Peter Lang-Stanton bắt đầu thực hiện một bộ phim tài liệu qua radio nói lên sự thật về vai trò của cha anh trong một nhiệm vụ bí mật được coi như lớn nhất lịch sử nước Mỹ, nhưng anh không nhận ra được sự giằng xé nội tâm khi nghĩ về quá khứ, vẫn đang bị che giấu:
Mùa hè trước khi bước vào đại học, cha tôi và tôi cùng lái trên một chiếc Volvo cũ, chỉ hai chúng tôi, việc mà trước đây chúng tôi chưa từng làm. Chúng tôi lên xe, cài dây an toàn và cùng phóng đi trên con đường sỏi đá.
"Peter, đây là lúc để nói với con về việc này," cha tôi nói khi ông gõ ngón tay lên bánh xe trong lúc đợi đèn đỏ. Đèn chuyển xanh và chúng tôi ra đường chính.
Tham gia điệp vụ
Allan Stanton, cha của Peter, tác giả chương trình tài liệu về CIA ở Lào trong thời gian chiến tranh Đông Dương
Cha tôi là người ít khiếu nói đùa mặt tỉnh bơ, nhưng nếu như đây là một trò đùa từ cha, tôi nghĩ, nó có vẻ rất phức tạp và không hề buồn cười.
Ngay khi chúng tôi lái xe qua thị trấn, một cuộc diễu hành bên các hành quán đang diễn ra, ông tiết lộ đã làm việc bí mật cho CIA trong gần 40 năm qua.
Khi ông không mỉm cười và sự im lặng trở nên dày đặc, tôi đã nghĩ rằng cha tôi thực sự nghiêm túc.
"Mẹ có biết không cha?" Tôi hỏi.
"Ồ," bố tôi nói. "Mẹ cũng làm việc ở đó."
Mọi người thường hỏi: "Bạn có nghi ngờ điều gì không?" Không, anh em tôi và tôi không bao giờ nghi ngờ bất cứ điều gì.
Tôi chỉ nghĩ cha mẹ là những công chức bàn giấy trong Bộ Ngoại giao nhưng quả thật, tôi không thực sự hiểu họ làm gì tại đó.
Khi bạn lớn lên, mọi thứ cha mẹ bạn làm là bình thường cho tới khi bạn đủ tuổi nhận ra nó không phải như thế.
Trong những năm 1960, khi quân đội Mỹ từ các đoàn phi cơ C-130 đáo xuống Nam Việt Nam, CIA đã thực hiện một cuộc chiến bí mật ở Lào.
Peter hồi nhỏ với cha
Đây là thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh, và CIA cử cha tôi cùng một nhóm các sĩ quan đến để trang bị vũ khí và đào tạo người sắc tộc Hmong, một bộ lạc ở Lào để chiến đấu chống lại quân Pathet Lào và Bắc Việt.
Thật khó để xác định liệu CIA đã trao quyền cho người Hmong hay chỉ thuê họ. Hồi tưởng lại, cả hai bên đều nghĩ việc họ làm là có lợi cho bên kia.
Tuy nhiên, nhiều người trong CIA biết rằng cuộc kháng chiến thất bại; người Hmong chỉ là đàn ruồi cố gắng cắn chết con trâu.
Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, CIA đột ngột rút khỏi Lào, để lại hàng ngàn, có lẽ là hàng chục ngàn người Hmong phải lẩn trốn sự truy quét của phe cộng sản.
Đó là điệp vụ đầu tiên của cha tôi cho Cục Tình báo Trung ương Mỹ.
Cha tôi qua đời vài năm sau cuộc nói chuyện của chúng tôi trong toa xe lửa. Trước khi ra đi mãi mãi, ông quay sang tôi đang ngồi kế bên giường bệnh và nói:
"Cha tự hào về những gì cha và đồng đội đã làm ở Lào hơn bất cứ điều gì, trừ việc có các con."
