Ông đã ép người bạn đó phải thay đổi và ông ta đã đồng ý. Dù là một người hài hước và dễ mến ngoài đời, ông tạo nên một nhân vật rất oai nghiêm trong vai diễn.
Trên con đường từ Bristol quay về, chúng tôi đã đến thăm Wookey Hole. Những quả trứng là một trong vô vàn thứ thu hút ở công viên vui chơi, đặt trong một căn phòng dành cho lịch sử của nghệ thuật diễn hề.
250 quả trứng được đặt trong 2 cái rương to dưới sự ủy nhiệm của tổ chức Clowns International.
Sau khi lái xe khắp miền Nam của Anh để gặp những người đang bắt đầu và tiếp tục truyền thống kì lạ này, chúng tôi không biết phải nói gì khi nhìn vào những quả trứng.
Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi thuộc một dự án nghiên cứu về luật, chúng tôi đã hiểu thêm về cộng đồng và văn hóa mà không được biết đến bên ngoài thế giới của những anh hề.
Dave Fagundes & Aaron Perzanowski
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.