Cái mặt
Con người có cái mặt là quan trọng nhất. Thật vậy, nếu lấy cái mặt bỏ đi, tất cả những gì còn lại trên thân thể sẽ không dùng vào đâu được hết và cũng không còn tồn tại được nữa. Không có mũi để thở, không có miệng để ăn… con người không có cái mặt là kể như “tiêu tùng”!
Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “vinh danh” tiếng Việt : phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ “m”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết!
Trước khi “đào sâu” cái mặt, xin mở dấu ngoặc ở đây để “vinh danh” tiếng Việt : phần lớn những gì nằm trên cái mặt đều bắt đầu bằng chữ “m”, trên thế giới chưa có thứ tiếng nào như vậy hết!
Đây, nhìn coi : trên mặt có mắt, mũi, miệng (mồm) , má. Ở “mắt” có mày, có mi, có mí mắt, rồi mắt mụp, mắt mọng nước, mắt mơ màng, mắt mơ mộng, mắt mờ, mắt mù…
Qua tới “mũi”, ngoài “mùi” ra không thấy chữ “m” nào khác dính vào. Có lẽ tại vì cái mũi nó… cứng khư, không….linh hoạt. Ấy vậy mà nó – cái mũi – và “chân mày” (cũng kém linh hoạt như cái mũi!) lại được đi kèm với cái mặt để… hổ trợ cho tiếng “mặt”, trong từ ngữ thông thường : “mặt mũi” , “mặt mày” , làm như nếu nói “mặt” không, phát âm nghe…. trơn lùi, nhẹ hểu không lọt lỗ tai! Cho nên người ta nói “mặt mũi bơ phờ” , “mặt mày hốc hác” , chớ ít nghe “mặt bơ phờ, mặt hốc hác” .
Bây giờ tới “miệng”, thì có môi, có mép, rồi mồm mép, môi miếng, miệng méo, miệng móm, mím môi, mếu máo, mấp máy, bú mớm, mút mấp…. Đến “má” thì ngoài “mụt mụn” chỉ có “mi một cái” là còn thấy chữ “m” nhè nhẹ phất phơ…. Tiếng Việt hay quá!
Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn.
Trở về với cái mặt. Ông Trời, khi tạo ra con người, ban cho cái mặt là một ân huệ lớn.
Nhờ có cái mặt mà con người nhận ra nhau, chồng nhận ra vợ, con nhận ra cha, biết ai là bạn ai là thù v.v…. Thử tưởng tượng một ngày nào đó bỗng nhiên không ai còn cái mặt nữa. Nếu có sống được nhờ một sự nhiệm mầu nào đó, thử hỏi con người lấy gì để nhận diện nhau ? Chồng vợ, cha con, bạn thù gì đều… xà ngầu. Vậy là loạn đứt!
Cho nên xưa nay, người ta coi trọng cái mặt lắm. Có người còn nói : “Thà chịu mất mạng chớ không bao giờ để cho mất mặt”! Vì vậy, rủi có ai lỡ lời chạm tự ái một người nào thì người đó thấy bị… mất mặt, liền đưa một nắm tay lên hăm he : “Thằng đó, bộ nó giỡn mặt tao hả ? Tao phải dằn mặt nó một lần cho nó biết mặt tao”. Rồi, bởi vì cái mặt nó…. nặng ký như vậy cho nên khi nói về một người nào, người ta chỉ nhắm ngay vào cái mặt của người đó để mà nói.
Nếu ghét thì gọi “cái bảng mặt” (Cái mặt mà như tấm bảng thì thiệt tình thấy chán quá! Thường nghe nói : “Cái bảng mặt thằng đó tao coi hổng vô!”) Nếu hơi khinh miệt thì gọi “cái bộ mặt” (“Thằng này có bộ mặt ăn cướp!”) Còn khi thương thì cái mặt trở thành “cái gương mặt” (“Em có gương mặt đẹp như trăng rằm!”) Chưa hết! Khi nổi giận muốn… hộc máu, người ta cũng chỉ nhắm vào cái mặt của đối thủ chớ không chỗ nào khác để “dộng một đạp” hay “cho một dao” hay “phơ một phát” hay…“tạt một lon ác-xít”! Bởi vậy, xưa nay những người có “nợ máu” lúc nào cũng sợ bị “nhìn mặt trả thù”, và hồi thời chống Pháp, những điềm chỉ viên đi nhìn mặt “quân phản loạn” đều lấy bao bố trùm đầu để giấu mặt!
Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt (Chỉ có người không…bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng!) Ở đó – ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “cái mặt bên trong” của con người.
Con người, khi nhìn người khác, lúc nào cũng bắt đầu ở cái mặt (Chỉ có người không…bình thường mới nhìn người khác bắt đầu ở cái chân hay cái bụng hay cái lưng!) Ở đó – ở cái mặt – ngoài cái đẹp cái xấu ra, còn hiện lên “cái mặt bên trong” của con người.
Các nhà văn gọi là “nét mặt”, nghe … trừu tượng nhưng suy cho kỹ nó rất đúng. Bởi vì chỉ có cái mặt là…..vẽ được cái nội tâm của con người thật đầy đủ. Cho nên mới có câu “Xem mặt mà bắt hình dong” (hình dong ở đây là cái hình dong giấu kín bên trong con người) Cho nên, trên sòng bài, các con bạc thường “bắt gân mặt” nhau để đoán nước bài của đối thủ. Cho nên mấy “giáo sư chiêm tinh gia” lúc nào cũng liếc sơ cái mặt của thân chủ trước khi nâng bàn tay lên xem chỉ tay, để….định mức coi “thằng cha này nó sẽ tin mấy phần trăm những gì mình nói”! Thì ra, đời người không nằm trong lòng bàn tay như mấy “thầy” đó nói, mà nó nằm ngay trên nét mặt!
Cũng bởi vì cái mặt nó….phản động như vậy cho nên các “đỉnh cao trí tuê của ta” đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt một cách….an toàn suốt giai đoạn đấu tranh “chìm” và chỉ “xuất đầu lộ diện” khi toàn dân đã vùng lên nổi dậy. Và các “đồng chí vĩ đại của ta”….thay tên đổi mặt lia chia để đánh lạc hướng kẻ địch, nay để râu mai thay tóc mốt cạo đầu v v ….Họ ôm khư khư cái mặt để….quản lý nó từng giây từng phút, chỉ sợ nó để lòi ra cái mặt thật nhét giấu ở bên trong, riết rồi nó xơ cứng như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các đối tượng không làm sao “bắt gân mặt” để “đi” một nước bài cho ngoạn mục! Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ta” và “ta” – cái mặt vẫn bị quản lý y chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “bản năng” từ khuya! Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội nghị, mới ôm “hôn nhau thắm thiết tình đồng chí” mà trên đường về lại khu bộ có cán bộ đã bị “bùm” hay bị “cho xe rơi xuống hố” một cách rất….bài bản, để lại niềm “vô cùng thương tiếc” nằm trên vòng hoa phúng điếu của người đã ra lịnh hạ thủ! Có khi, chính “đồng chí” này là người thay mặt tập thể, đứng ra….rớt nước mắt đọc điếu văn! Ở đây, ông bà mình nói : “Phải muối mặt mới làm được như vậy”. Thật là chí lý! Cái mặt đã muối rồi thì đâu còn sợ….bị thúi hay bị sình! Ta cứ tỉnh bơ thôi!
Cũng bởi vì cái mặt nó….phản động như vậy cho nên các “đỉnh cao trí tuê của ta” đã nâng cao cảnh giác, ẩn mặt một cách….an toàn suốt giai đoạn đấu tranh “chìm” và chỉ “xuất đầu lộ diện” khi toàn dân đã vùng lên nổi dậy. Và các “đồng chí vĩ đại của ta”….thay tên đổi mặt lia chia để đánh lạc hướng kẻ địch, nay để râu mai thay tóc mốt cạo đầu v v ….Họ ôm khư khư cái mặt để….quản lý nó từng giây từng phút, chỉ sợ nó để lòi ra cái mặt thật nhét giấu ở bên trong, riết rồi nó xơ cứng như mặt bằng đất. Đến nỗi vào bàn hội nghị quốc tế, các đối tượng không làm sao “bắt gân mặt” để “đi” một nước bài cho ngoạn mục! Ở đây, phải nói thêm cho rõ là cho dù trong nội bộ với nhau – nghĩa là giữa “ta” và “ta” – cái mặt vẫn bị quản lý y chang như vậy, bởi vì hành động đó đã biến thành “bản năng” từ khuya! Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi thấy, sau hội nghị, mới ôm “hôn nhau thắm thiết tình đồng chí” mà trên đường về lại khu bộ có cán bộ đã bị “bùm” hay bị “cho xe rơi xuống hố” một cách rất….bài bản, để lại niềm “vô cùng thương tiếc” nằm trên vòng hoa phúng điếu của người đã ra lịnh hạ thủ! Có khi, chính “đồng chí” này là người thay mặt tập thể, đứng ra….rớt nước mắt đọc điếu văn! Ở đây, ông bà mình nói : “Phải muối mặt mới làm được như vậy”. Thật là chí lý! Cái mặt đã muối rồi thì đâu còn sợ….bị thúi hay bị sình! Ta cứ tỉnh bơ thôi!
