Sunday, December 3, 2017

Các nhà thiết kế Ấn Độ quyết tâm tạo ra sự khác biệt

https://baomai.blogspot.com/
Một số nhà thiết kế ở Ấn Độ đang làm việc để kết hợp tính bền vững và thực tiễn làm việc có đạo lý với thời trang cao cấp.

Làm thế nào để công nghiệp bán lẻ có thể công bằng hơn với những người làm việc ở đó? Phyllida Jay đã gặp một số nghệ nhân và nhà thiết kế mà họ đang làm thay đổi xã hội.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của Mahatma Gandhi đã làm việc mặc vải khadi (quay dệt bằng tay) ở trung tâm Ấn Độ giành lại bản sắc dân tộc và biểu tượng sống động của cả một triết lý xã hội.

https://baomai.blogspot.com/

Hiện nay ở Ấn Độ, một số doanh nhân, nhà bán lẻ và nhà thiết kế đang sử dụng thời trang và quần áo mặc như một phương tiện để họ hy vọng thay đổi xã hội.

Thị trường của Ấn Độ dùng hàng mốt phóng đãng phát triển hết sức nhanh. Nhưng báo cáo năm 2016 của Goldman Sachs cho thấy sự vô cùng chênh lệch là đặc trưng của sự phát triển của Ấn Độ, chỉ một số ít trong số 1,2 tỉ người là được hưởng lợi trực tiếp từ tăng trưởng kinh tế.

https://baomai.blogspot.com/

Một số nhà bán lẻ, nhà thiết kế, các tổ chức từ thiện và các công ty đang nỗ lực để đưa những lợi ích và sức mạnh đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế trở lại vào tay những người thợ thủ công.

Phát triển đang tới

https://baomai.blogspot.com/

Mudassir Ansari là một thợ dệt 20 tuổi ở Maheshwar, Madhya Pradesh. Anh vừa hoàn thành khóa học 4 tháng ở Trường Dệt Tay, một sáng kiến tiên phong của WomenWeave, một tổ chức phi chính phủ do Sally Holkar thành lập vào năm 2002.

Kỹ năng dệt tay ở Ấn Độ được gìn giữ, nhưng không may ngành này ngày càng ít được quý trọng, và nó đưa người thợ thủ công vào tình trạng thu nhập thấp, thất học, với điều kiện làm việc khổ cực.

https://baomai.blogspot.com/

Ngày nay, hơn 4 triệu người đang làm việc trong ngành dệt cửi Ấn Độ, nhưng có rất ít cơ sở giáo dục để hướng dẫn và đào tạo những thợ dệt truyền thống về những điều cần thiết ngày nay cho việc kinh doanh. Trường Dệt Tay được thành lập để thợ dệt trẻ nâng cao tay nghề và quý trọng di sản này, đồng thời có thêm kiến thức mở rộng và tiếp xúc với thị trường hàng dệt. Chương trình giảng dạy của nó bao gồm thiết kế, ngôn ngữ, công nghệ, kinh doanh và tính bền vững.

Nét đặc biệt của Trường Dệt Tay theo tư tưởng Gandhi nhưng chắc chắn tập trung vào thời trang cao cấp, Ansari nói. "Cơ hội này nằm ở việc phát triển các thiết kế đáp ứng thị trường và tìm kiếm khách hàng mới hạng sang. Chỉ có như vậy mới có thể làm cho công việc dệt phù hợp với nhà dệt quy mô nhỏ."

Giống như mọi người trẻ tuổi, Ansari hy vọng có thể xây dựng một nghề cần nhiều kỹ năng và có cuộc sống khá giả. Anh ta đam mê nghề dệt và không muốn làm nghề gì khác.

https://baomai.blogspot.com/

Khóa học của Ansari tại Trường có một chuyến đi thực tập ngắn tại Delhi ở một trong chuỗi cửa hàng bán lẻ Good Earth, là tiêu chuẩn về sự sang trọng hiện đại của hàng thủ công. Đây là lần đầu tiên anh đến thủ đô. "Có được kinh nghiệm trực tiếp về kinh doanh may mặc, điều cần cho thợ dệt, làm anh mở mang tầm nhìn," Anh nói và thêm rằng điều này giúp anh phát triển hiểu biết về đơn đặt hàng và tăng thu nhập lên gấp đôi.

https://baomai.blogspot.com/

Nhà thiết kế Gaurav Jai Gupta, 35 tuổi ở Delhi, đã làm việc chặt chẽ với Trường Dệt Tay. Anh tin rằng thiết kế hiện đại là điểm then chốt để củng cố tương lai cho di sản phong phú của Ấn Độ về hàng dệt. Anh nổi tiếng về việc cải tiến khung cửi. "Tôi thích những sự kết hợp, như len merino với hàng inox. Mùa trước chúng tôi cũng đã làm váy quấn saris kim loại."

https://baomai.blogspot.com/
Trường Dệt Tay (dệt vải có hình) giúp các thợ dệt trẻ có tay nghề cao đồng thời có được sự giáo dục mở rộng.

