Chúng ta đều đã quá quen với câu chuyện một thiên thạch rơi xuống Trái Đất và hủy diệt hết tất cả sự sống.
Những động vật duy nhất có thể trụ được sẽ là loài có nhiều lông, có thân hình nhỏ nhắn và có lẽ là sống dưới lòng đất. Cũng giống như loài khủng long 65 triệu năm về trước, hầu hết con người sẽ không có cơ hội sống sót.
Vậy thì nguyên nhân gì khiến Nasa muốn bắt lấy một trong những thiên thạch khổng lồ này và ném nó về phái Trái Đất? Họ đang nghĩ gì vậy?
"Mục tiêu hiện nay là 2008 EZ5," Humberto Campins, một nhà khoa học chuyên nghiên cứu các hành tinh và là cố vấn cho dự án này, nói qua điện thoại. "Đó là một cái tên rất mang tính diễn đạt cao và rất văn vẻ," ông đùa.
Thiên thạch mà ông đang nói tới lớn đến nỗi nó sẽ khiến khủng long bạo chúa cũng phải rùng mình. Nó được khám phá vào năm 2008 và có kích thước từ 230 đến 710 mét. Nếu va chạm với Trái Đất, nó sẽ gây ra vụ nổ có sức công phá lớn hơn hàng triệu lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima.
Thế nhưng bạn chưa cần vội chạy lên núi lánh nạn.
Nasa không muốn di chuyển toàn bộ thiên thạch này và cũng không có ý định dùng nó để huỷ diệt Trái Đất.
Thay vào đó, kế hoạch của họ là gắp một khối đá nặng 20 tấn từ bề mặt của nó và đẩy nó vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng.
Thay vào đó, kế hoạch của họ là gắp một khối đá nặng 20 tấn từ bề mặt của nó và đẩy nó vào quỹ đạo quanh Mặt Trăng.
Các vụ thiên thạch lao vào Trái Đất trước đây được cho là nguyên nhân khiến khủng long bị tuyệt diệt
Để tiện so sánh, ta có thể lấy số liệu là với 6 sứ vụ, vốn được tiến hành từ giữa thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970, các du hành gia tàu Apollo đã mang 382kg đá Mặt Trăng - nặng ngang với một con gấu nâu to - về Trái Đất.
Sứ vụ mới đang được nhắc tới sẽ giúp đưa về một khối đá nặng gấp 50 lần - với trọng lượng ngang hai con khủng long bạo chúa, chỉ trong một chuyến đi.
Thế nhưng chỉ cần nhìn vào một thiên thạch di chuyển ở tốc độ 90 nghìn km/h và thường có khoảng cách tầm 292 triệu dặm, có lẽ cũng dễ nhận ra rằng đây không phải là một dự án dễ dàng.
Vậy làm sao và vì sao họ muốn thực hiện dự án này?
Các thiên thạch được cho là những gì còn lại từ quá trình hình thành Hệ Mặt Trời của chúng ta; một số thiên thạch đã va chạm với nhau để tạo thành các hành tinh, còn một số khác tiếp tục bay quanh Mặt Trời trong 5 tỷ năm qua.
Có nhiều thiên thạch có quỹ đạo bay khá gần với Trái Đất. Thế nhưng chưa có ai thiệt mạng do các vụ rơi thiên thạch trong hàng nghìn năm qua, và cũng không có thiên thạch nào sẽ lao vào Trái Đất trong hàng trăm năm tới.
Tuy nhiên, lịch sử cổ đại của Trung cộng đã từng ghi lại những cái chết do các vụ rơi thiên thạch.
Gần đây nhất là vụ xảy ra vào năm 1908, khi một thiên thạch rơi xuống vùng Siberia hoang vắng của Nga và san bằng một vùng rộng ngang với Luxembourg.
"Chúng đã từng lao vào Trái Đất trước đây và chúng sẽ tiếp tục lao vào chúng ta trừ khi chúng ta có thể ngăn cản điều này," Campins nói.
Giá trị
Mặc dù vậy, khoảng cách gần cũng mang lại một số lợi ích.
Hồi năm ngoái, các nhà khoa học đã quan sát một thiên thạch chứa một lượng platinum có giá trị tương đương 5 nghìn tỷ đôla bay lướt qua Trái Đất ở khoảng cách 1,5 triệu dặm, tức khoảng lớn hơn 6 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng.
Ngày càng có nhiều công ty khai khoáng muốn khai thác các thiên thạch giàu khoáng sản như vậy và trong trường hợp của Nasa, thứ quý giá nhất có thể được tìm thấy đó là nước.
Dù một số thiên thạch chủ yếu chứa kim loại bên trong, một số khác, như thiên thạch loại C, chủ yếu chứa carbon hoà lẫn với nước.