Bởi cái mặt nó phản ảnh con người nên hát bội mới “dặm mặt” sao cho đúng với cái “vai”. Để khi bước ra sân khấu, khán giả nhận ra ngay “thằng trung, thằng nịnh, thằng hiền, thằng dữ”…v v. Ngoài đời, không có ai dặm mặt, nhưng vẫn được người khác “nhận diện” là : thằng mặt gà mái, thằng mặt có cô hồn, thằng mặt… mẹt, mặt mâm, mặt thớt, mặt hãm tài, mặt đưa đám, mặt trù cha hại mẹ, mặt…mo …. v v. Sau tháng tư 1975, người dân miền Nam đã được Nhà Nước “vẽ lọ bôi hề” thành những khuôn mặt….không giống ai, để đóng vai “nhân dân làm chủ” trên sân khấu cách mạng, trong vở trường kịch “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”….
Trên sân khấu chánh trị Việt Nam bây giờ, trong cũng như ngoài nườc, “đào kép” tuy không dặm mặt như nghệ sĩ hát bội nhưng mỗi người đều có “lận lưng” vài cái mặt nạ, để tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà đeo lên cho người ta “thấy mình là ai” (dĩ nhiên không phải là cái mặt thật của mình) Rồi cũng “phùng mang trợn mắt hát hò inh ỏi” một cách rất…tròn vai, làm “bà con đồng bào, đồng chí, đồng hương” cứ thấy như thiệt!
Điểm đặc biệt là ông nào bà nào cũng muốn thiên hạ chỉ nhìn thấy có “cái mặt của mình” trong đám bộ mặt đang múa may quay cuồng trên sân khấu. Vì vậy, họ phải rán bơm cho cái mặt của mình to bằng….cái nia, để thấy họ mới đúng là….“đại diện”!
Chẳng qua là họ muốn tạo thời cơ để kiếm cho cái ….đít của họ một cái… ghế! Đến đây thì vở tuồng trên sân khấu đang chuyển sang lớp “gà nhà bôi mặt đá nhau” ….Cái mặt đã trở thành “một vấn đề”!
Để chấm dứt bài này, và để được yên thân, xin phép độc giả cho tôi “vác cái mặt của tôi đi chỗ khác”!
Cái miệng
Cái miệng có hai chức năng chánh: ăn và nói. Xưa nay ít có ai để ý đến những chức năng phụ của cái miệng – tiếng là phụ nhưng cũng không kém phần quan trọng – như: ngáp, ợ, ho, khạc, thở khi nào bị nghẹt mũi v.v… Có lẽ tại vì nó… hạ cấp quá nên bị coi thường! Và cũng tại vì có sự coi thường đó mà người ta chỉ chú trọng dạy trẻ con học ăn học nói thôi. Thành ra, lớn lên, phần đông ngáp ơi ới không che miệng, ợ ồng ộc nghe chỏi lỗ tai, ho thẳng vào mặt người đối diện, còn khạc nhổ thì tùm lum bất cứ chỗ nào… Trong chuyện phiếm này, tôi cũng theo “truyền thống” để chỉ viết về hai chức năng “ăn và nói” của cái miệng.
Ăn… Từ hồi còn nằm trong bụng mẹ, con người đã biết ăn (Ông Trời sanh ra như vậy!) Mới lọt lòng, không ai dạy, kề vú vào miệng là đã biết… đớp (Về sau, khi đã thành nhơn, có đòi đớp như hồi bêbê là một… cái gì khác chớ không phải là ăn!) Thành ra “ăn” là một bản năng. Hễ đói là tự nhiên phải kiếm cái gì ăn, chưa biết rằng không ăn lần hồi rồi sẽ chết (Ăn… hối lộ không nằm trong “diện” tự nhiên trời sanh này!). Khái niệm “chết vì không có gì ăn hay có mà ăn không được” chỉ đến với con người khi con người có đủ trí khôn. Khỗ nỗi, khi có đủ trí khôn, con người lại đòi “ăn ngon”, biết chê biết khen, biết chế biến món này món nọ để ăn cho “khoái khẩu”. Cái “ăn”, vì vậy, đã chiếm… đỉnh cao của trí tuệ loài người, đến nỗi có câu “dĩ thực vi tiên” (ăn trước đã!) và ở Việt Nam miền nào cũng quảng cáo rầm rộ “món ăn đặc sản “ để làm… chảy nước miếng du khách (Ở Hà Nội bây giờ “chảy nước miếng hay chảy nước dãi” được gọi là “toát mồ hôi lưỡi”! Từ ngữ cách mạng vốn… trừu tượng!) Trên thế giới, ngành du lịch xứ nào cũng giới thiệu thật nhiều về “cái ăn” ngay sau khi cho xem phong cảnh hùng vĩ hữu tình. Để thấy cái miệng tuy nhỏ xíu như vậy mà đã…đẻ ra chữ “ăn “ thật to tổ chảng!
