Vẻ đẹp hình thể của phụ nữ vốn là một đề tài lớn của mỹ thuật thế giới. Lịch sử mỹ thuật đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng khắc họa phụ nữ như những tòa thiên nhiên tuyệt tác.
Bức “Judith” của Gustav Klimt (1901)
Họa sĩ nổi tiếng người Áo luôn dành nhiều sức sáng tạo cho vẻ đẹp hình thể phụ nữ. Trong tranh ông, phụ nữ luôn được khắc họa với vẻ đẹp “ngồn ngộn”, rất phồn thực. Tuy vậy, trong bức “Judith”, phong cách của Gustav Klimt có sự thay đổi, ở đây, vẻ quyến rũ, sexy của nàng Judith không nằm ở những đường cong mà mang đầy tính biểu tượng trên biểu cảm của khuôn mặt.
Bức “Sau khi tắm, người phụ nữ hong khô tóc” của Edward Degas (1898)
Edward Degas được coi là một trong những họa sĩ sáng lập ra trường phái Ấn tượng, ông cũng được coi như một bậc thầy về khắc họa nhân vật trong tư thế chuyển động. Trong tranh của Degas, nhân vật cũng thường hiện lên trong sự cô đơn, không chỉ ở biểu cảm mà còn ở cả không gian bao bọc xung quanh.
Bức “Madonna” của Edvard Munch (1895)
Bức “Madonna” được coi là một bức tranh kỳ lạ ca ngợi tình yêu và dục vọng. Munch đã khắc họa hình ảnh một người phụ nữ rất mạnh mẽ, trong đó, vẻ đẹp của nàng hiện lên như một nữ thần vừa rất thiêng liêng nhưng cũng vừa trần trụi, đầy nhục cảm.
Hình ảnh người phụ nữ để một tay sau đầu tượng trưng cho sự đầu hàng, một tay để sau lưng tượng trưng cho sự cầm tù. Với những cử chỉ yếu đuối và khuất phục đó, nàng vẫn hiện lên thần bí, rạng ngời như một nữ thần có sức mạnh tỏa sáng ra xung quanh.
Hình ảnh người phụ nữ để một tay sau đầu tượng trưng cho sự đầu hàng, một tay để sau lưng tượng trưng cho sự cầm tù. Với những cử chỉ yếu đuối và khuất phục đó, nàng vẫn hiện lên thần bí, rạng ngời như một nữ thần có sức mạnh tỏa sáng ra xung quanh.
Bức “Bữa trưa trên thảm cỏ” của Edouard Manet (1863)
Bức tranh khắc họa hai người phụ nữ ăn vận khêu gợi, một người khỏa thân, một người chỉ mặc rất “hờ hững”, họ đang tận hưởng một buổi dã ngoại bên hai người đàn ông ăn vận “kín cổng cao tường”.
Bức tranh này khi mới ra mắt công chúng đã rất gây tranh cãi. Thực tế bức tranh chỉ đang khắc họa nạn mại dâm vốn rất phổ biến ở ngoại ô Paris thời bấy giờ. Dù tất cả mọi người đều biết về thực tế đó nhưng đề tài này vẫn bị coi là cấm kỵ, không phù hợp để phản ánh trong hội họa.
Tác phẩm được coi như bước chuyển đánh dấu sự đoạn tuyệt của danh họa người Pháp đối với trường phái Tân cổ điển để đến với trường phái Lãng mạn. Đương thời, bức “Nàng hầu Grande” bị chỉ trích dữ dội khi đem trưng bày bởi vị họa sĩ đã cố ý kéo dài thân người của nhân vật nữ, làm mất đi tính thực tế.
Tuy vậy, người ta không biết rằng Ingres đã cố tình nổi loạn, chống lại những chuẩn mực đương thời trong hội họa. Ông sử dụng đường cong một cách tùy thích, tự do, phóng túng, bất chấp mọi quy tắc.
Tuy vậy, người ta không biết rằng Ingres đã cố tình nổi loạn, chống lại những chuẩn mực đương thời trong hội họa. Ông sử dụng đường cong một cách tùy thích, tự do, phóng túng, bất chấp mọi quy tắc.
Trong lịch sử các vị thần Hy Lạp, thần Dớt là vị thần “ngoại tình” nhiều nhất, ông luôn đến với người tình của mình bằng những hóa thân kỳ lạ, để thoát khỏi sự ghen tuông, ngờ vực của người vợ - nữ thần Hera.
Trong bức tranh này, thần Dớt đang đến tự tình với nàng Danae trong hình dáng của một cơn mưa vàng. Việc Titian đưa tình dục vào trong đề tài tôn giáo để phản ánh trong hội họa được coi là một bước đi táo bạo.
Trong bức tranh này, thần Dớt đang đến tự tình với nàng Danae trong hình dáng của một cơn mưa vàng. Việc Titian đưa tình dục vào trong đề tài tôn giáo để phản ánh trong hội họa được coi là một bước đi táo bạo.
Bức tranh này cũng được sáng tạo dựa trên câu chuyện của thần thoại Hy Lạp, trong đó nàng Io được âu yếm bởi một làn khói xanh do thần Dớt hóa thành. Theo như câu chuyện thần thoại thì thần Dớt phải hóa thành khói để thoát khỏi sự theo dõi sát sao của vợ - nữ thần Hera.
Đây là một tác phẩm khắc họa vẻ đẹp hình thể phụ nữ theo trường phái Hiện đại. Vẻ đẹp của người tình - nàng thơ Marie-Thérèse Walter đã được Picasso thể hiện một cách hoàn hảo với những đường cong ấn tượng, màu sắc ấm áp và một biểu cảm bẽn lẽn đầy nữ tính. Tất cả đó nói lên tình yêu mà người vẽ và mẫu vẽ dành cho nhau. Trên khuôn mặt nàng Walter, người ta còn tìm thấy những dấu hôn của vị danh họa người Tây Ban Nha.
Bích Ngọc
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.