Rahul Mishra cũng dùng triết lý Gandhi để thiết kế thời trang cao cấp. Nhà thiết kế 37 tuổi này sử dụng hình thêu phức tạp trong các mẫu vải khảm đá theo kiểu kiến trúc và vải đệm Hồi giáo.

"Tôi không đồng ý với cách thêu hiện nay ở Ấn Độ" anh nói. "Hầu hết các thợ thêu là các đàn ông Hồi giáo, chủ yếu từ các vùng Uttar Pradesh, Bihar và Tây Bengal. Họ bị ép phải bỏ làng ấp để di cư đến thành phố lớn và ở những khu ổ chuột tồi tệ.

"Chúng tôi đã xem xét ý tưởng di cư đảo chiều. Bây giờ chúng tôi có hơn 80% việc thêu tay ở các trung tâm ở làng nhỏ mà chúng tôi đã tạo ra bằng việc di chuyển ngược chiều những người dân sống ở khu ổ chuột. Người thợ thêu nay được đoàn tụ với gia đình và có điều kiện làm việc tốt."

https://baomai.blogspot.com/

Với nghề thủ công lớn thứ hai ở Ấn Độ sau nông nghiệp, sinh kế của thợ dệt và công nhân thủ công ở Ấn Độ vẫn là một vấn đề chính, thường nó chiếm ưu thế trong các chương trình nghị sự về thời trang bền vững và đạo lý.

Một trong những doanh nghiệp thành công nhất lấy nghề thủ công như là lực lượng thúc đẩy cốt lõi là hãng Fabindia bán lẻ khổng lồ, được người tiêu dùng giàu có ưa thích. Được thành lập vào những năm 1960 theo nguyên tắc Gandhi, nó đã mở rộng từ một cửa hàng trong những năm 1970, nay lên tới hơn 250 cửa hàng. 

Fabindia làm việc với 55.000 thợ thủ công Ấn Độ, sử dụng các kỹ năng dệt tay, nhuộm và thêu. Nó kết nối các nhà sản xuất nông thôn với thị trường đô thị hiện đại, thúc đẩy công việc làm bền vững cho lao động lành nghề ở nông thôn, và bảo tồn thiết kế truyền thống. Công ty cũng điều hành một trường tư thục ở Bali, Rajasthan với hơn 50% phụ nữ tham gia.

Thay đổi sang hữu cơ

https://baomai.blogspot.com/
Manni Chinnaswamy thành lập hãng Appachi cotton vào năm 1996, chuyển đổi một doanh nghiệp gia đình làm vải bông 60 năm tuổi thành nơi hoạt động hoàn toàn hữu cơ.

Fabindia cũng là một trong nhiều công ty Ấn Độ bắt đầu theo xu hướng sử dụng các sản phẩm hữu cơ. Quá trình sản xuất hữu cơ bông tự nhiên không hóa chất được cho là làm giảm ô nhiễm đất và nước, đồng thời thúc đẩy đa dạng sinh học và các phương thức canh tác bền vững hơn.

Kỹ sư phát triển phần mềm Manisha Roy ở Bangalore, 27 tuổi, đã sử dụng một váy quấn sari hữu cơ của hãng Ethicus ít nhất mỗi tuần một lần để làm việc. "Tôi thích vì nó được dệt bằng tay và vì nó nó là hữu cơ," cô nói. "Tôi muốn đóng góp cho nông dân cũng như thợ dệt và dĩ nhiên cho môi trường."

https://baomai.blogspot.com/

Manni Chinnaswamy thành lập hãng Appachi cotton vào năm 1996 khi ông quyết định chuyển đổi doanh nghiệp sản xuất bông gia đình 60 năm tuổi thành một nơi hoạt động hữu cơ hoàn toàn, làm việc với nông dân ở rìa rừng quốc gia ở khu vực Kabini của Karnataka. Cửa hàng bán lẻ Ethicus của Appachi bán khoảng 6000 bộ sari mỗi năm cho một độ tuổi từ 20 đến 70. Tháng 8/2017, Ethicus trình diễn tại 'Ngày Dệt May Bền Vững' của 'Tuần Thời Trang Lakme' ở Mumbai. Các người mẫu mặc các bộ váy sari của Ethicus, đi xoải bước trong đống vải cô tông thô, hợp với phương châm của Appachi "từ nông trại đến thời trang."

