Monday, January 15, 2018

Hộ chiếu VN với dòng chữ 'full name'?

https://baomai.blogspot.com/ 
Hiện đang có các diễn giải khác nhau và khúc mắc về dòng chữ tiếng Anh 'full name' trên hộ chiếu Việt Nam.

Một số trang tiếng Anh nói chuyện này từ lâu nay và có trường hợp công dân Việt Nam ở Pháp phải xin giấy chứng nhận phân biệt 'họ và tên' cho 'full name'.

Nhưng câu chuyện cũng cho thấy các vấn đề liên quan đến văn hóa, tập quán và pháp lý trên thế giới vẫn còn khác nhau về họ tên người mang hộ chiếu.

Chỉ có ở Việt Nam?

https://baomai.blogspot.com/
 
Từ nhiều năm qua, cách ghi và đặt 'họ và tên' trên hộ chiếu và các giấy tờ Việt Nam đã gây ra không ít câu hỏi cho người nước ngoài.

Trong phần tiếng Việt, hộ chiếu ghi: họ và tên; nhưng phần tiếng Anh lại không chia ra 'surname' (family name), theo sau là 'first name' hoặc 'given name'.

https://baomai.blogspot.com/

Trái lại, trên hộ chiếu Việt Nam và các đơn xin visa Việt Nam chỉ có một dòng gộp lại là 'full name' (tên đầy đủ).

https://baomai.blogspot.com/ 
Các hộ chiếu EU và cả hộ chiếu Nhật Bản phân biệt rõ 'họ' và 'tên, tên đệm' nhưng Việt Nam và một số nước châu Á thì gộp hết lại.

Trong đơn xin visa Việt Nam, 'full name' có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau.

Một số trang lữ hành đã đem vấn đề này ra bàn và nêu ra rằng 'full name' được hiểu là 'tất cả họ tên, tên đệm, họ kép, tên kép' của bạn.

https://baomai.blogspot.com/ 
Mẫu xin visa Việt Nam dùng cụm từ 'full name' đã gây tranh luận trên các trang mạng tiếng Anh

Nhưng thứ tự của các ký tự họ, tên thì mỗi nơi có thể một khác.

Với người dùng tiếng Anh từ Hoa Kỳ, Úc, Anh Quốc thì tất nhiên trật tự của 'full name' luôn là 'tên trước họ sau'.

Không có văn bản nào giải thích vì sao ở Việt Nam thì trật tự này lại là 'họ trước tên sau'.

https://baomai.blogspot.com/

Câu chuyện về visa Việt Nam cũng được bàn thảo và đem lại khác kết luận khác nhau trên một diễn đàn về du lịch Việt Nam.

Có người giải thích cho một phụ nữ nước ngoài có họ là Smith rằng khi xin visa Việt Nam thì cô cần đảo lại họ tên và tên đệm:

"passport says Smith Louise Mary Beth; visa says Smith Beth Louise Mary".

Một người khác lại có ý kiến:

'The visa should read Smith Mary Beth Louise. But the visa actually reads Smith Beth Louis Mary."

Cũng không rõ cơ quan của Việt Nam khi xem xét đơn visa sẽ bằng cách nào mà phân biệt một số họ như James, John, Alexander, Hans giống hệt tên.

Các ý kiến đều cho rằng đây là vấn đặc thù của Việt Nam (a Vietnam specific issue).

Hội nhập nhưng họ tên không rõ?

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng vấn đề này cũng gây khó khăn cho một số người Việt sống ở nước ngoài khi làm giấy tờ.

Một Việt kiều sống tại Đức nói: vì giấy tờ Việt Nam chỉ ghi 'full name' bằng tiếng Anh, tùy cách người khai chọn họ, tên và tên đệm mà văn bản sẽ khác.

Ví dụ người khai có thể viết họ dạng đơn, 'Nguyễn, Trần, Phạm', hoặc kép, 'Nguyễn Hữu, Trần Văn, hoặc Phạm Lê' vì ở châu Âu, họ kép cũng không phải là hiếm.

Ngược lại, nếu vì lý do gì đó mà cần tạo danh tính mới, một người xin tỵ nạn hoàn toàn có thể nhận họ là Trịnh Xuân, thay cho Trịnh không thôi.

https://baomai.blogspot.com/ 
Hộ chiếu Đức và Việt Nam

Vì với các cơ quan của Đức, họ Trịnh và Trịnh Xuân là hai họ hoàn toàn khác nhau, theo ý kiến từ Đức của người quen làm giấy tờ cho người Việt Nam.

Trên toàn châu Âu, việc ghép hai tên và tên đệm thành tên kép hoặc đảo thứ tự tên và tên đệm (middle name) cũng có thể tạo ra một danh tính Việt Nam mới.

Ví dụ một người có tên Trần hoàn toàn có thể chọn Thanh là tên, Tâm là tên đệm hoặc Thanh-Tâm là 'tên kép'.

Tuỳ cách chọn của đương sự mà các giấy tờ sau đó có thể được hệ thống máy tính rút gọn thành Tam T. Tran, hoặc Thanh T. Tran hoặc Thanhtam Tran.

https://baomai.blogspot.com/
Ông Lê Đức Nghị ở Paris gặp vấn đề với các cơ quan của Pháp vì chỉ có 'full name' trong hộ chiếu Việt Nam không ghi rõ đâu là họ, đâu là tên

https://baomai.blogspot.com/
Thẻ cư trú Pháp cấp cho ông Lê Đức Nghị bỏ trống phần 'tên' (prenom) vì họ cho là hộ chiếu Việt Nam không có phần đó.

https://baomai.blogspot.com/
Ông Lê Đức Nghị đã phải trả lệ phí để Đại sứ quán Việt Nam tại Paris cấp một tấm giấy chứng nhận ông có họ và có tên chứ không chỉ có mỗi họ (nom)

Phải mất lệ phí để có tên?