Sau khi ông qua đời, tôi đọc mọi cuốn sách có thể tìm về cuộc chiến bí mật của CIA tại Lào. Tôi làm những điều mọi người thường làm khi mất đi một ai đó. Tôi tìm kiếm những mảnh vỡ của ông để xoa dịu nỗi đau.
Trẻ em Hmong Lào bị bắt vào các đội du kích chống cộng sản
Tuy nhiên, nhiều cuốn sách lại coi thường hoạt động của CIA tại Lào, thậm chí coi nhẹ mối đe doạ mà CIA nhìn nhận về phong trào cộng sản thời đó ở quốc gia này. Các cuốn sách cũng lên án cách mà CIA bỏ đi, dẫn đến một cuộc di tản của người Hmong sang Thái Lan.
Ngoài ra là một loạt các cáo buộc khác như buôn bán ma tuý, ném bom rải thảm và thậm chí là bắt trẻ em Hmong vào làm lính cho đội quân bí mật.
Một vài nhà sử gia mô tả nó như là một vết nhơ của cơ quan tình báo CIA và của Hoa Kỳ.
Đọc càng nhiều, tôi lại càng không hiểu được hết lý do tại sao đó lại là thành tựu tự hào nhất của cha tôi.
Khi bắt đầu làm phim tài liệu qua radio về sự tham chiến của CIA tại Lào, tôi đã viết email cho một vài người bạn của cha tôi. Tôi nhớ lại những người đàn ông này từ thời thơ ấu. Họ thường đến nhà vào buổi sáng Chủ nhật và uống rượu scotch. Nhưng bây giờ họ đã ở độ tuổi 80 và một số đã qua đời. Nếu tôi muốn có những tường thuật trực tiếp về những gì đã xảy ra ở Lào, cần phải thực hiện ngay bây giờ.
Căn cứ của CIA ở Long Tieng, Lào thời chiến
Lời tìm kiếm của tôi với mong muốn được trao đổi cùng các đồng đội của cha trong thời gian ở Lào đã được gửi đến "Skynet", một diễn đàn điện tử dành cho những cựu đặc vụ CIA tại Lào. Một vài người nhớ lại cha tôi hay cười rất to và cha còn nợ ông ấy 18 đô la. Ông nói ông sẵn sàng nhận một tấm séc.
Watts (bí danh Tom Norton) là một trong những người bạn thân nhất của cha tôi trong CIA. Tom đã email lại và mời tôi xuống Nam Carolina để trao đổi.
Chúng tôi đã dành nhiều ngày trong cả một tuần nói chuyện, uống rượu scotch, tìm lại những tư liệu cũ, băng ghi âm, ảnh và các đoạn video.
"Tôi tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với tất cả những điều này khi tôi chết đi," Tom nói. "Nhưng đó không phải là mối quan tâm của tôi."
Chiến tranh 'không tuyên bố' tại Lào
Chúng tôi nhìn lại hàng trăm bức ảnh, nhiều trong số đó là của cha tôi tại Long Tieng, căn cứ bí mật của CIA trong cuộc chiến tranh thầm lặng tại Lào. Rồi một ngày, chúng tôi thấy được bức ảnh của một cậu bé Hmong trong bộ quân phục.
"Tôi nghĩ chúng tôi đã tìm thấy một điều gì đó bất thường," Tom nói. "Đó là một cậu bé có trên tay một khẩu sung trường M-1 chỉ cao ngang cậu để trở thành một người lính. Có lẽ cậu chỉ khoảng 10 tuổi."
Qua nghiên cứu của tôi, tôi nghĩ rằng các cáo buộc về lính trẻ em trong cuộc chiến bí mật của CIA đã không được xác minh rõ ràng. Hoặc có lẽ tôi chỉ đơn giản muốn chúng được xác minh. Hoặc có thể tôi cho rằng đó là một sự việc bị cô lập, xảy ra ở nơi khác - nơi mà cha tôi không có mặt ở đó.
Nhưng bức ảnh này đã phá vỡ tất cả những điều đó.
