Nước: ở thế kỷ 21, đây là vấn đề gây ra hết thử thách này đến thử thách khác. Nước ngày càng khan hiếm, tình hình càng nguy hiểm hơn khi mực nước biển dâng cao và nó ngày càng có những tác động lớn hơn, làm thay đổi lực lượng lao động.
Nhưng một trong những vai trò quan trọng nhất của nước thường bị bỏ sót: Nó là mấu chốt tương đối của hòa bình thế giới. Nếu không phân biệt rõ ràng nó thuộc về ai và làm thế nào để chia sẻ nó thì thế giới sẽ rơi vào hỗn loạn.
Đầu năm nay, trong khuôn khổ của chuỗi bài "Những Thách thức Lớn", chúng tôi đã liên lạc với một nhóm các chuyên gia về nước để mô tả những vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt khi xét đến mặt hàng quý giá này. Những gì họ nói khá rõ ràng: "chính trị-nguồn nước" - những vấn đề chính trị xung quanh tính khả dụng và khả năng tiếp cận với nước - sẽ định hình thế kỷ 21.
Lấy ví dụ: Sông Nile chảy qua vô số quốc gia, bắt đầu từ Ethiopia và kết thúc ở Ai Cập.
Điều đó mang đến cho Ethiopia một ưu thế về mặt địa chính trị, vì nếu căng thẳng bùng nổ, trên lý thuyết nước này có thể cắt đứt hoặc hạn chế nguồn cấp nước khổng lồ cho Ai Cập.
Trong một thế giới bấp bênh cùng với khí hậu luôn thay đổi, để ngăn ngừa xung đột lan rộng ta không thể thiếu nước. Nhưng làm sao chúng ta có thể bảo đảm mọi người đều được chia bằng nhau?
Trong khuôn khổ của loạt bài tiếp theo Những Thách thức Lớn, chúng tôi đã liên hệ lại với nhóm chuyên gia và yêu cầu họ đề cử các giải pháp cho những thách thức thế giới đang phải đối mặt.
Một trong những chuyên gia này là Zenia Tata, giám đốc điều hành về phát triển toàn cầu và khuếch trương quốc tế tại tổ chức phi lợi nhuận XPrize. Giải pháp của Tata?
Dùng công nghệ thông minh để giúp cho ngày càng có nhiều người có thể tự khai thác nước.
Việc tạo ra những hệ thống phân quyền, theo yêu cầu và ở cấp cộng đồng là một cuộc cách mạng hiển nhiên - mang lại cho mọi người những nhu cầu cơ bản, bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào họ muốn", Tata nói.
Với mục đích đó, tổ chức của bà, XPrize, đã tạo ra dự án Nước Dồi Dào nhằm giúp nhiều người có thể tiếp cận với nước hơn.
Trong một cuộc thi với trị giá giải thưởng lên đến 1,75 triệu đô la (vào khoảng 1.29 triệu bảng Anh), tổ chức phi lợi nhuận này yêu cầu các đội kỹ sư từ khắp nơi trên thế giới chế tạo một thiết bị chiết xuất tối thiểu 2.000 lít nước mỗi ngày từ khí quyển sử dụng 100% năng lượng tái tạo với chi phí không quá hai xu cho mỗi lít.
Nước có ở khắp nơi trong không khí
Như tổ chức này diễn đạt: "thu hoạch nước ngọt từ không khí". Nếu các đội tranh giải của XPrize có thể làm ra một thiết bị như vậy, nó sẽ được công bố vào tháng 8 tới.
Nghe có vẻ khó khăn nhưng các nhà nghiên cứu đã làm rất tốt trên con đường đạt đến mục tiêu này. Một đội đã khảo sát công nghệ khai thác nước như vậy đang được dẫn dắt bởi Omar Yaghi thuộc Đại học California, Berkeley.
Sử dụng vật liệu được gọi là khuôn kim loại hữu cơ - một loại bột "thu hoạch" nước ngọt từ không khí, họ cho thấy chỉ 1kg bột có thể thu được gần 3 lít nước trong 12 giờ.
Ở những vùng ẩm ướt của thế giới, công nghệ này có thể cung cấp nguồn nước hoàn toàn mới cho người dân, không cần phải dựa vào những nhà chức trách trung ương.
Kể từ bình minh của nhân loại, người ta đã có thể lập luận rằng nước ngọt là điều cơ bản và quan trọng nhất để tồn tại. Nhưng khi chúng ta tiến sâu vào thế kỷ 21, nước bây giờ thậm chí còn quan trọng hơn. Tính khả dụng (liệu có đủ dùng?) và khả năng tiếp cận (liệu tất cả mọi người đều có thể tiếp cận?) sẽ là những vấn đề chính mà con người phải vật lộn để tìm ra đáp án.
May mắn thay, không thiếu ý tưởng để giải quyết vấn đề này...
Bryan Lufkin
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.