Vải bông hữu cơ được bán chạy nhất ở hàng quần áo trẻ sơ sinh, như được thấy ở cửa hàng bán trên mạng First Cry và hàng vải bông hữu cơ thuộc hãng bán lẻ khổng lồ Mahindra. Đây là những cách thức mới của việc xây dựng các phương pháp truyền thống bọc trẻ sơ sinh bằng vải khadi quay dệt bằng tay, và ý tưởng rằng vải phải 'tinh khiết' là yếu tố cơ bản.

Nhưng không phải tất cả mọi người ở Ấn Độ đều nhiệt tình theo xu hướng này. Hãng Arvind Agriculture là một trong những nhà sản xuất bông hữu cơ được công nhận lớn nhất ở Ấn Độ, bao gồm hơn 40.000 mẫu đất nông nghiệp và 6.000 nông dân.

https://baomai.blogspot.com/

Ông Abhishek Bansal, giám đốc phát triển bền vững của Arvind nói: "Chỉ có 5% sản phẩm được làm từ bông bền vững này được bán ở trong nước." Tương tự, mặc dù hãng Fabindia có một loạt thực phẩm hữu cơ thành công, Prableen Sabhaney người đứng đầu truyền thông của hãng nói rằng quần áo cotton hữu cơ "chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong hàng cho của trẻ em."

Đừng lãng phí thì sẽ thừa thãi

Một vấn đề cấp bách nữa ở Ấn Độ là sự lãng phí.

Hãng Urmi Weave ở Coimbatoire tạo ra những túi lớn và túi xà cột bằng nhựa tái chế từ chất thải gia dụng (mà ta chúng làm ghẹt đường phố và sông ở Ấn Độ). Hãng này đang xây dựng mối quan hệ với các nhà sưu tập phế liệu địa phương để biến rác thải thành hàng giá trị bằng cách làm tan chất thải nhựa thành vật liệu dệt được, sử dụng những mẫu hàng có tên như Shiva Eye và Flower Bud thường dùng để làm túi Koodai địa phương.

https://baomai.blogspot.com/

Người sáng lập Kavitha Chandran kết nối sự bền vững với tác động xã hội, tạo việc làm cho phụ nữ dệt may ở địa phương. Sự hợp tác với các hãng Behno và Manish Arora đã tạo ra những chiếc túi trong các cửa hiệu ở New York và ở Tuần Lễ Thời Trang Paris.

https://baomai.blogspot.com/

Mặc dù các nhà thiết kế cao cấp chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường thời trang lớn lao ở Ấn Độ, bằng cách đưa rác thải vào hàng thời trang và xa xỉ đầy khao khát họ có thể dần dần thay đổi nhận thức. Chương trình truyền thông AM.IT của nhà thiết kế mốt cao cấp Amit Agarwal tái hiện các chất thải, dù đó là kim loại, chất dẻo hay váy saris cũ, đều là những thứ thanh tú nhất với nhà thiết kế. "Tôi thích tìm tòi mọi thứ và tôi thấy niềm vui to lớn trong việc tìm thấy cái đẹp ở những thứ mà không ai khác quý trọng" Agarwal nói. "Tôi thích làm việc chăm chỉ để đạt được điều gì đó, có lẽ đó là lối suy nghĩ của tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ!"




Phyllida Jay

https://baomai.blogspot.com/

Vận mệnh Thế Giới trong tay Trung cộng ?
Mắc bẫy định hướng dư luận của Cộng sản
Đưa tin sai về TT Trump, nhà báo Brian Ross bị đìn...
FBI điều tra một gián điệp Tàu
CSVN đánh chìm tàu Chi Mai để cướp của
Thế giới hiện đại gây ảnh hưởng não người ra sao?
Ảnh Sài Gòn xưa được tái hiện một cách chân thật
Kiểm soát mạng: VN có thể học gì từ TC?
10 món ăn đặc sản Cần Thơ
Chết vì ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam tăng gần gấp ...
Slobodan Praljak uống thuộc độc tự vẫn trước tòa q...
Hành trình gian khổ đến 'Lưỡi Quỷ' chỉ để chụp hìn...
Cộng sản, Bạch vệ và kho báu Sa Hoàng
Có mắt như mù !
Những điều cần biết về văn hóa đưa tiền boa
Diễn đàn Internet Việt Nam bàn về những gì?
Ra nước ngoài sống giàu lên hay nghèo đi ?
Tâm sự của một BS Miền Bắc
TC lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam
Ngọn đồi Thánh giá và biểu tượng niềm tin

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.