Ăn… Từ hồi còn nằm trong bụng mẹ, con người đã biết ăn (Ông Trời sanh ra như vậy!) Mới lọt lòng, không ai dạy, kề vú vào miệng là đã biết… đớp (Về sau, khi đã thành nhơn, có đòi đớp như hồi bêbê là một… cái gì khác chớ không phải là ăn!) Thành ra “ăn” là một bản năng. Hễ đói là tự nhiên phải kiếm cái gì ăn, chưa biết rằng không ăn lần hồi rồi sẽ chết (Ăn… hối lộ không nằm trong “diện” tự nhiên trời sanh này!). Khái niệm “chết vì không có gì ăn hay có mà ăn không được” chỉ đến với con người khi con người có đủ trí khôn. Khỗ nỗi, khi có đủ trí khôn, con người lại đòi “ăn ngon”, biết chê biết khen, biết chế biến món này món nọ để ăn cho “khoái khẩu”. Cái “ăn”, vì vậy, đã chiếm… đỉnh cao của trí tuệ loài người, đến nỗi có câu “dĩ thực vi tiên” (ăn trước đã!) và ở Việt Nam miền nào cũng quảng cáo rầm rộ “món ăn đặc sản “ để làm… chảy nước miếng du khách (Ở Hà Nội bây giờ “chảy nước miếng hay chảy nước dãi” được gọi là “toát mồ hôi lưỡi”! Từ ngữ cách mạng vốn… trừu tượng!) Trên thế giới, ngành du lịch xứ nào cũng giới thiệu thật nhiều về “cái ăn” ngay sau khi cho xem phong cảnh hùng vĩ hữu tình. Để thấy cái miệng tuy nhỏ xíu như vậy mà đã…đẻ ra chữ “ăn “ thật to tổ chảng!
Trong từ ngữ thông thường, chữ “ăn” lúc nào cũng thấy như người lãnh đạo, nghĩa là đứng trên đứng trước nhiều chữ diễn tả một hành động một sự kiện – không biết để làm gì nhưng vẫn phải…đứng trên đứng trước! – Ví dụ như “ăn quịt, ăn gian, ăn trộm, ăn cướp” v.v… Tiếng “ăn”… ăn nhậu gì với những chuyện “quịt, gian, trộm, cướp”, vậy mà phải có lãnh đạo “ăn” vào đó nghe nó mới…xuôi lỗ tai! Rồi thì…ăn tùm lum, lúc nào ở đâu cũng thấy ăn: ăn giỗ, ăn cưới (Hồi xưa còn nói “ăn đám ma” nữa!) ăn khánh thành, ăn lên lon, ăn Tết, ăn đầy tháng, ăn thôi nôi, ăn… hối lộ v.v… Chỉ có “ăn” thôi, vậy mà cái miệng sao mà “lắm chuyện”!
Bây giờ, xin nói đến “nói”.
Con người nếu sống một mình chắc không cần phải biết nói! Thật vậy, biết nói để nói với ai? Rồi, bởi vì con người cần sống với con người nên mới phải “nói” để hiểu nhau. Mới đầu nói bằng… tay chân (bây giờ gọi là “ra dấu”) Lần hồi, chắc ra dấu… mỏi tay nên mới bày đặt tiếng nói (Dầu sao, mỏi miệng vẫn… dễ chịu hơn mỏi tay; cái trí khôn của con người bắt đầu… ló dạng!) Cái miệng, ngoài chức năng “ăn” của Trời cho, bây giờ có thêm chức năng “nói” do con người đẻ ra vì muốn người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì.
