Bìa cuốn sách do nhà văn Thuận cùng với Lê Ngọc Mai dịch, Nhà xuất bản Văn Học ấn hành. Nhà văn Thuận nói báo Việt Nam đã diễn giải sai ý bà về nguyên nhân từ chối Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017.
Lễ trao Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017 vừa diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tác phẩm Ngôn Từ của Jean Paul Sartre được trao giải Văn học dịch nhưng hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai đã từ chối nhận giải "vì lý do cá nhân", báo Zing ghi nhận.
Nhà văn Thuận có nhiều tác phẩm xuất bản ở Pháp và Việt Nam
Tuy vậy, nhà văn Thuận viết trên trang cá nhân: "Tôi từ chối giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội vì Hội chưa làm đúng trách nhiệm - bảo vệ quyền tự do sáng tác của các nhà văn".
"Hôm qua, khi được phỏng vấn nhanh, mình có trả lời rõ ràng như vậy. Bây giờ nhà báo lại bảo vì "lý do cá nhân". Thôi thì nhờ anh Phây đưa tin hộ."
Giải này sau đó được trao cho dịch giả Nguyễn Chí Thuật với tiểu thuyết Búp Bê của nhà văn Boleslaw Prus, người Ba Lan.
Nhà văn Thuận: Hiện thực Việt Nam ‘độc nhất vô nhị’
Sổ đen
Nhà văn Nguyễn Quang Lập: "Tôi không nắm thông tin về vụ này, nhưng nếu nhà văn Thuận từ chối giải thưởng thì chắc chị ấy có lý do chính đáng."
"Còn về giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội thì theo tôi đó là giải có uy tín hơn cả của Hội Nhà văn Việt Nam."
"Nhưng tôi chỉ nói đến thời Hội Nhà văn Hà Nội khi còn nhà văn Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch hồi nửa năm trước. Còn sau này thì do ở Sài Gòn nên tôi không nắm tình hình hoạt động của Hội."
Ông Lập nói thêm: "Nếu nói về quyền tự do sáng tác hay chuyện kiểm duyệt thì đó không phải là vấn đề cá nhân của một tác giả nào, mà tùy từng cuốn mà người ta đối xử thế nào."
"Bản thân tôi cũng có cuốn một, hai năm trời không in được."
"Riêng nhà văn Thuận thì tôi nghĩ không thuộc diện 'sổ đen."
Tuy vậy, ông Lập từ chối nói thêm về những nhà văn nào bị xem là thuộc diện 'sổ đen."
Nhà văn Thuận nói rằng bà "mất hơn ba năm thương thảo" với cơ quan kiểm duyệt Việt Nam để xuất bản được tiểu thuyết Thang Máy Sài Gòn
Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Năm, nhà văn Thuận kể về hơn ba năm thương thảo với cơ quan kiểm duyệt Việt Nam để xuất bản được tiểu thuyết Thang Máy Sài Gòn, đã đoạt giải thưởng Sáng tạo của Trung tâm Sách Quốc gia Pháp, do lo ngại cuốn sách làm ảnh hưởng tới quan hệ Hà Nội - Bình Nhưỡng.
Bà chia sẻ, với bà, nỗi sợ lớn nhất là sự tự kiểm duyệt một cách vô thức. "Để cho nghệ thuật sống thì phải có tự do, nghệ thuật mà không có tự do thì là thứ nghệ thuật què quặt".
THẾ MẠNG CHO QUÁN QUÂN!
Báo Zing đưa tin, hai dịch giả cuốn "Ngôn từ" là Thuận và Lê Ngọc Mai từ chối giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội vì "lý do cá nhân". Lập tức, dịch giả Thuận đính chính: "Tôi từ chối giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội vì Hội chưa làm đúng trách nhiệm - bảo vệ quyền tự do sáng tác của các nhà văn".
Nghĩa là phóng viên đã "dịch" lại ý kiến dịch giả, theo sự chủ quan áp đặt đầy tính toán ngó dọc ngó ngang của mình!
Không thể trao cho cuốn "Ngôn từ", hạng mục giải thưởng dịch thuật của Hội nhà văn Hà Nội đành xét lần 2 và trao cho cuốn "Búp bê" của dịch giả Nguyễn Chí Thuật! Chuyện này do chính Hội nhà văn Hà Nội thật thà thừa nhận trong báo cáo tổng kết!
Bất kỳ một cuộc tranh tài nào, mọi vinh quang đều bị quán quân mang đi hết. Thế mạng cho quán quân, mà bị công khai trước bàn dân thiên hạ, thì cũng hơi bẽ bàng!
Nói dễ nghe hơn, trong sáng tạo nghệ thuật, không ai muốn làm "Lê Lai cứu chúa" cho người khác trên bục danh vọng! Tiếc cho "Ngôn từ" và thương cho "Búp bê"!
Nhà văn Thuận!
Cô Thuận viết trên trang cá nhân: "Tôi từ chối giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội vì Hội chưa làm đúng trách nhiệm của một hội nhà văn - bảo vệ quyền tự do sáng tác của những người cầm bút."
Và trước đó, tôi được biết cô đã "không trả lời" lời mời của ông Hữu Thỉnh, tham gia cái gọi là "văn chương hòa giải" chi đó.
Chưa bàn về văn chương, nhưng thái độ này của một nhà văn nói lên nhân cách của một người cầm bút!
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.