Theo tin tức của BBC vào hôm 03/05, trong một nghiên cứu dẫn đầu bởi cô Isabelle Laumer, nhà sinh vật học tại Viện Max Planck ở Đức, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tại Vườn quốc gia Gunung Leuser, Sumatra, Indonesia vào tháng 06/2022.
Họ tìm thấy một con đười ươi Sumatra đực tên là Rakus đang nhai lá của cây Akar Kuning (Huỳnh anh hoa vàng nghệ, hay Hoàng thiền), và sau đó dùng ngón tay bôi nước ép từ lá lên vết thương trên má.
Akar Kuning là một loại cây chống viêm và kháng khuẩn, được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh sốt rét và tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu tin rằng Rakus đã bị thương trong cuộc chiến với một con đười ươi đực khác. Bởi vì khi họ nhìn thấy vết thương của nó vài ngày trước đó, nó đã khóc rất to.
Họ cũng phát hiện vết thương của Rakus đã lành lại trong vòng năm ngày và lành hẳn sau một tháng. Vết thương cũ gần như không nhìn thấy được.
Họ tin rằng Rakus biết nó đang sử dụng thảo dược, bởi vì đười ươi rất hiếm khi ăn loại cây này. Hơn nữa, nó đã dùng loại cây này để chữa trị trong một khoảng thời gian.
Cô Laumer nói: “Toàn bộ quá trình này diễn ra trong một thời gian khá lâu. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng nó sử dụng chúng một cách có mục đích.”
Cô cho biết, đây có thể là lần đầu tiên Rakus sử dụng liệu pháp này. Nó có thể đã để vết thương vô tình tiếp xúc với lá của cây Akar Kuning. Vì loại lá này có chứa chất giảm đau nên có thể giảm đau lập tức. Từ đó, nó sử dụng lặp lại nhiều lần.
Ngoài ra, cũng có thể nó đã học được liệu pháp này từ những con đười ươi khác. Các nhà nghiên cứu cho biết, họ sẽ quan sát kỹ lưỡng những con đười ươi khác, để xem liệu chúng có áp dụng phương pháp điều trị tương tự như Rakus hay không.
Các nhà khoa học trước đây đã biết rằng đười ươi sử dụng dược vật để tự điều trị. Chẳng hạn như một con đười ươi ở Châu Phi gần đây được quan sát thấy đã bôi côn trùng lên vết thương. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa bao giờ thấy một loài động vật hoang dã nào bôi thảo mộc lên vết thương như Rakus đã làm.
Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tập san Scientific Reports.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.