Con người mới sanh ra chưa biết nói, chỉ biết khóc! Các nhà văn gọi đó là “tiếng khóc chào đời”. Hay quá! Thật vậy, nếu không có tiếng khóc thì làm gì có tiếng nói? Rồi từ chỗ “oa oa” đó ọ ẹ riết rồi cũng ra chữ ra câu. Người ta dạy trẻ con học nói cho đúng cách, học nói cho có lễ độ, học nói cho thanh tao. Có một điều lạ là những tiếng… chửi thề chẳng thấy ai dạy mà sao ai ai cũng biết và biết sử dụng đúng nơi đúng lúc một cách “tài tình”! Ngoài những từ ngữ thông dụng – không kể chửi thề, dĩ nhiên – Nhà Nước Việt Nam còn dạy trẻ con hô khẩu hiệu, nói những lời “dao to búa lớn” theo… phong cách xã hội chủ nghĩa, nghĩa là nói để cho có nói chớ không phải nói để cho người khác hiểu mình nghĩ gì muốn gì. Cái “nói” – một chức năng của cái miệng – cũng bị làm… cách mạng! Than ôi!
Nói về “nói”, con người nói thôi… đủ thứ. Nào là “nói thánh nói tướng”, “nói láo nói phét”, “nói hành nói tỏi”, “nói trăng nói cuội”… Rồi “nói phang ngang bửa củi”, “nói dộng trong họng người ta”, “nói trên trời dưới đất”, “nói mà cái miệng không kịp kéo da non”, “nói như con két”…v.v.. Cái miệng nói nhiều hơn ăn, bởi vì ăn no rồi là không ăn được nữa chớ còn nói thì có bao giờ bị…no nói đâu để mà phải ngừng?
Nói về “nói”, con người nói thôi… đủ thứ. Nào là “nói thánh nói tướng”, “nói láo nói phét”, “nói hành nói tỏi”, “nói trăng nói cuội”… Rồi “nói phang ngang bửa củi”, “nói dộng trong họng người ta”, “nói trên trời dưới đất”, “nói mà cái miệng không kịp kéo da non”, “nói như con két”…v.v.. Cái miệng nói nhiều hơn ăn, bởi vì ăn no rồi là không ăn được nữa chớ còn nói thì có bao giờ bị…no nói đâu để mà phải ngừng?
Tóm lại, cái miệng là để ăn và để nói. Vậy mà chính cái miệng nó “hành” con người. Ông bà mình hay nói: “Bịnh từ miệng mà vào, Vạ từ miệng mà ra”. Đúng quá! Tại vì mình ăn mới đem mầm bịnh vào người và tại vì mình nói mới đụng chạm sanh chuyện. Biết như vậy nhưng làm sao con người sống mà không ăn không nói?
Ở Việt Nam, Nhà Nước ta đã thấu triệt cái “chân lý” vừa kể cho nên đã… phân loại cái miệng: miệng của nhân dân và miệng của Nhà Nước. Cái miệng của nhân dân là cái miệng “ăn” còn cái miệng của Nhà Nước là cái miệng “nói”. Nhà Nước “quản lý” cái miệng ăn nên chỉ cho ăn vừa phải, đúng tiêu chuẩn, để nhân dân đừng… bị bịnh! (Bệnh từ mồm mà vào, đúng thế đấy… Ta đã học tập và triển khai cái chân lý ấy từ thời…không có gì để ăn cơ!) Còn “nói” thì nhân dân không nên nói, bởi vì “nói” là mang vạ vào thân đấy thôi. Để Nhà Nước nói, bởi vì Nhà Nước, đã là đỉnh cao trí tuệ của loài người, biết nói thế nào để không bao giờ phải… mang vạ vào thân. Và bởi vì cái miệng của Nhà Nước là loại miệng nói không sợ… mòn, không phải tốn tiền mua và dự trữ đồ phụ tùng thay thế. Cho nên đừng ngạc nhiên sao ở Việt Nam chỉ nghe có Nhà Nước nói và nói không bao giờ…ngừng! Ngoài ra, Nhà Nước vì thương dân nên khi thấy dân há miệng định nói là đưa tay bịt miệng ngay kẻo dân mang vạ vào thân, tội nghiệp! Một cử chỉ… đẹp như vậy mà thiên hạ cứ… vo tròn bóp méo!
Nếu “ăn” là để sống thì “nói” là để cảm nhận rằng mình đang sống. Vậy mà người dân Việt Nam chỉ được phép dùng cái miệng để ăn thôi…
Tiểu Tử
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.