Nguy hiểm rình rập trong việc tìm lại những gì chúng ta đã mất, bởi vì không thể tự vệ. Chúng bị che giấu và mỗi lần chúng ta gợi lại, chúng ta bóp méo chúng.
Bức ảnh về cậu lính trẻ con hoàn toàn thay đổi hướng đi của chương trình tài liệu. Rất nhiều lời chỉ trích về CIA tại Lào đã đơn giản hơn để tôi giải thích - một vài quyết định vượt khỏi tầm kiểm soát của cha tôi và Tom Norton.
Nhưng trong trường hợp của lính trẻ em, có vẻ như các nhân viên CIA như cha tôi đã vạch ra một ranh giới.
Xing Yang nay sống ở Hoa Kỳ
Tôi gần như đã đặt vé tới Lào để tìm câu trả lời, nhưng sau một loạt cuộc gọi với nhà đồng đồng sản xuất bộ phim, Nick Farago, tôi đã tìm thấy người mà chúng tôi cần nói chuyện tại thung lũng Trung tâm California.
Xing Yang từng là một lính trẻ em trong đội quân bí mật.
Ông chào đón chúng tôi vào nhà bằng một cái bắt tay dễ chịu và ấm áp ở Fresno.
Nay đã ở tuổi có đầy cháu chắt chạy quanh nhà, ông Xing ngồi trên ghế trường kỷ trong phòng khách và kể nói với chúng tôi về việc hồi nhỏ ông ta bị bắt cóc bởi những người lính Hmong trên đường đi học.
Cậu bé được đưa đến một căn cứ quân sự, dạy cách lau súng, nạp đạn, và bắn. Cậu bé đã chứng kiến cảnh chiến đấu đầu tiên khi mới 12 tuổi.
Sau đó, tôi hỏi Xing những điều khiến tôi băn khoăn.
Liệu ông có thất vọng vì người Mỹ về những gì đã xảy ra? Tôi đã cho Xing cơ hội để lên án CIA và Mỹ - một người đàn ông có đau buồn quyền - nhưng ông quyết định không sử dụng nó.
Trong suốt quá trình làm chương trình tài liệu cho phát thanh, có một áp lực khủng khiếp từ dư luận lên án cha tôi, Tom Norton, và CIA. Nhưng tôi không chắc sự lên án đó có ảnh hưởng đến cái mà chúng tôi mong muốn. Nó có vẻ làm thoả mãn khao khát của chúng tôi về sự chính trực, thay vì mang lại sự thay đổi. Nếu như chúng tôi từ chối việc xác nhận với các nhân vật trong lịch sử, chúng tôi sẽ không bao giờ thu được những bài học.
"Không ai là chính nghĩa hoàn toàn," Xing Yang nói với chúng tôi trước khi chúng tôi rời đi. "Và Thượng Đế cũng hiểu những gì chúng ta đang nghĩ."
Tôi bắt đầu cuộc tìm kiếm để hiểu được những gì cha tôi đã làm ở Lào, nhưng câu trả lời tôi tìm được không thực sự thỏa mãn, vẫn còn bí mật bị che giấu.
Khi chương trình tài liệu kết thúc, người nghe sẽ chỉ hiểu được một nửa sự thật và có những mập mờ về sự trung thực. Nhưng đây chính xác là những điều từ người con trai của một nhân viên hoạt động tình báo.
Khi mọi thứ được nói và làm, lời quở trách duy nhất mà tôi dành cho cha đó là ông không bao giờ nói về cuộc sống của mình với tôi.
"Liệu người ta vẫn có thể có một mối quan hệ thực sự với một ai đó khi ai đó khi người này lừa dối người kia không?"
Tôi đã hỏi Tom Norton tại nhà ông ở Nam Carolina.
"Có chứ, con người thì luôn như vậy mà" Tom nói. "Chỉ có cái tên là khác nhau mà thôi."
Peter Lang-Stanton
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.