Monday, December 4, 2017

Người bị xâm hại tình dục ở VN 'ngại tố cáo'

https://baomai.blogspot.com/

'Thủ tục tố tụng kéo dài, bí mật riêng tư không được đảm bảo, cộng nguy cơ bị trả thù khiến nạn nhân không muốn báo cáo," bà Nguyễn Thị Kim Thoa, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự,

Hành chính, Bộ Tư pháp Việt Nam cho biết tại buổi công bố nghiên cứu của Liên Hợp Quốc về xâm hại tình dục ngày 29/11 tại Bangkok.

https://baomai.blogspot.com/
Các định kiến của xã hội và của chính cán bộ tư pháp khiến nạn nhân không muốn tố cáo.

Bà Thoa cũng cho biết thêm công an Việt Nam phần đông là nam giới khiến nạn nhân nữ cảm thấy ngại ngần khi phải tường thuật lại vụ cưỡng bức.

Báo cáo 109 trang, "Xử án hiếp dâm: Tìm hiểu đáp ứng của hệ thống tư pháp hình sự đối với bạo lực tình dục ở Thái Lan và Việt Nam" được công bố bởi Quỹ Phát triển Phụ nữ LHQ, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Văn phòng LHQ về Phòng chống Ma túy và Tội phạm (UNODC).

Nghiên cứu tập trung vào trường hợp nạn nhân của các vụ bạo lực tình dục không viện đến hệ thống tư pháp để giải quyết vấn đề. Theo đó, hầu hết các nạn nhân bị hãm hiếp ở Thái Lan và Việt Nam đều phải đối mặt với những rào cản pháp lý‎ nhiêu khê, phức tạp, cộng với thái độ và hành vi phân biệt đối xử của chính các cán bộ thực thi pháp luật và của cộng đồng khiến họ không muốn tố cáo vụ việc tới cơ quan tư pháp, hoặc bỏ cuộc giữa chừng.

Công an viên là nam 'thường không nhạy cảm với những chấn thương tâm l‎ý mà nạn nhân bạo lực tình dục đang phải chịu đựng', báo cáo chỉ rõ.

Hơn thế nữa, nạn nhân thường phải kể đi kể lại nhiều lần với nhiều người thực thi công vụ. Một nạn nhân cho biết đã phải tới sở cảnh sát hơn 10 lần để báo cáo, sau đó phải nhờ tới trợ giúp của một tổ chức phi chính phủ thì vụ việc của cô mới được giải quyết.

Nghiên cứu phân tích các hệ thống tư pháp hình sự ở hai nước phản ứng như thế nào với trường hợp phụ nữ là nạn nhân của các vụ hãm hiếp và bạo lực tình dục .

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 290 hồ sơ vụ án của cảnh sát hoặc toà án và phỏng vấn 213 người bao gồm các quan chức chính phủ, nhân viên tư pháp, các nhà hoạt động xã hội dân sự và các nhà cung cấp dịch vụ cho nạn nhân sống sót.

Tại Việt Nam, nghiên cứu được tiến hành tại Hà Nội và Đắc Lắk.

https://baomai.blogspot.com/
Luật về bảo vệ nạn nhân tình dục 'tiến triển tốt'

Định kiến

Nghiên cứu cũng chỉ ra những định kiến đã ăn vào gốc rễ cả người Việt và người Thái, chẳng hạn như không có chuyện chồng cưỡng bức vợ. Ngay cả cán bộ thực thi pháp luật cũng giữ những định kiến như vậy.

Tại Việt Nam, chưa có trường hợp 'chồng cưỡng bức vợ' nào được báo cáo. Có một 'niềm tin' phổ biến là: đã là vợ thì luôn luôn phải 'chiều' chồng chừng nào cuộc hôn nhân còn tồn tại.

Một học giả nữ cho hay, "công an và hội phụ nữ không tin cưỡng hiếp có thể xảy ra giữa vợ chồng. Do đó họ thường tìm cách giải quyết vấn đề thông qua hòa giải."

Hay, nạn nhân của các vụ cưỡng bức thường phải tỏ ra sợ hãi, đau khổ. Nếu họ tỉnh táo và bình tĩnh, chức tỏ họ không phải là 'nạn nhân'. Cưỡng bức một cô gái còn trinh tiết thì nặng tội hơn cưỡng bức một phụ nữ có chồng. Thậm chỉ đổ lỗi cho người bị hãm hiếp rằng họ đã ăn mặc 'khiêu khích' nên 'đáng bị hãm hiếp'.