"Nếu chúng ta muốn khám phá xa hơn trong Hệ Mặt Trời, các nhà du hành vũ trụ tương lai có thể dùng thiên thạch để làm những trạm nạp nước và oxy," Paul Chodas, người quản lý tại trung tâm Near Earth Object thuộc Jet Propulsion Laboratory, nói.
Thế nhưng một vấn đề khác đó là hiện nay, hầu hết các thiên thạch là điều bí ẩn. Chúng ta không biết chúng trông thế nào chứ đừng nói là có thành phần cấu tạo ra sao.
"Khi phát hiện ra các thiên thạch từ kính thiên văn, chúng ta chỉ thấy những điểm sáng chứ không phải nhìn thấy những khối đá, vì chúng ở quá xa," Ed Cloutis, một chuyên gia về thiên thạch tại Đại học Winnipeg, nói.
Các nhà khoa học phải phán đoán bằng cách nhìn vào ánh sáng Mặt Trời mà nó phản chiếu.
Ông nói thao tác này giống như việc một tay cầm kim loại, một tay cầm hòn than - rất dễ để đoán cục nào là kim loại chỉ bằng mắt thường. Thế nhưng nếu muốn biết bên trong cục than đó chứa gì, bạn cần mang nó đến phòng thí nghiệm.
"Chúng ta có thể phỏng đoán rằng chúng là một hỗn hợp giữa bụi và đá nhưng không biết chính xác tỷ lệ cụ thể là bao nhiêu," Campins nói.
Ngay cả khi các thiên thạch chứa đầy nước thì chúng ta cũng có một trở ngại khác.
Mặc dù có rất nhiều phi hành gia vũ trụ đang đóng trên ISS (International Space Station) kể từ năm 2000, nhưng kể từ lần con người đặt chân lên Mặt Trăng vào năm 1972 đến nay, vẫn chưa có ai thực sự du hành sâu vào vũ trụ.
Tìm kiếm công nghệ mới
Hiện nay, các phi hành gia đang phải sống nhờ vào các nhu yếu phẩm từ Trái Đất. Nếu Nasa muốn đưa con người lên Sao Hoả vào giữa thập niên 2030, họ sẽ cần những công nghệ hoàn toàn mới.
Đây là lý do vì sao dự án Asteroid Redirect Mission của Nasa ra đời.
Bằng việc bắt lấy một khối đá từ vũ trụ và đưa nó về gần Trái Đất, dự án này muốn giải quyết ba vấn đề cùng một lúc.
Giai đoạn đầu của nhiệm vụ sẽ bao gồm việc gửi một tàu vũ trụ không người lái về phía thiên thạch. Tàu vũ trụ này được trang bị ba chân để hạ cánh xuống gần khối đá và sử dụng các cánh tay robot để gắp nó. Theo Chodas, đây là quy trình khá dễ, vì lực hút trên một thiên thạch là khá thấp, vì vậy, việc hạ cánh sẽ khá êm ái.
Sau khi đã chọn được một khối đá, nhiệm vụ chính lúc này sẽ là thử 'máy kéo dùng lực hấp dẫn' - một kỹ thuật sử dụng trọng lượng của tàu vũ trụ để kéo một thiên thạch về phía nó một cách nhẹ nhàng.
Dù sức hút của tàu vũ trụ khá nhỏ, nếu quy trình này được thực hiện đủ lâu, nó sẽ tạo ra một tác động đủ lớn để khiến quỹ đạo bay của thiên thạch bị đổi hướng. "Nó sẽ bay theo hướng ít nguy hiểm hơn cho Trái Đất," Campins nói.
Sau đó tàu vũ trụ sẽ cất cánh bằng một động tác nhảy (bằng việc đột ngột duỗi thẳng chân tàu) để tránh làm bụi tung mù mịt và sau đó mở hệ thống phản lực sau khi đã tạo một khoảng cách đủ xa. "Nếu điều này diễn ra quá sớm, camera trên tàu vũ trụ có thể bị bụi che phủ," Campins nói.
Sau đó tàu sẽ phải đi khoảng 50 triệu dặm để đến Mặt Trăng. Đây là lúc mà công nghệ mới nhất của Nasa phát huy tác dụng. Công nghệ này sẽ sử dụng năng lượng mặt trời để thúc đẩy chất xenon - một loại khí được sử dụng trong các màn hình plasma hoặc đèn flash của camera, vốn được thải ra từ động cơ của tàu vũ trụ để tạo lực đẩy.
"Nên nhớ rằng chỉ cần một lực đẩy nhẹ cũng đủ để đưa bạn đi vì bạn đang ở trong vũ trụ, không có trọng lực," Campins nói.
Nhiệm vụ này là cơ hội hoàn hảo để thử nghiệm công nghệ mà Nasa hy vọng sẽ ngày nào đó giúp đưa phi hành gia vũ trụ lên Sao Hoả. "Nó chưa bao giờ được sử dụng ở quy mô như hiện nay," Chodas nói.
Zaria Gorvett
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.