Một doanh nhân Việt Nam sống tại Paris, ông Lê Đức Nghị thì cho biết ông đã khốn khổ vì 'full name' ghi trong hộ chiếu Việt Nam khi cần đăng ký giấy tờ Pháp.

Trong tiếng Pháp 'name' được dịch là 'nom' tức là 'họ'.

Vì thiếu chữ 'prenom' (tên) nên các giấy tờ Pháp gửi cho ông ghi họ ông là 'Le Duc Nghi', phần tên để trống.

Mọi khiếu nại của ông đều vô ích nếu phía Pháp không nhìn thấy văn bản từ Đại sứ quán Việt Nam ở Paris xác nhận tên của ông là gì.

Ông Lê Đức Nghị cho hay ông đã mất bốn lần đi lại và trả lệ phí 30 euro mỗi lần cho Đại sứ quán Việt Nam tại Paris để được chứng nhận ông có cả họ và có tên chứ không chỉ có mỗi họ (nom).

Được biết một số bạn Việt Nam tại Pháp cũng gặp vấn đề tương tự về chuyện "tên trên passport viết liền một dòng, không chia rõ họ và tên riêng biệt", nên khi xin giấy tờ Pháp mục tên bị đặt là 'không có' hoặc đánh dấu XXX.

Mỗi nước một kiểu?

https://baomai.blogspot.com/

Tìm hiểu thì việc ghi họ tên trên hộ chiếu thường dễ gây ra vấn đề, không chỉ ở Việt Nam.

Được biết ở châu Á, ngoài Việt Nam còn có Indonesia ghi 'full name' nhưng nhiều công dân nước này không có họ, chỉ có tên.

Trung cộng cũng ghi gộp họ tên trong hộ chiếu của họ nhưng chữ tiếng Anh lại hơi khác là 'Name in full'.

 https://baomai.blogspot.com/

Hộ chiếu Singapore chỉ ghi 'Name', không có thêm gì khác.

https://baomai.blogspot.com/

Hộ chiếu Nhật Bản ghi hoàn toàn theo chuẩn châu Âu: ''Surname' trước, và 'Given name' theo sau.

Có vẻ như trong thời đại kỹ thuật số, việc phân biệt rõ họ và tên trong phần ghi tiếng Anh đang trở nên cần thiết cho những nước hiện vẫn giữ cách ghi cũ.

Thay đổi theo thời đại

https://baomai.blogspot.com/

Có nhiều quy định về họ tên ngay tại Anh hiện nay bị cho là "lạc hậu" như quan niệm cả nhà phải có 'cùng họ".

Báo Anh gần đây nêu trường hợp một số phụ nữ bị hỏi ở biên giới vì đi cùng con, mà con lại mang họ cha, và mẹ thì giữ nguyên họ của mình (maiden surname).

https://baomai.blogspot.com/
Việc con có phải lúc nào cũng cùng họ với mẹ khi xuất nhập cảnh đang gây ra tranh luận tại Anh

Với xu hướng ngày càng có nhiều phụ nữ châu Âu không nhận họ chồng khi kết hôn, họ phải chứng minh trẻ em đi cùng là con khi bị cảnh sát nghi 'buôn trẻ'.

Trường hợp mới nhất là của bà Jane Greenwood bị giữ lại ở sân bay khi đi nghỉ hè cùng con gái Alice về Anh vì con bà chỉ có họ bố trong hộ chiếu là Bloore.

Vụ việc đã được đưa lên Nghị viện Anh và Bộ Nội vụ cùng Cục Di trú Anh sẽ phải trả lời về việc này, theo báo Sunday Times hôm 14/01/2018.

Một khuyến cáo báo chí đưa ra là hệ thống kiểm tra xuất nhập cảnh của Anh cần phải 'đi cùng thời đại' và thừa nhận con không phải lúc nào cũng cùng họ với mẹ.

https://baomai.blogspot.com/

Flake chỉ trích Trump công bố ai đoạt giải ‘tin gi...
Việt kiều một chuyến thăm quê
Những 'siêu thực vật' bảo vệ sự sinh tồn cho nhân ...
Đà Lạt trời mưa
Giáo dục trước và sau năm 1975
Võ sư Trương Văn Bảo: Thiếu Lâm Phật
Ban nhạc nữ pop Moranbong Bắc Hàn đến Olympic ở Na...
Gậy Ông đập lưng Ông
Đĩa sà lách Mỹ quốc
Mì Cao lầu Hội An
Bên tình bên nghĩa bên nào nặng hơn ?
Mạng xã hội: tạo cái nhìn sai lệch về cuộc sống?
Thiếu nữ Nhật: trang phục truyền thống Kimono tron...
Bánh mì bán mắc, Loblaws đền $25 thẻ quà tặng
Chuyện xứ (Mỹ) của Tôi
Cuối năm đóng thuế, đầu năm gặp bác sĩ
Lịch sử đĩa hát ở Việt Nam thời thuộc địa
Adaptor chuyển data từ cell phone
Nước mắm Vị Quê: Sản xuất tại Hoa Kỳ
Những người Hàn, họ Lý, gốc Việt

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.