Nghiên cứu cũng chỉ ra sai lầm khi cho rằng kẻ hãm hiếp thường là người xa lạ với nạn nhân. Trên thực tế, nạn nhân thường quen biết kẻ hãm hiếp.

https://baomai.blogspot.com/
Chưa có trường hợp 'chồng cưỡng bức vợ' nào được báo cáo tại Việt Nam.

Bà Claudia Baroni, cán bộ PUNODC, cho rằng: "Các quyết định của cảnh sát và nhân viên tư pháp nên dựa trên các bằng chứng được trình bày chứ không nên dựa vào thành kiến đối với phụ nữ, như niềm tin rằng một số phụ nữ có thể xứng đáng bị hãm hiếp, hoặc là do lỗi của họ."

Sửa luật

Theo bà Thoa, dựa trên báo cáo này, chính phủ Việt Nam đã sửa đổi Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng tiến bộ hơn. Theo đó, nạn nhân xâm hại tình dục sẽ được hỗ trợ pháp l‎ý miễn phí.

"Trong Bộ luật tố tụng hình sự, đã có chương riêng cho nạn nhân bạo lực tình dục, tập trung vào bảo vệ bí mật riêng tư của họ để trong quá trình tố tụng. Có cả quy định để bảo vệ cả người tố giác, người làm chứng và người nhà của nan nhân," bà Thoa cho biết.

https://baomai.blogspot.com/
Sẽ có phòng xử kín cho nạn nhân xâm hại tình dục

"Sẽ có phòng xét xử kín và bằng chứng chỉ cần ghi âm lấy một lần, để tránh nạn nhân phải trình bày nhiều lần cho nhiều cán bộ. Việc xây thêm nhà tạm lánh, hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân bị hiếp dâm cộng với các dịch vụ pháp lý cần được ưu tiên,' Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự, Hành chính, Bộ Tư pháp, nói.

Ngoài ra, sẽ có thêm các cán bộ công an, tư pháp là nữ được đào tạo chuyên sâu vì 'phụ nữ hiểu nhau hơn'.

Nếu trước đây nạn nhân các vụ hiếp dâm không biết phải bắt đầu từ đâu khi đi tố cáo thì trong năm 2017, Bộ Tư pháp xây dựng cuốn sổ tay hướng dẫn kỹ năng áp dụng các quy định của bộ luật hình sự và bộ luật tố tụng hình sự trong các việc giải quyết bạo lực tình dục với phụ nữ.
Theo đó hướng dẫn chi tiết 'từng bước' cho nạn nhân bị xâm hại tình dục cần phải đi đâu, báo cáo với ai.

Đồng thời hướng dẫn cho cán bộ phụ trách pháp l‎ý các bước cần thực hiện. "Có tính đến vấn đề nhạy cảm giới, sao cho quy trình tiếp cận công lý‎ của phụ nữ được nhanh chóng, thuận tiện hơn, được tôn trọng hơn," bà Thoa nói.

Còn theo bà Lê Thị Vân Anh, Trưởng phòng Pháp luật Hình sự, Vụ Pháp luật Hình sự, Hành chính, Bộ Tư pháp, từ kết quả nghiên cứu này, khái niệm hiếp dâm được mở rộng trong Bộ Luật Hình sự mới của Việt Nam.

'Đưa những dụng cụ, công cụ vào cơ thể người phụ nữ cũng có thể bị cấu thành tội hiếp dâm,' bà Vân Anh cho biết.

https://baomai.blogspot.com/

Dùng không khí để giải quyết cuộc khủng hoảng nước...
Vì sao Tổng thống Ba Lan thăm Việt Nam?
Quyền dân sự, chính trị 'xuống cấp' ở VN
Trump nói: thanh danh FBI nằm trong ‘mớ giẻ rách’
Di sản trang phục áo Yếm của Việt Nam
Con khỉ “Bùi Hiền" và chữ Việt
Các nhà thiết kế Ấn Độ quyết tâm tạo ra sự khác bi...
Vận mệnh Thế Giới trong tay Trung cộng ?
Mắc bẫy định hướng dư luận của Cộng sản
Đưa tin sai về TT Trump, nhà báo Brian Ross bị đìn...
FBI điều tra một gián điệp Tàu
CSVN đánh chìm tàu Chi Mai để cướp của
Thế giới hiện đại gây ảnh hưởng não người ra sao?
Ảnh Sài Gòn xưa được tái hiện một cách chân thật
Kiểm soát mạng: VN có thể học gì từ TC?
10 món ăn đặc sản Cần Thơ
Chết vì ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam tăng gần gấp ...
Slobodan Praljak uống thuộc độc tự vẫn trước tòa q...
Hành trình gian khổ đến 'Lưỡi Quỷ' chỉ để chụp hìn...
Cộng sản, Bạch vệ và kho báu Sa Hoàng

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.